Bạn nên biết hôm nay

Khó khăn chồng chất khi người bệnh tâm thần mắc Covid-19

Người bệnh tâm thần không có đầy đủ nhận thức về mối nguy hiểm do Covid-19 mang lại, cũng không thể tự chăm sóc, bảo vệ bản thân trước bệnh tật, kể cả tiêm vaccine.

Vấn đề tiêm vaccine covid-19 cho bệnh nhân tâm thần hay không vẫn đang được bộ y tế cân nhắc rất kỹ lưỡng, do có những khó khăn về pháp lý và sàng lọc trước tiêm.

Khi dịch bệnh vẫn đang diễn biến rất căng thẳng, việc tiêm vaccine cho bệnh nhân tâm thần mắc covid-19 là rất cần thiết. tuy nhiên, vấn đề này đang gặp phải một số tồn tại bởi chưa có quy định pháp lý nào về việc tiêm vaccine và cần người nhà bảo hộ cho bệnh nhân tâm thần có tiêm hay không.

Khó khăn tiếp theo, mặc dù các bệnh viện chuyên khoa tâm thần vẫn có thể thực hiện khám sàng lọc trước tiêm cho bệnh nhân, nhưng các bệnh tiềm ẩn, phức tạp sâu thì khó có thể phát hiện.

Bệnh nhân tâm thần không có đầy đủ nhận thức về mối nguy hiểm do covid-19 mang lại, cũng không thể tự chăm sóc, bảo vệ bản thân trước bệnh tật. vì không có nhận thức nên người bệnh tâm thần mắc covid-19 có thể di chuyển khắp nơi, không tự ý thức thực hiện 5k như không đeo khẩu trang, không giữ khoảng cách, hoặc có thể trốn viện, trở thành nguồn lây là rất cao.

Bên cạnh đó, điều trị F0 mắc bệnh tâm thần như cho uống Thu*c, đeo bình oxy cũng khó thực hiện vì họ không ngồi yên. Thậm chí các bác sĩ phải cố định họ vào giường mới có thể tiến hành chữa trị.

Cái khó tiếp theo là không thể đưa bệnh nhân tâm thần mắc covid-19 chuyển nặng về trung tâm hồi sức cấp cứu khác mà phải điều trị tại chỗ. nhóm bệnh nhân này rất đặc thù nên cần chuẩn bị phương án tối ưu để chăm sóc, điều trị, cách ly riêng biệt.

Nhân lực đang làm việc tại các cơ sở điều trị bệnh nhân tâm thần đang thiếu rất nhiều. bên cạnh đó, chuyên môn về cấp cứu - hồi sức của nhân viên y tế không sâu, vì vậy khi điều trị cho bệnh nhân có những chuyển biến xấu sẽ là một thách thức. ngoài ra, qua kiểm tra, một số cơ sở điều trị bệnh nhân tâm thần, trang thiết bị, vật tư y tế cũng đang còn nhiều hạn chế.

Trước bối cảnh dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, thứ nhất, cần chú trọng đến vấn đề tiêm vaccine covid-19 cho bệnh nhân. thứ hai, các cơ sở điều trị bệnh nhân tâm thần và đặc biệt tại những nơi đã xuất hiện ca nhiễm nên thành lập các khoa hồi sức - tích cực, phòng trường hợp số lượng bệnh nhân mắc tăng cao.

Bên cạnh đó, đào tạo thêm cho nhân viên y tế các kỹ năng phòng chống và điều trị bệnh Covid-19. Trang bị, bổ sung các thiết bị, vật tư y tế như máy thở, bình oxy, Thu*c, xét nghiệm...

Ưu tiên dùng Thu*c điều trị covid-19 đối với những bệnh nhân tâm thần mắc covid. cơ sở nào có nguy cơ tăng số lượng ca nhiễm phải có sự hỗ trợ về nhân lực từ các bệnh viện khác như bệnh viện đa khoa hoặc chuyên khoa.

Về vấn đề phòng bệnh cần cách ly tuyệt đối đối với nhân viên và bệnh nhân dương tính. Tăng cường quản lý bệnh nhân bằng hệ thống camera không để trốn ra ngoài và giảm khối lượng công việc cho nhân viên y tế. Thực hiện tốt 5K và tại chỗ.

PGS.TS Nguyễn Tuấn Hưng
Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế)
Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương I

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/kho-khan-chong-chat-khi-nguoi-benh-tam-than-mac-covid-19-4351056.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY