Hô hấp hôm nay

Phân biệt cảm cúm và cảm lạnh

Bệnh cúm nguy hiểm hơn so với cảm lạnh. Chứng cảm lạnh thông thường có diễn biến chậm hơn và không bị biến chứng vào phổi
Viện Giám sát Cúm châu Âu mới đây khuyến cáo những người nghi mắc bệnh cúm cần phân biệt rõ các biểu hiện "cảm lạnh và "cúm" theo đúng nghĩa y học.

Theo Giáo sư Koos van der Velden, làm việc tại Viện Giám sát Cúm châu Âu, cúm là một bệnh lý do virus có tên influenza (thể A hoặc B) gây ra, có thể gọi là "cúm dịch".

Người mắc cúm dịch thường sốt cao đột ngột, kèm theo ho khan dữ dội, nhức đầu, đau nhức cơ toàn thân, cảm giác lạnh và mệt mỏi. Một khi nhiễm cúm, người bệnh sẽ nhanh chóng kiệt sức, không thể đi lại được.

Trong khi đó, cảm lạnh là một phản ứng của cơ thể với thời tiết lạnh mà nhiều người vẫn nhầm lẫn là bệnh cúm. Người bị cảm lạnh thường có biểu hiện xổ mũi và ho có đờm.

Trên thực tế, bệnh "cúm" nguy hiểm hơn rất nhiều lần so với chứng "cảm lạnh". So với cúm dịch, chứng cảm lạnh thông thường có diễn biến chậm hơn và không bị biến chứng vào phổi.

Các nghiên cứu của Viện Giám sát Cúm châu Âu còn cho thấy chứng cảm lạnh thường xảy ra vào đầu tháng 9 ở đối tượng là trẻ em, trong khi bệnh cúm dịch lại bắt đầu sớm nhất vào tháng 12 và kéo dài không quá từ 5 đến 8 tuần. Đối tượng dễ mắc bệnh cúm nhất là thanh thiếu niên.




Tuy nhiên, ở độ tuổi này, bệnh cúm thường được chữa trị dễ dàng và không để lại di chứng. Những người ở tuổi trung niên trở lên, mặc dù khó nhiễm bệnh hơn, nhưng khi mắc lại thường là những ca phức tạp, có nguy cơ Tu vong rất cao. Chính vì vậy, một khi có các biểu hiện cúm, người bị bệnh cần được điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Cho đến nay, cách phòng chống cúm dịch hiệu quả nhất vẫn là tiêm vắcxin, nhưng theo các nhà chuyên môn, hiệu quả tiêm vắcxin cũng không phải là tuyệt đối. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hiệu quả phòng ngừa của vắcxin cúm giảm nhanh hoặc chậm tùy theo cơ thể mỗi người.

Chính vì vậy, Giáo sư Velden khuyến cáo không nên tiêm vắcxin quá sớm trước mùa dịch cúm. Ngay cả đối với những người đã tiêm vắcxin phòng cúm vẫn có tới từ 5-40% trường hợp nhiễm cúm do không phát huy được các kháng thể cần thiết.

Đối với các trường hợp này, các bác sĩ khuyến cáo nên dùng các loại Thu*c chống virus đặc trị với liều lượng thích hợp để tránh các biến chứng phức tạp hơn.

Theo Tuổi Trẻ
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/phan-biet-cam-cum-va-cam-lanh-n4360.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo y học cổ truyền, rau mùi tàu có vị cay hơi đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiệm tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau.Rau mùi tàu thường được sử dụng làm gia vị giúp ngon miệng, tiêu hóa tốt. Là cây thảo sống hàng năm hay vài năm, có thân mọc đứng, phân nhánh ở ngọn, cao 15 - 50 cm.
  • Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn. Cây trầu không được trồng ở khắp nơi trong nước ta để lấy lá ăn trầu (lá trầu không, vôi, cau và vỏ cây), ngoài ra lá trầu không còn được dùng làm Thu*c.
  • Đông y gọi quả rau ráng là chử thực tử. Có vị ngọt, mát đi vào 2 kinh: tâm, tỳ có tác dụng thanh can, bổ thận, mạnh gân cốt, sáng mắt dùng tốt cho người có tuổi.
  • Hiện nay, dịch cúm nói chung đang đe dọa nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó ở Việt Nam, nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H5N1 là rất cao. Làm gì để phòng chống cảm cúm nói chung, hay dịch cúm A/H5N1?
  • Bệnh ho theo Đông y gọi là khái thấu. Phong hàn khái thấu gặp khi thời tiết lúc nóng lúc lạnh thất thường, do không biết đề phòng khiến cho khí phong hàn liễm vào phế làm mất công năng túc giáng, hơi sẽ ngược lên mà gây thành bệnh. Khi phế tạng bị phong hàn đờm hỏa kích thích thì sự hô hấp của khí quản không thuận lợi sẽ gây thành chứng ho. Sau đây là một số bài Thuốc trị.
  • Bệnh cúm thường gặp trong mùa đông - xuân, y học hiện đại xếp loại bệnh do virut, bệnh dễ gây biến chứng viêm phổi, viêm tai giữa... và dễ lây lan trong cộng đồng. Đông y gọi cúm là cảm mạo phong nhiệt - cảm mạo truyền nhiễm. Phong nhiệt xâm phạm vào phần da, phế; làm mất công năng tuyên giáng của phế, kết hợp vệ khí bị trở ngại phát sinh các chứng ho, sốt, sợ gió, không sợ lạnh, mũi khô, mạch phù sác.
  • Theo Đông y, cảm cúm có 2 loại là: cảm phong hàn và cảm phong nhiệt. Cảm phong hàn còn gọi cảm mạo, là loại bệnh ngoại cảm, nhiều người mắc phải, gặp ở cả bốn mùa, nhưng mùa đông xuân, thì tỷ lệ người mắc bệnh nhiều hơn, nhất là người cao tuổi và trẻ em.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Phòng ngừa cảm cúm là điều cần thiết trong các kì nghỉ hay các ngày làm việc đều suôn sẻ. Các phương pháp và các cách phòng ngừa cảm cúm.
  • Cảm lạnh, bao gồm nguyên nhân gây ra triệu chứng như ngạt mũi hay tại sao nước mũi trở nên đặc và có màu vàng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY