Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Khi nào quyền trẻ em được thực thi?

Những tuần gần đây, liên tiếp những vụ bạo hành trẻ em gây thương tích, thậm chí dẫn đến T* vong đã gây phẫn nộ trong xã hội. Dư luận đặt câu hỏi, bi kịch với những đứa trẻ này từ đâu đến và giải pháp gì để ngăn chặn những sự việc tương tự này?

Cơ quan chức năng khuyến cáo, mọi người hãy gọi điện đến tổng đài 111 ngay nếu phát hiện trẻ em bị bạo hành.

71% trẻ bị xử phạt bằng bạo lực

Đang bữa cơm vui vẻ, bỗng cậu con trai lớn 12 tuổi của tôi đặt bát xuống rồi bảo, con không muốn ăn, con bỏ dở bát cơm được không? Rồi không cần chờ câu trả lời của bố mẹ, con lên phòng. Biết có điều gì đó không ổn, dọn dẹp xong tôi lặng lẽ lên thấy con đang gục mặt vào bàn. Vừa thấy tôi bước vào, con nức nở bảo: Sao người lớn lại ác thế mẹ, dù có sai, có hư thì tụi con vẫn chỉ là những đứa trẻ. Hóa ra cậu con trai của tôi đã vô tình xem và đọc được những clip về vụ bạo hành của bé V.A ở TP Hồ Chí Minh và của bé 3 tuổi Đ.N.A mới đây ở Thạch Thất, Hà Nội.

Con trai tôi chỉ là vô tình xem và đọc được clip về vụ bạo hành nhưng đã bị ám ảnh và tổn thương thì với những đứa trẻ bị bạo hành, xâm hại không biết sẽ phải ám ảnh và tổn thương đến mức nào? Vậy nhưng dù nhiều quy định đã được thiết lập, mức phạt được tăng thế nhưng các vụ bạo hành, xâm hại trẻ em vẫn chưa có dấu hiệu giảm. Trái lại gần đây dưới tác động dịch Covid-19, trẻ không được đến trường, nguy cơ bị bạo hành bởi người thân lại có dấu hiệu gia tăng.

Theo các chuyên gia tâm lý, hệ thống bảo vệ trẻ em cần vươn dài tới tận cấp thôn, xã, với những cán bộ được đào tạo bài bản, có kỹ năng giao tiếp với trẻ, kết nối với các cơ quan để cùng vào cuộc khi có vụ việc xảy ra.

Còn theo Tiến sĩ - Trung tá Đào Trung Hiếu, chuyên gia tội phạm học, Bộ Công an bạo hành trẻ em là thói ích kỉ, tính độc ác, vô nhân tính đã có sẵn trong bản tính tội phạm. Một khi không đạt được mục đích, cũng như không kiềm chế được hành vi, tội phạm sẽ quyết tâm thực hiện phạm tội đến cùng. Các vụ án mạng mà nạn nhân là trẻ em vừa xảy ra đều dưới hình thức bạo hành gia đình.

“Trước khi bị sát hại, trẻ đã có một khoảng thời gian hứng chịu bạo lực, đòn roi, với những chấn thương để lại trên thân thể. Điều đáng buồn là suốt khoảng thời gian dài bị bạo hành nhưng những đứa trẻ đã không nhận được sự trợ giúp của người thân, quan tâm nào từ xã hội, từ hàng xóm” – Trung tá Đào Trung Hiếu nhấn mạnh.

Trung tá Đào Trung Hiếu lý giải, có người cho rằng, rất khó để biết trẻ bị bạo hành vì thủ phạm chính là người thân nhưng tôi lại không cho rằng như vậy. Bởi bạo hành trẻ em là những tiếng quát tháo, đòn roi, đổ vỡ, tiếng khóc vọng ra từ nhà bên, sao không thể nghe thấy. Rõ ràng, trong các vụ án vừa xảy ra, xếp sau kẻ trực tiếp gây tội ác, về mặt trách nhiệm chính là người thân của các nạn nhân, rồi đến hàng xóm, giáo viên… Họ đã có thái độ thờ ơ, vô cảm, chỉ chăm lo cho mối quan tâm hay lợi ích của mình, không biết rằng giá như họ quan tâm hơn một chút, thì cuộc đời của một đứa trẻ đã có thể được giữ lại.

“Tôi nghĩ để giải quyết vấn đề bạo lực trẻ, bảo vệ trẻ ngoài vấn đề pháp lý, trợ giúp điều quan trọng là phải làm sao khôi phục lại truyền thống văn hóa gia đình Việt Nam. Chỉ khi giá trị truyền thống văn hóa gia đình được đề cao mới tạo ra những tổ ấm nói không với bạo lực” – Trung tá Đào Trung Hiếu nhấn mạnh.

Kết quả điều tra về tình hình của trẻ em và phụ nữ tại Việt Nam năm 2020 - 2021 tại 14.000 hộ gia đình thuộc 63 tỉnh, thành được Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNICEF) và Tổng cục Thống kê cho thấy, kỷ luật trẻ em bằng phương pháp bạo lực trong gia đình là một thực trạng phổ biến ở Việt Nam. Có tới gần 71% trẻ từ 1 - 14 tuổi từng bị xử phạt bằng bạo lực.

Đáng chú ý, trẻ em càng lớn càng phải đối mặt với việc bị xử phạt bằng tinh thần.

Làm sao để thực thi quyền trẻ em?

Để bảo vệ trẻ em, năm 2016 Việt Nam ban hành Luật Trẻ em, theo đó quy định rõ 25 quyền của trẻ em như quyền sống; quyền được chăm sóc sức khỏe; quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng; quyền vui chơi, giải trí, giáo dục, học tập… Luật Trẻ em cũng quy định rõ 15 hành vi bị nghiêm cấm như tước đoạt quyền sống của trẻ em; xâm hại T*nh d*c, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em…Đáng chú ý, Luật quy định rõ trách nhiệm của các bên liên quan trong việc thực hiện quyền của trẻ em cũng được nêu khá rõ trong Luật Trẻ em.

Rõ ràng hành lang pháp lý không thiếu thế nhưng số vụ trẻ bị bạo hành gây bức xúc dư luận năm sau vẫn tăng hơn năm trước, đặc biệt trong thời gian gần đây. Theo các chuyên gia tâm lý, dù Luật Trẻ em quy định 3 cấp độ bảo vệ trẻ em là phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp nhưng thực tế cho thấy công tác phòng ngừa chưa được chú trọng đúng mức hoặc cơ chế phòng ngừa hiện chưa thực sự hiệu quả. Cách tiếp cận của luật cho thấy nghiêng nhiều về cấp độ can thiệp và hỗ trợ hơn so với cấp độ phòng ngừa. Các biện pháp ở cấp độ phòng ngừa như nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức, giáo dục tư vấn, tuyên truyền phổ biến, cung cấp thông tin vẫn còn nhiều khoảng trống cần phải lấp đầy.

Theo bà Lê Hồng Loan - Trưởng chương trình Bảo vệ trẻ em Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNICEF), đánh giá cơ chế bảo vệ trẻ em dù đã được thiết lập nhưng hoạt động chưa hiệu quả, chủ yếu dựa vào mạng lưới cộng tác viên, cán bộ kiêm nhiệm mà chưa có nhân viên chuyên nghiệp về công tác trẻ em cấp xã, phường. Nguồn lực phân bổ cho công tác bảo vệ trẻ em của Việt Nam đã tăng, song còn hạn chế, chỉ chiếm 2% mức chi của Chính phủ cho an sinh xã hội vào năm 2020, thấp hơn nhiều so với các nước.

Các chuyên gia đều đồng tình về lâu dài, hệ thống bảo vệ trẻ em cần vươn dài tới tận cấp thôn, xã, với những cán bộ được đào tạo bài bản, có kỹ năng giao tiếp với trẻ, kết nối với các cơ quan để cùng vào cuộc khi có vụ việc xảy ra. Công tác bảo vệ trẻ em cũng nên đưa vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu với vấn đề này.

Chuyên gia tội phạm học Đào Trung Hiếu:

Nạn nhân của những gia đình đổ vỡ hôn nhân

Vụ việc bé gái 8 tuổi ở tphcm bị “dì ghẻ” nguyễn võ quỳnh trang bạo hành, đánh đập dẫn đến t* vong và tiếp theo đó, vụ việc bé gái 3 tuổi ở huyện thạch thất (hà nội) bị người tình của mẹ bạo hành đang trong tình trạng nguy kịch…, nạn nhân đều là những đứa trẻ sinh sống cùng với những “dì ghẻ, cha dượng” trong những gia đình đã đổ vỡ hôn nhân trước đó. các cháu không được bảo vệ, trở thành nạn nhân của những kẻ “khác máu tanh lòng” ích kỷ, nhẫn tâm. trong sâu thẳm tâm lý nội tâm, những kẻ phạm tội coi “núm ruột” của người tình là cái gai trong mắt.

TS Khuất Thu Hồng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS):

Phòng, chống bạo hành trẻ em là vấn đề của cả xã hội

Theo tôi phòng, chống bạo hành trẻ em là vấn đề xã hội chứ không phải vấn đề của gia đình, vấn đề riêng tư “sau mỗi cánh cửa, bức tường” nên tất cả mọi người đều có trách nhiệm tham gia, giải quyết dù đấy là người thân, hàng xóm và chính quyền địa phương. Do vậy việc thay đổi từ quan điểm đến hành động của xã hội là cách thiết thực nhất để bảo vệ cho trẻ em. Chúng ta không thể tiếp tục im lặng nữa, nếu chúng ta làm ngơ thì sẽ còn nhiều đứa trẻ vô tội tước mất quyền sống vì bạo lực. Im lặng trước các hành vi bạo hành trẻ em nghĩa là chúng ta đã dung túng việc bạo hành, chấp nhận sống trong xã hội bạo hành.

Cục trưởng Cục trẻ em, Bộ LĐTB&XH Đặng Hoa Nam:

Làm ngơ trước bạo hành trẻ em sẽ bị xử phạt

“Hết sức muộn màng” là điều chúng ta thấy trong tất cả các vụ trẻ bị bạo hành gần đây. Để không lặp lại điều đó hay nỗi băn khoăn “giá như” chúng ta cần lên tiếng, phản ánh, tố giác người bạo hành trẻ, từ những hành vi bạo lực đầu tiên. Từ những tiếng kêu, tiếng khóc đáng nghi ngờ, chúng ta đều phải có trách nhiệm tố cáo, đầu tiên là tới cơ quan chức năng. Xin hãy gọi ngay tới số tổng đài 111 nếu phát hiện hoặc nghi ngờ trẻ bị bạo hành.

K.Lê – N.Anh (ghi)

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/khi-nao-quyen-tre-em-duoc-thuc-thi-5678579.html)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte -Toàn bộ các hộ dân tổ 14 cụm 3 Tứ Liên - Tây Hồ Hà Nội lâm vào tình cảnh mất nước sạch hơn 1 tháng nay. Một số gia đình đã phải sơ tán đến nhà người thân, còn lại, những hộ dân tại đây san sẻ nhau nước giếng vàng khè của một hộ gia đình trong khu.
  • Tại các điểm quán giải khát vỉa hè, hàng loạt các loại nước giải khát tự chế, tự gắn mác đủ hương vị, màu sắc được bán tràn lan với giá cực... rẻ.
  • Cùng là những ngày nóng nực nhưng ở Hà Nội và Sài Gòn có rất nhiều điểm khác biệt thú vị.
  • Chủ tịch thành phố yêu cầu dừng việc chặt hạ thay thế cây xanh trên một số tuyến phố để rà soát, phân loại, đưa ra các tiêu chí cụ thể.
  • Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, việc thông tin không đầy đủ khiến người dân hiểu thành phố có một đề án, một chiến dịch chặt hạ hơn 6.700 cây xanh. Đây cũng hoàn toàn không phải là vụ đấu thầu, đấu đá, chặt hạ cây để kiếm chác hay có nhóm lợi ích nào trong đó.
  • Ngoài 4 tuyến phố hiến máu đã có, thành phố Hà Nội sắp có thêm một tuyến phố hiến máu nữa ở Thụy Khuê, quận Tây Hồ.
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY