Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Khỏe Mạnh Về Nhà: Lời tâm sự chân thành gói trọn bao khắc khoải từ những người thân của các chiến binh áo trắng

Mỗi lần nghe kêu gọi #Stayhome, vận động người dân tận dụng thời gian ở bên gia đình, mình cũng chạnh lòng lắm. Vì nhà mình còn chưa biết ngày nào mới được gặp lại…

Chính thức lên sóng vào ngày thứ 99 của năm 2020, đoạn video "Khỏe mạnh về nhà" từ chiến dịch cùng tên của mạng xã hội Lotus bất ngờ mang đến một góc nhìn có phần khác lạ về "Tâm tư không nói được thành lời thì đã viết ra rồi. Đọc mà cảm nhận nhé!"

Câu chuyện của gia đình chị Bích Ngọc - điều dưỡng tại bệnh viện Bạch Mai, một trong những điểm "nóng" nằm trong tâm dịch, mở đầu bằng lời nhắn gửi rất chân tình qua lá thư tay mà chồng chị viết gửi vợ. Hẳn chị cũng đã có những phút yếu lòng, may thay bên chị luôn có anh làm chỗ dựa, là nguồn động viên để chị an tâm công tác.

Những giọt nước mắt sau lớp khẩu trang đã nói hộ mọi tâm tình của chị Ngọc trong những ngày xa chồng con làm nhiệm vụ.

Chia sẻ về thời điểm quyết định ủng hộ vợ tham gia trực chiến tại bệnh viện, anh Hoàng Ba cho biết vợ chồng đã có những giây phút cân nhắc, ngần ngừ. Bởi công việc này đã không còn chỉ là nhiệm vụ, nó còn đòi hỏi trong đó sự hy sinh, buộc chị Ngọc phải tạm gác lại trách nhiệm gia đình, để chồng một mình đảm đương tất cả.

Sẵn lòng để vợ trở thành một trong những người chiến sĩ tuyến đầu, anh Hoàng Ba hiểu đó cũng là thời điểm vợ chồng phải chấp nhận phải xa nhau.

"Mỗi lần chồng thay đồ bảo hộ ra rồi chụp ảnh lại trông tả tơi lắm!"

Những vết hằn trên sau lớp đồ bảo hộ y tế đã từng khiến cộng đồng mạng xúc động suốt những ngày vừa qua, đối với chính người thân của các y bác sĩ chính là hiện thân của tất cả lo lắng, nhớ nhung và nỗi đau nhức nhối.

Hình ảnh bác sỹ Duy Cường trong những bức hình chụp vội gửi về khiến vợ không khỏi xót xa.

Cuộc gọi video của anh Duy Cường và vợ hầu như xoay quanh cô con gái Chelsea bé bỏng. Dù nụ cười vẫn luôn nở trên môi, chị Vân Anh vẫn không giấu được tâm sự tủi thân khi phải xa chồng, chỉ còn đôi phút ít ỏi mỗi ngày để được nhìn thấy nhau.

Nụ hôn vụng về của cô con gái bé bỏng hẳn là một trong những điều anh Cường mong nhớ nhất trong suốt giai đoạn khắc nghiệt này.

"Nếu vợ ở đây, anh chỉ muốn nhắc phải cố gắng ăn sáng trước khi làm."

Có lẽ bất cứ ai từng có người thân đi công tác xa nhà cũng không khỏi ít nhiều lo lắng, vậy mà chị Thu Hiền - y tá tại Trạm y tế Hàng Gai, giờ lại còn đang nhận trọng trách thăm khám cho biết bao bệnh nhân Covid19 mỗi ngày.

Từng bức ảnh được anh Thanh Sơn cặm cụi góp nhặt cũng chính là nỗi nhớ của anh dành cho người vợ thân yêu.

Mặc cho ngoài kia bao người đang gọi vợ anh và đồng nghiệp là những người hùng, với anh Thanh Sơn, mỗi 24 giờ trôi qua là nỗi lo lắng canh cánh, sợ vợ chẳng ăn đủ no để có sức trực chiến cả ngày.

Không chỉ nỗi nhớ và trách nhiệm mà cả những lời hứa của chồng cũng đành tạm gác lại, đợi vợ "chiến đấu" trở về.

Những yêu thương giản dị và lời hứa cho ngày gặp lại

"Đã suy nghĩ kỹ chưa? Đã đến đây là chưa biết ngày về đâu!" - đó là những lời anh bảo vệ nói với vợ chồng chị Bích Ngọc khi thấy chị mang theo balo đến trước cổng viện. Bước vào hành trình của những ngày chia ly bất tận, đối mặt với biết bao dày vò của nỗi nhớ, bao lo toan nghi ngại về sự hiểm nguy của dịch bệnh, vậy mà họ vẫn để người thân của mình dấn bước vì trọng trách của người thầy Thu*c, vì họ tin dẫu có ở đâu thì gia đình vẫn luôn sẵn sàng bên cạnh sẻ chia.

Dù phải chấp nhận tạm xa vợ con, niềm tự hào vẫn ánh lên trong mắt anh Hoàng Ba khi nói về người vợ dũng cảm.

Với chị Vân Anh giờ đây, mong mỏi lớn nhất cũng chỉ là mong anh giữ gìn sức khỏe để bình an trở về nhà.

Nở nụ cười bao dung, anh Thanh Sơn từ tốn động viên vợ: "Nhà mình mọi thứ đều ổn, vợ cứ yên tâm giữ tư tưởng vững vàng, giữ được sức khỏe để sớm trở về nhà"

Nhìn những y bác sĩ ngày đêm trực chiến ở các bệnh viện tuyến đầu chống dịch, chúng ta không ngớt lời ca ngợi họ là những chiến binh áo trắng. Không phải ai cũng nghĩ đến, gia đình họ chính là những người đầu tiên phải chấp nhận để người thân mình trở thành hàng ngũ tiên phong của trận chiến chống dịch.

Với thông điệp nhắn gửi những lời yêu thương từ gia đình đến các y bác sĩ, video "Khỏe mạnh về nhà" khiến người xem xúc động hiểu rằng, chính các y bác sỹ đang khoác lên mình chiếc áo trắng đầy trách nhiệm ấy cũng là những người vợ, người chồng, là bố mẹ của những gia đình thân yêu. Từ đây, mọi tâm tư đồng cảm, niềm tin và sức mạnh sẽ được lan tỏa đến người thân cũng như các y bác sĩ: Đại dịch rồi sẽ lùi xa, chúng ta rồi sẽ bình yên về nhà!

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/khoe-manh-ve-nha-loi-tam-su-chan-thanh-goi-tron-bao-khac-khoai-tu-nhung-nguoi-than-cua-cac-chien-binh-ao-trang-20200410194914418.chn)

Tin cùng nội dung

  • Cả tuần này, trời đổ mưa to, mình đã cảm nhận được cái lạnh của những cơn mưa thu và thế là mùa hè đã hết. Thời tiết lúc giao mùa này bao giờ cũng dễ chịu hơn.
  • Mùa tựu trường lại đến. Những tấm áo trắng tinh khôi lại nô nức kéo về Hà Nội rực cháy niềm đam mê cho khát vọng tương lai. Biết bao nhiêu ước mơ tươi đẹp lại được chắp cánh và thắp lên niềm hy vọng.
  • Thầy nói cho tôi hiểu, tôi sẽ chẳng là ai trên trái đất này nếu như không chịu học, và tôi sẽ là kẻ trắng tay khi một mai, mọi thứ hào nhoáng biến mất.
  • Một chiều cuối xuân, chúng tôi có dịp ghé thăm nhà chị Nguyễn Thị Hoa ở xóm Cộng Hòa, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình – người phụ nữ được các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Thái Bình và Khoa Sản Trường đại học Y Thái Bình cứu sống
  • Trang mạng của tạp chí sức khỏe Prevention (Mỹ) gần đây đưa ra lịch trình giờ giấc để những người bị chứng mất ngủ có thể cải thiện sức khỏe do thiếu ngủ.
  • Mỗi ngày, có hơn 4.500 người bệnh trên cả nước đang chờ máu tại các bệnh viện, với họ hi vọng sống duy nhất phụ thuộc vào những đơn vị máu được hiến tặng từ người hiến máu tình nguyện.
  • Hiện tại có loại Thu*c nào có thể ngăn cho việc bị tái lại không? Con tôi ăn uống chung với mẹ có bị lây không.
  • Chúng tôi ở nước ngoài sắp về nước tìm nhận lại người thân bị thất lạc. Làm sao để biết chính xác đó là em, cháu ruột của mình? Tại TPHCM có nơi nào nhận xét nghiệm huyết thống? Chi phí và tính bảo mật? Cảm ơn Mangyte rất nhiều. Trân trọng! (Nguyễn Quốc Bình, Cộng hòa Liên bang Đức)
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY