Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Không chỉ làm việc dưới trời nắng nóng, ở trong nhà vẫn có thể bị sốc nhiệt với những việc làm nhiều người đang mắc phải

MangYTe – Thời tiết nắng nóng lên tới 40 độ C hiện nay rất dễ dẫn tới việc bị sốc nhiệt, không chỉ với những người làm việc dưới trời nắng nóng mà ngay cả làm việc ở trong nhà cũng có thể bị sốc nhiệt.

Hiện nay hầu hết các tỉnh thành đều có nhiệt độ rất cao, có những nơi lên tới hơn 40 độ c. với mức nhiệt tăng cao so với thời gian trước, khả năng bị say nắng, kiệt sức vì nóng, thậm chí bị có thể gặp phải ở nhiều người nếu tiếp xúc với nắng nóng hoặc hoạt động thể chất kéo dài.

Tuy nhiên, không chỉ làm việc dưới trời nắng nóng mà ở trong nhà vẫn có thể bị với những việc làm nhiều người đang mắc phải. chẳng hạn:

* Dùng điều hòa liên tục

Vào những ngày nắng nóng kỉ lục, điều hòa là "cứu cánh" của nhiều gia đình để chống lại thời tiết. thế nhưng, lại có thể gặp phải từ chính việc dùng điều hòa. nhiều gia đình sử dụng điều hòa liên tục dẫn tới chênh lệch nhiệt độ giữa bên ngoài và bên trong nơi có điều hòa hay vừa tắm xong, vừa tập thể dục xong vào phòng điều hòa luôn… tất cả những điều này rất dễ khiến cơ thể bị sốc nhiệt.

Để cơ thể tránh thay đổi nhiệt đột ngột khi di chuyển giữa các khu vực, dùng điều hòa trong nhà mọi người không nên để quá thấp. PGS. TS. Nguyễn Đức Lợi, nguyên cán bộ Viện KHCN Nhiệt Lạnh (ĐH Bách khoa Hà Nội) khuyến cáo, nhiệt độ chênh lệch giữa phòng điều hòa và ngoài trời an toàn là 7 độ. Tốt nhất là mọi người nên duy trì nhiệt độ phòng ở mức 25 – 28 độ C. Nếu thấy chưa đủ mát có thể sử dụng kết hợp thêm các thiết bị như quạt vừa giúp giảm điện năng mà lại an toàn sức khỏe.

* Vận động quá sức

Không chỉ làm việc dưới trời nắng nóng, ở trong nhà vẫn có thể bị sốc nhiệt với những việc làm nhiều người đang mắc phải - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Thói quen tập luyện thể dục thể thao là rất tốt cho sức khỏe. Hiện nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các dịch vụ Gym đang đóng cửa, nhiều người đã thay đổi dần thói quen sang tập luyện và vận động thể thao ngay tại nhà. Thời tiết nóng ẩm cộng với không gian trong nhà có thể không rộng rãi như ngoài phòng tập dẫn đến khả năng tự làm mát cơ thể kém hiệu quả hơn. Vận động quá sức, tập bài tập nặng có thể dẫn tới mất nước. Khi đó, bạn cần bổ sung nước thường xuyên và không tắm ngay khi cơ thể còn đang đổ nhiều mồ hôi để tránh sốc nhiệt.

Đặc biệt vừa tập thể thao cơ thể ra nhiều mồ hôi không hạ nhiệt điều hòa xuống thấp dễ khiến các mạch máu co lại đột ngột rất nguy hiểm.

* Để cơ thể khát nước

Theo pgs.ts nguyễn thị lâm – nguyên phó viện trưởng viện dinh dưỡng quốc gia, cũng có thể xảy ra khi cơ thể thiếu nước. thói quen của nhiều người là chỉ khi khát mới uống cần thay đổi, nhất là trong những ngày hè. mọi người cần tăng cường uống nhiều nước hơn bình thường. với những trẻ đang bú sữa có thể tăng cữ bú.

Mọi người cần nhớ dùng nước không có ga, ít đường. Đồ uống có gas và nhiều đường khiến cơ thể thoát nhiệt nhiều hơn, nóng bức hơn. Vào mùa hè cũng cần mặc đồ thoáng mát, thấm hút mồ hôi. Mồ hôi khó thoát ra được khi mặc nhiều lớp vải, khi đó ngấm vào cơ thể dẫn tới cơ thể khó làm mát nhanh.

Các chuyên gia khuyến cáo, kiệt sức vì nhiệt có thể nguy hiểm tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời. Mọi người cần chú ý đến các dấu hiệu kiệt sức vì nhiệt như cơ thể yếu mệt, nhức đầu, chóng mặt, chuột rút cơ, buồn nôn hoặc nôn mửa và tim đập nhanh.

Mọi người cần nhanh chóng khắc phục dấu hiệu kiệt sức do nhiệt để tránh nguy hiểm. Theo đó:

+ Nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát. Hãy nằm ngửa, nâng chân lên cao hơn mức tim.

+ Nới lỏng quần áo. Hãy cởi bỏ quần áo bó sát không cần thiết.

+ Khả năng đổ mồ hôi, hạ nhiệt của cơ thể phụ thuộc việc bù nước đầy đủ. Mọi người nên uống nước mát, không dùng đồ uống chứa cồn hoặc caffein do có thể làm cơ thể mất nước. Trong khi tập thể dục cần uống nước bổ sung.

Khi các dấu hiệu, triệu chứng xấu đi hoặc không cải thiện cần liên hệ cơ sở y tế.

Hà My

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/song-khoe/khong-chi-lam-viec-duoi-troi-nang-nong-o-trong-nha-van-co-the-bi-soc-nhiet-voi-nhung-viec-lam-nhieu-nguoi-dang-mac-phai-20210601151505171.htm)

Tin cùng nội dung

  • Say nắng là một điều dễ xảy ra với bất cứ ai khi mùa hè đến, dù sức khỏe bạn có tốt đến đâu.
  • Người cao tuổi (NCT) sống lâu, sống có ích là một điều rất mừng cho gia đình và xã hội. Tuy nhiên, để sống vui, sống khỏe, sống có ích lại là một việc không hề đơn giản, nó cần phải có sự nỗ lực của chính bản thân NCT.
  • Bí quyết trường xuân khá đơn giản, nằm trong tay của mỗi người và ai cũng cần phải thực hiện hàng ngày: đó là ăn uống, thư giãn và vận động cơ thể.
  • Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp các bạn biết cách phòng chống và cứu chữa khi có người bị say nắng, say nóng.
  • Chườm lạnh bắt cách đắp khăn hoặc đắp đá sau đó dùng Thu*c hạ sốt là những điều cơ bản cần thực hiện với người bị say nóng hoặc say nắng.
  • Nếu không được cấp cứu kịp thời, nạn nhân say nắng hoặc say nóng có thể rơi vào mê sảng, co giật, hôn mê và rất dễ Tu vong.
  • (Mangyte) - Nếu không được cấp cứu kịp thời, nạn nhân say nắng hoặc say nóng có thể rơi vào mê sảng, co giật, hôn mê và rất dễ Tu vong
  • Các biểu hiện của say nắng, say nóng có thể từ nhẹ: mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu... đến nặng, thậm chí rất nặng là ngất, hôn mê, trụy tim mạch, Tu vong. Do đó, chúng ta cần biết cách phòng tránh và xử trí khi có người bị say nắng, say nóng.
  • Say nắng là một trong những hội chứng liên quan đến sức nóng, bao gồm nhiều mức độ từ nhẹ là cơn chuột rút do nhiệt đến say nắng và nghiêm trọng nhất, có thể đe dọa tính mạng là sốc do nhiệt.
  • Sốc nhiệt là tình trạng nghiêm trọng nhất của các rối loạn liên quan đến nhiệt, sau chuột rút do nhiệt và say nắng. Sốc nhiệt thường là hậu quả của việc luyện tập thể thao hoặc lao động nặng nhọc trong môi trường nóng bức mà không uống bù đủ nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY