Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Khoai lang có dấu hiệu thường gặp này cần vứt bỏ ngay, nếu cứ ăn khác nào rước độc vào người

MangYTe - Độc tố trong khoai lang có đốm đen cực độc nên nếu củ khoai đã biến chất thì mạnh dạn vứt đi. Tuyệt đối không cắt gọt để sử dụng tiếp.

Theo kinh nghiệm từ xưa, nhiều người có thói quen mua về tích trữ vì nghĩ rằng khoai để lâu để ăn ngọt hơn. tuy nhiên theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, "thời điểm vàng" để ăn là khi khoai mới được đào lên, đây là lúc mà khoai giàu dưỡng chất nhất.

Ngược lại, càng để lâu thì lượng nước càng giảm, lượng đường càng tăng, tinh bột trong bị biến đổi, các khoáng chất cũng dần mất đi… nếu để lâu trong môi trường không đảm bảo sẽ xuất hiện các hiện tượng đốm đen, mốc, làm thay đổi hương vị, xuất hiện mùi khó chịu. đó là hiện tượng khoai hà.

Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khoai bị hà là do đã bị nhiễm khuẩn vằn đen nhưng nhiều người vì tiếc của nên không vứt đi mà chỉ dùng dao loại bỏ phần đốm đen rồi luộc ăn bình thường. Thực chất, khi khoai đã bị hà, dù hớt bỏ, luộc hay nướng kỹ đến đâu cũng sẽ không thể tiêu diệt được toàn bộ độc tố.

Cũng theo các chuyên gia thực phẩm, bệnh khuẩn vằn đen có thể tiết ra các độc tố như sê-tôn và cồn sê-tôn khoai lang, đây đều là những chất cực độc đối với gan. khi đã trúng độc, nếu nghiêm trọng có thể sốt cao, co giật, nôn ra máu, hôn mê, thậm chí Tu vong.

Ngoài ra, khi ăn khoai lang cần tránh những điều sau đây:

Không ăn cả vỏ

Vỏ có nhiều chất kiềm, ăn rất tốt cho những ai bị táo bón, nhưng ăn cả vỏ khoai lại không tốt cho tiêu hóa. những vết nâu, đốm đen trên vỏ khoai khi ăn vào có thể bị ngộ độc thực phẩm.

Ảnh minh họa

Không ăn khoai mọc mầm

Ăn khoai để lâu vô tình sẽ nạp thêm nhiều đường vào cơ thể. hơn nữa, để lâu tuy không có nguy hiểm như mầm khoai tây nhưng cũng được khuyến cáo là không nên ăn vì mầm có chứa những độc tố, có thể gây nôn mửa và đau bụng…

Không ăn cùng với quả hồng

Khoai lang và quả hồng không nên ăn cùng với nhau, ít nhất nên cách nhau khoảng 5h trở lên. nếu ăn cùng, lượng đường trong sẽ lên men trong dạ dày, khiến dịch vị dạ dày tiết ra nhiều hơn, phản ứng với chất tannin và pectin trong quả hồng sẽ gây ra sự kết tủa, nghiêm trọng hơn có thể khiến xuất huyết dạ dày hoặc viêm loét dạ dày.

Không ăn khoai thay cơm

Ăn ở mức độ vừa phải sẽ rất có lợi cho hệ tiêu hoá, nhưng nếu bạn ăn quá nhiều, ăn thay cơm sẽ dẫn đến hậu quả ngược lại. bởi khi cơ thể không kịp tiêu hoá hết, những axit và protein trong sẽ tích tụ lại trong dạ dày, dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu, nấc, ợ nóng, thậm chí là bị tiêu chảy.

Không ăn khi đói và buổi tối

Khoai lang được khuyến cáo không ăn khi bụng đói cũng như không ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ. trong có chất đường, nếu ăn vào lúc đói dễ bị đầy bụng, trào ngược axit, đặc biệt là những người dạ dày yếu hoặc người già tiêu hóa kém.

Thời điểm ăn khoai tốt nhất là buổi trưa, khoảng 10-12h. Nếu ăn khoai vào bữa sáng thì nên ăn thêm các thực phẩm khác như các loại hạt, rau xanh hoặc sữa để có bữa sáng đầy đủ dinh dưỡng.

Cách chọn và ăn khoai phù hợp với sức khỏe

Khoai lang tím

Theo khoa học, tím giàu chất anthocyanin, chất này có nhiều ở phần vỏ. theo nghiên cứu (tác giả david heber, đại học harvard), chất anthocyanin có thể cắt được cơn đau tim, giảm thiểu các tổn thương não liên quan đột quỵ và ngăn cản sự tạo thành các cục máu đông trong lòng mạch máu.

Khoai lang mật

Giá trị dinh dưỡng của rất cao và khá khó trồng nên được coi như một món thượng phẩm. ăn ngon nhất là sau khi thu hoạch một thời gian, lượng mật đường trong củ mới dồi dào và có thể dùng để làm nguyên liệu chính cho các món ăn không đường.

Khoai lang trắng

Khoai lang trắng thường mọc ở vùng đồi núi có nhiều chất xơ và lượng đường nhất. chiết xuất thành phần caiapo từ củ trắng có thể kiểm soát tốt lượng đường máu và cholesterol trong bệnh đái tháo đường tuýp 2. chất này đã được nhật bản điều chế thành dược phẩm bổ sung dành cho bệnh nhân đái tháo đường.

M.H (th)

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/song-khoe/khoai-lang-co-dau-hieu-thuong-gap-nay-can-vut-bo-ngay-neu-cu-an-khac-nao-ruoc-doc-vao-nguoi-20210713145402079.htm)

Chủ đề liên quan:

khoai lang khoai lang mật sống khỏe

Tin cùng nội dung

  • Nhiều người cho rằng khoai lang chính là khắc tinh trong thực đơn giảm cân vì nó chứa nhiều tinh bột, mà không biết khoai lang lại có công dụng bất ngờ giúp bạn giảm cân nhanh chóng và hiệu quả.
  • Một cơ thể có khỏe mạnh hay không phụ thuộc rất nhiều vào một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
  • Chúng ta hãy cùng khám phá các công dụng của khoai lang.
  • Viện nghiên cứu quốc gia về phòng chống ung thư Nhật Bản vừa kết luận khoai lang là thực phẩm chống ung thư hiệu quả.
  • Trong cuộc sống hàng ngày, để phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe, mọi người phải ăn uống, làm việc, học tập, nghỉ ngơi có thời lượng nhất định, bảo đảm giấc ngủ đủ, sống có kỷ luật, vân vân.
  • Người cao tuổi (NCT) sống lâu, sống có ích là một điều rất mừng cho gia đình và xã hội. Tuy nhiên, để sống vui, sống khỏe, sống có ích lại là một việc không hề đơn giản, nó cần phải có sự nỗ lực của chính bản thân NCT.
  • Bí quyết trường xuân khá đơn giản, nằm trong tay của mỗi người và ai cũng cần phải thực hiện hàng ngày: đó là ăn uống, thư giãn và vận động cơ thể.
  • Theo Đông y, khoai lang vị cam bình, vào tỳ, thận. Có tác dụng kiện tỳ, ích khí, hòa vị, sinh tân, thông tiện. Dùng cho các trường hợp tỳ vị hư nhược (đái tháo đường, táo bón, quáng gà, vàng da...).
  • Khoai lang không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn có những công dụng phòng chữa bệnh và là một trong những thực phẩm tạo miễn dịch tốt cho cơ thể
  • Con gái tôi hay bị táo bón 2 ngày đi một lần, phân chắc. Tôi nấu khoai lang, nấu chung với bột cho bé ăn hàng ngày.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY