Bài thuốc dân gian hôm nay

Khổ sâm - Thuốc thanh nhiệt, táo thấp, sát trùng

Khổ sâm còn có tên dã hòe, khổ cốt. Khổ sâm là rễ khô của cây khổ sâm (Sophora flavescens Ait.), thuộc họ Đậu (Fabaceae).

(Croton tonkinensis Gagnep.), họ thầu dầu (Euphorbiaceae) để trị ung nhọt, sang lở, chốc đầu, đau bụng khó tiêu, viêm loét dạ dày tá tràng...

Theo Đông y, vị đắng, tính hàn. Vào các kinh: tâm, can, tiểu trường và đại trường. Tác dụng thanh nhiệt, táo thấp, khu phong, sát trùng. Chữa bệnh lỵ nhiệt ra máu, bệnh vàng da cam tích, nước tiểu vàng đỏ, ghẻ lở, mụn độc.

Cách dùng và liều lượng: 6 - 12g; dùng ngoài lấy liều lượng vừa đủ, sắc thành nước để rửa chỗ đau.


Khổ sâm tác dụng thanh nhiệt, táo thấp, khu phong, sát trùng, chữa bệnh lỵ nhiệt ra máu, chàm, ghẻ lở...

Bài 1: khổ sâm 15g, cát cánh 12g, bạch thược 10g, thăng ma 8g, mộc hương 6g. Các vị sấy khô, tán bột, làm hoàn. Ngày uống 4 lần, mỗi lần 6g, uống với nước ấm. Trẻ em dùng nửa liều. Trị viêm ruột, lỵ cấp và mạn tính.

Bài 2: khổ sâm 12g, sinh địa 20g, đường phèn 10g. Khổ sâm tán bột mịn, sinh địa ninh nhừ, nghiền nát, thêm bột đường phèn và khổ sâm; làm viên hoàn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 15g, uống với nước nóng. Chữa đại tiện ra máu.

Chữa chàm cấp tính thể thấp nhiệt: khổ sâm 12g, sinh địa 20g, kim ngân hoa 20g, hoạt thạch 20g, đạm trúc diệp 16g, hoàng bá 12g, hoàng cầm 12g, bạch tiên bì 12g, phục linh bì 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa chàm cấp tính thể phong nhiệt: khổ sâm 12g, thạch cao 20g, sinh địa 16g, kinh giới 12g, phòng phong 12g, ngưu bàng tử 12g, mộc thông 12g, tri mẫu 8g, thuyền thoái 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa viêm da thần kinh thể phong nhiệt: khổ sâm 12g, sinh địa 16g, cúc hoa 12g, kim ngân hoa 12g, ké đầu ngựa 12g, đan bì 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Trị sốt cao hóa điên cuồng: khổ sâm tán bột, thêm mật, viên bằng hạt ngô. Ngày uống 10 viên với nước hãm bạc hà.

Người tỳ vị hư nhược kiêng dùng; nhưng nếu cần thiết có thể dùng cùng với Thuốc bổ tỳ, kiện vị. Khổ sâm phản lê lô.

TS. Nguyễn Đức Quang

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/kho-sam-thuoc-thanh-nhiet-tao-thap-sat-trung-n154335.html)
Từ khóa: khổ sâm

Chủ đề liên quan:

khổ sâm

Tin cùng nội dung

  • Cây bàng là một loài cây thân gỗ lớn sinh sống ở vùng nhiệt đới, thuộc họ Trâm bầu (Combretaceae). Nguồn gốc của loài này hiện vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi, nó có thể có nguồn gốc từ Ấn Độ, bán đảo Mã Laihay New Guinea.
  • Theo y học cổ truyền, dược liệu Sầu đâu rừng Có thể dùng chữa mụn nhọt, quai bị và đau bụng (Theo Danh lục thực vật Tây Nguyên).
  • Theo y học cổ truyền, dược liệu Sầu đâu cứt chuột Có vị đắng, tính hàn; hơi có độc; có tác dụng sát trùng, chặn lỵ, trừ sốt rét và làm mòn thịt thừa. Thường dùng trị: Lỵ amip; sốt rét; trĩ; trùng roi và giun đũa. Dùng 10-15 hạt. Lấy Long nhãn bao lại, hoặc đặt vào capsule mà nuốt hoặc có thể ép hết dầu, tán bột làm viên, người lớn uống mỗi lần 1g, ngày uống 2-3g.
  • Theo y học cổ truyền: Vị Thu*c Khổ sâm là rễ phơi khồ dùng làm Thu*c được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh. Khổ sâm vị đắng, tính hàn, quy kinh: Tâm, Phế, Thận, Đại tràng có tác dụng: thanh nhiệt táo thấp, khu phong, sát trùng, lợi niệu, chủ trị các chứng hoàng đản, tả lỵ, bạch đới, tiểu tiện khó, ngứa ngoài da, phong hủi thường dùng làm Thu*c bổ đắng, Thu*c lợi niệu, Thu*c dùng ngoài.
  • Theo Đông Y Lá Khổ sâm có vị đắng, hơi ngọt, hơi chát, tính mát hay bình, có tác dụng thanh nhiệt tiêu độc, sát trùng. Chữa ung nhọt, lở loét, viêm mũi, ỉa ra máu, viêm loét dạ dày-tá tràng, lỵ, đau bụng, tiêu hoá kém.
  • Chào bác sĩ. Mẹ em đang dùng Khổ sâm để hỗ trợ nhịp tim, bác sĩ có thể cho biết nên dùng Khổ sâm như thế nào, độc vị với liều cao, hay với liều đã được nghiên cứu và phối hợp hài hòa với hoạt chất sinh học khác ra sao? Em cảm ơn bác sĩ nhiều.
  • Ngoại tâm thu thất hay nhịp đập sớm từ tâm thất là một dạng rối loạn nhịp tim phổ biến. Bệnh thường gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như tim bỏ nhịp, hồi hộp, trống ngực, hụt hẫng, mệt mỏi. Vì vậy, tất cả người bệnh ngoại tâm thu thất đều mong muốn tìm được cách điều trị hiệu quả nhất. Ngoài việc đi khám tại chuyên khoa tim mạch, 5 biện pháp sau đây là cách ổn định nhịp tim, giảm hụt hẫng, trống ngực do ngoại tâm thu thất hiệu quả và bạn có thể áp dụng tại nhà.
  • Lá Khổ sâm có vị đắng, hơi ngọt, hơi chát, tính mát hay bình, có tác dụng thanh nhiệt tiêu độc, sát trùng
  • Khổ sâm có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, khử thấp, trừ phong, sát trùng, Người ta đã biết được tác dụng ức chế một số nấm gây bệnh
  • Trong y học cổ truyền khổ sâm được sử dụng để điều trị: nhiệt lỵ, tiện huyết, xích bạch đới, thấp chẩn (eczema), mụn nhọt, lở ngứa...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY