Cây thuốc quanh ta hôm nay

Khổ sâm, Thuốc chữa lỵ

Khổ sâm có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, khử thấp, trừ phong, sát trùng, Người ta đã biết được tác dụng ức chế một số nấm gây bệnh

Khổ sâm, Dã hoè, Khổ cốt - Sophora flavescens Ait; thuộc họ Đậu - Fabaceae.

Mô tả

Cây nhỏ cao chừng 0,5 - 1,2m. Rễ hình trụ dài, vỏ ngoài màu vàng trắng. Lá kép lông chim lẻ mọc so le, gồm 5 - 10 đôi lá chét hình mác dài khoảng 2 - 5cm. Hoa màu vàng nhạt, mọc thành chùm dài 10 - 20cm ở nách lá. Quả đậu dài 5 - 12cm, đường kính 5 - 8mm, đầu có mỏ thuôn dài; hạt 3 - 7, hình cầu, màu đen.

Bộ phận dùng

Rễ củ  -  Radix Sophorae Flavescentis; thường gọi là Khổ sâm.

Nơi sống và thu hái

Cây của Trung quốc, được nhập trồng từ những năm 1970. Cây đã được trồng và giữ giống ở Sapa (Lào cai). Thu hái củ, rửa sạch, thái lát, phơi khô; hoặc đem củ tươi ngâm nước vo gạo nếp một đêm, rửa sạch, để trong 3 giờ, rồi mới thái lát, phoi khô. Bảo quản nơi khô ráo.

Thành phần hoá học

Trong rễ khổ sâm có các alcaloid matrin, oxymatrin, sophoranol, n - methylcytisin, anagyrin, baptifolin, sophocarpin, d -  isomatrin, kuraridin, norkurarinon, kuraridinol, kurarinol, neo - kurarinol, norkurarinol, formononetin. lá chứa vitamin c 47mg%; hoa chứa 0,12% tinh dầu.

Tính vị, tác dụng

Khổ sâm có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, khử thấp, trừ phong, sát trùng. người ta đã biết được tác dụng ức chế một số nấm gây bệnh, gây tăng huyết áp, co mạch và có phần nào gây ngủ, lợi tiểu và tăng bài tiết muối natri. khổ sâm là một vị Thuốc bổ đắng.

Công dụng

Khổ sâm được dùng chữa lỵ, chảy máu ruột hoàng đản, tiểu tiện không thông có máu, sốt cao hoá điên cuồng. Còn dùng làm Thuốc bổ đắng cho người và trị bệnh giun và ký sinh trùng cho súc vật. Nước sắc đặc cũng được dùng rửa mụn nhọt, lở loét. Ngày dùng 10 - 12g dạng Thuốc sắc, bột hoặc viên chia 3 lần uống trong ngày.

Đơn Thuốc

Đại tiện ra nhiều máu: khổ sâm tán bột 12g, sinh địa 20g, nấu nhừ, thêm 10g mật, rồi cho bột khổ sâm vào, luyện viên bằng hạt ngô, chia 3 lần uống trong ngày (chiên với nước nóng).

Lỵ cấp tính: Khổ sâm 38 - 57g sắc uống chia làm 3 lần trong ngày.

Ngứa ngoài da: Dùng nước sắc rễ Khổ sâm để rửa.

Viêm *m đ*o do nhiễm trichomonas: dùng bột rắc có công thức: rễ khổ sâm 0,5g, glucose 0,5g và acid boric trộn lẫn. trước tiên dùng dung dịch 1/5000 kali permanganat rửa *m đ*o, lau khô, rồi rắc bột khổ sâm pha chế như trên vào. mỗi đợt điều trị 3 tháng, có hiệu quả nhất định. đối với loét cổ tử cung, cũng có tác dụng nhất định. ngoài ra còn dùng Thuốc hình viên đạn, mỗi ngày dùng 1 lần.

Viêm tai giữa: rễ khổ sâm 2g, băng phiến 0,4g, dầu thầu dầu 12g. nấu sôi dầu, cho khổ sâm vào, đun đến khi cháy đen, lấy ra đợi cho nguội, cho bột băng phiến vào. rửa sạch mủ tai, rồi nhỏ dầu vào, mỗi ngày 2 - 3 lần.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/caythuocdongy/kho-sam-thuoc-chua-ly/)

Chủ đề liên quan:

khổ sâm thuốc chữa lỵ

Tin cùng nội dung

  • Chào bác sĩ. Mẹ em đang dùng Khổ sâm để hỗ trợ nhịp tim, bác sĩ có thể cho biết nên dùng Khổ sâm như thế nào, độc vị với liều cao, hay với liều đã được nghiên cứu và phối hợp hài hòa với hoạt chất sinh học khác ra sao? Em cảm ơn bác sĩ nhiều.
  • Ngoại tâm thu thất hay nhịp đập sớm từ tâm thất là một dạng rối loạn nhịp tim phổ biến. Bệnh thường gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như tim bỏ nhịp, hồi hộp, trống ngực, hụt hẫng, mệt mỏi. Vì vậy, tất cả người bệnh ngoại tâm thu thất đều mong muốn tìm được cách điều trị hiệu quả nhất. Ngoài việc đi khám tại chuyên khoa tim mạch, 5 biện pháp sau đây là cách ổn định nhịp tim, giảm hụt hẫng, trống ngực do ngoại tâm thu thất hiệu quả và bạn có thể áp dụng tại nhà.
  • Mặc dầu có những tài liệu nghiên cứu dược lý kể trên, thực tế lâm sàng không thấy có triệu chứng độc trong và sau khi uống Thuốc. Thời gian điều trị thường từ 5, 7 ngày
  • Rau sam mọc hoang ở khấp những nơi ẩm ướt của Việt Nam. Còn thấy mọc ở nhiều nước khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Chàu Âu. Tại nhiều nước châu Âu
  • Với liều cao, tác dụng cùa nó gần giống mocphin, nó gây liệt đối với trung tâm hô hấp. Nếu tiêm, nó gây tê tại chỗ nhưng lại kèm theo hiện tượng hoại thư
  • Người ta dùng hạt để ăn sau khi rang và lấy dầu ăn, còn được dùng trong công nghiệp xà phòng, chế dầu nhờn, thắp sáng, pha sơn, véc ni
  • Ở Ân độ, còn sử dụng làm Thuốc chữa lỵ, ỉa chảy, và rối loạn chức năng gan. Có người dùng ăn thường xuyên chữa chứng thừa cholesterol trong máu
  • Lá Khổ sâm có vị đắng, hơi ngọt, hơi chát, tính mát hay bình, có tác dụng thanh nhiệt tiêu độc, sát trùng
  • Khổ sâm còn có tên dã hòe, khổ cốt. Khổ sâm là rễ khô của cây khổ sâm (Sophora flavescens Ait.), thuộc họ Đậu (Fabaceae).
  • Trong y học cổ truyền khổ sâm được sử dụng để điều trị: nhiệt lỵ, tiện huyết, xích bạch đới, thấp chẩn (eczema), mụn nhọt, lở ngứa...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY