Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Dinh dưỡng thông thái cho trẻ

Khi trẻ vừa có lịch học khá dày ở trường lại vừa tham gia tập luyện thể thao, chế độ dinh dưỡng như thế nào sẽ phù hợp?
Khi trẻ vừa có lịch học khá dày ở trường lại vừa tham gia tập luyện thể thao, chế độ dinh dưỡng">dinh dưỡng như thế nào sẽ phù hợp? Để xây dựng một nền tảng vững vàng, giúp con đủ năng lượng tham gia các hoạt động phát triển hoàn thiện cả thể chất lẫn tinh thần để từ đó con đạt được thành công trong trương lai, thì dinh dưỡng">dinh dưỡng sẽ là bài toán mà “mẹ thông thái” cần đi tìm lời giải.

Kết quả khảo sát mới đây do Trung tâm Doping và Y học thể thao Việt Nam (Tổng cục Thể dục thể thao) thực hiện với 1.063 bà mẹ có con từ 6 - 12 tuổi trên diễn đàn Webtretho cho thấy, có đến 51.9% bà mẹ đồng ý thể thao chính là yếu tố “rất quan trọng” trong việc giúp trẻ phát triển hoàn thiện cả thể chất lẫn tinh thần, hướng đến thành công.

Hiểu rất rõ về tầm quan trọng của thể thao trong việc đưa trẻ đến thành công (giúp trẻ có được sức khỏe dẻo dai, đồng thời rèn luyện các kỹ năng sống), song mẹ cũng đối diện với một câu hỏi không đơn giản: con đã được cung cấp đủ năng lượng, để đáp ứng lịch học ở trường cộng thêm các hoạt động thể chất thế này chưa?

Thực tế, nhu cầu năng lượng ở trẻ 6 - 12 tuổi rất lớn. Trẻ cần được cung cấp trung bình 1.600 - 2.100 kcal/ngày, trong đó bao gồm 36 - 50g đạm, 700 - 1.000mg canxi/ngày. Ở những trẻ thích tham gia các hoạt động thể chất, tập luyện thể thao trung bình 45 phút/ngày thì nhu cầu năng lượng này có thể còn cần cao hơn (tùy cường độ tập luyện và hoạt động của trẻ). Bởi lẽ, thử làm một phép so sánh, trẻ ngồi im học bài, xem tivi chỉ tiêu hao 1,43kcal/kg/giờ, nhưng nếu đi bộ thì tiêu hao 2,86kcal/kg/giờ và chạy thì tiêu hao 8,14kcal/kg/giờ.

“Bài toán” của mẹ lúc này nằm ở chỗ: Mẹ cần hiểu rõ mức độ hoạt động của con, để từ đó cung cấp cho trẻ nguồn năng lượng đầy đủ, giúp trẻ vận động bền bỉ, dẻo dai.

Một tín hiệu khá lạc quan là kết quả khảo sát do Trung tâm Doping và Y học thể thao Việt Nam thực hiện cho thấy, có đến 61.6% bà mẹ cho biết sẽ chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ mỗi ngày để trẻ gặt hái thành công.

Mẹ cũng thể hiện rõ những kiến thức về dinh dưỡng, biết cách kết hợp dinh dưỡng và thể thao khi 70.6% cho biết sẽ cung cấp thêm thực phẩm, thức uống dinh dưỡng bổ sung năng lượng ngoài bữa chính khi trẻ chơi thể thao nhằm đảm bảo cung cấp cho trẻ đầy đủ năng lượng.

Đây chính là cách chăm sóc dinh dưỡng phù hợp cho trẻ, nhất là khi trẻ hoạt động thể chất nhiều. Ngoài 3 bữa chính đủ các nhóm đạm, đường, béo, vitamin - khoáng chất, chất xơ, việc cung cấp cho trẻ thêm 1 - 2 ly thức uống giàu năng lượng mỗi ngày sẽ đảm bảo cho trẻ có nguồn năng lượng đầy đủ, bền bỉ, dẻo dai.

Tại một số quốc gia phát triển trên thế giới, trẻ ở độ tuổi 6 - 11 thường xuyên được bổ sung thêm thức uống giàu năng lượng có chiết xuất đặc biệt từ mầm lúa mạch, với tên gọi Protomalt. Thành phần của yếu của Protomalt là các loại carbohydrates - một hỗn hợp glucose, maltose, oligosaccharides và polysaccharides rất tốt để cung cấp năng lượng khi chơi thể thao. Đây là nguồn cung cấp năng lượng tự nhiên, đồng thời cũng chứa những dưỡng chất vốn có trong lúa mạch như các loại vitamin B, vitamin C, canxi, các loại acid amin… mà cơ thể cần cho sự phát triển.

“Không cần nhiều, chỉ cần đủ nhưng đều đặn” là một trong các nguyên tắc quan trọng để trẻ đừng thiếu dưỡng chất. Kiên trì như một người bạn đồng hành của con, chăm sóc con hằng ngày bằng những bữa ăn và những ly thức uống giàu năng lượng đều đặn, mẹ sẽ tạo dựng cho trẻ một nền tảng dinh dưỡng vững chắc để hoạt động thể chất lẫn trí tuệ, phát triển hoàn thiện, vươn xa trong tương lai.

Phó Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-dinh-duong-thong-thai-cho-tre-11039.html)

Tin cùng nội dung

  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.