Tai , Mũi , Họng hôm nay

Không chủ quan khi khan tiếng

Khan tiếng là triệu chứng không đặc hiệu của nhiều bệnh ở thanh quản. Nhiều người bị khan tiếng kéo dài nhưng chủ quan dẫn đến bệnh nặng trở tay không kịp.

Theo BS Lê Thị Phương Trâm, Phó khoa tai mũi họng BVĐK Đồng Nai, có nhiềunguyên nhân dẫn đến khan tiếng sau:

Tổn thương dây thanh:

Các dạng tổn thương ở thanh quản thường gặp ở những người có công việc thường phải nói to, nóinhiều, như: giáo viên, phát thanh viên, người bán hàng, diễn viên kịch...

Ngoài tính chất công việc, những người khác cũng có thể bị khan tiếng khi có các yếu tố nguy cơ:thời gian làm việc kéo dài, cường độ của giọng lớn, thói quen hút Thu*c lá, uống rượu hoặc mắc mộtsố bệnh viêm xoang mũi, viêm amidan, viêm dạ dày... Những người làm việc trong môi trường tiếng ồncao, bụi bẩn, độc hại, nhất là bụi than và bụi hóa chất... cũng dễ mắc bệnh.

Ung thư dây thanh:

Bệnh thường gặp ở người trung niên, hút Thu*c lá nhiều, kéo dài. Khan tiếng ở nhóm người nàydiễn ra nặng dần, thỉnh thoảng kèm ho khan, giai đoạn sau ho khạc ra máu, giọng nói cứng, sút cân.Nội soi sẽ phát hiện các u, sùi niêm mạc dây thanh, giai đoạn trễ có thể ung thư xâm lấn. U chèn épvào khí quản gây khó thở. Nếu phát hiện sớm có thể điều trị bằng phẫu thuật cắt u và xạ trị, bệnhgần như khỏi hoàn toàn.

Lao thanh quản:

Bệnh hay gặp ở người đã từng bị lao phổi hoặc lao hạch. Lao thanh quản ban đầu là nói khan,giọng đôi, dần dần mất tiếng, ho khan; giọng trầm dần, tiếng nói run, rè.


Nấm thanh quản:

Ngoài biểu hiện hay gặp là chứng khan tiếng kéo dài, còn có thể xuất hiện thêm triệu chứng nhưngứa cổ và ho từng cơn. Nếu không được điều trị kịp thời, các bào tử nấm xâm nhập dần vào lớp tổchức dưới niêm mạc, tạo thành khối nấm giả u gây khó thở, khó nuốt, thậm chí thở rít.

Lõm dây thanh:

Lõm dây thanh là cũng có biểu hiện khan tiếng. Bệnh lý gây ra do thiếu hụt hay mất đi lớp mô đặcbiệt phủ trên dây thanh. Sự thiếu vắng các mô này là nguyên nhân làm rối loạn giọng nói, gây "giọngmái" (nam nói giọng nữ).

Thoái hóa dạng bột khí phế quản:

Bệnh làm khan tiếng kéo dài kèm khó thở và ho ra máu. Đôi lúc viêm đường hô hấp trên với ù tai,chóng mặt và chảy máu mũi.

Tổn thương dây thần kinh gây liệt dây thanh:

Bên trong của tình trạng khan tiếng sẽ có các bệnh lý, như: u thực quản, hạch ở quanh khí phếquản, phình tách động mạch chủ, u tuyến giáp trạng... Khi xuất hiện khan tiếng là bệnh đã tiếntriển đến giai đoạn cuối, bệnh tiến triển rất nặng, tiên lượng xấu.

Ngoài ra, các tổn thương não gây liệt dây thanh, liệt dây thanh do cảm lạnh hoặc do bị các sangchấn tâm lý… cũng có thể gây khan tiếng. Nên khi kiểm tra họng, nếu thấy khan tiếng diễn ra nhiềulần và kéo dài, bệnh nhân nên tới thăm khám tại các bệnh viên chuyên khoa kịp thời.

AloBacsi.vnTheo Uyên Uyên - Đồng nai online

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/khong-chu-quan-khi-khan-tieng-n99040.html)

Chủ đề liên quan:

Alobacsi.vn khan tiếng

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY