Hô hấp hôm nay

Trẻ em ở nông thôn ít bị hen suyễn nhờ... vi khuẩn

Có thể sự kết hợp đặc biệt giữa các vi sinh vật kích thích hệ miễn dịch bẩm sinh và kiềm chế bệnh hen suyễn phát triển.
TS Markus và GS Erika von Mutius tại ĐH Ludwig-Maximilians đã công bố một kết quả nghiên cứu khả thú vị, cho thấy trẻ em ở các trang trại ít bị hen suyễn hơn so với trẻ em sống ở các vùng nông thôn khác. Phát hiện chứng tỏ vi sinh vật có vai trò nhất định trong việc bảo vệ trẻ em chống lại căn bệnh này.

Cơ chế sinh học của nó vẫn đang được làm sáng tỏ, nhưng các nhà nghiên cứu đã xác định được một số loài có liên quan đến nguy cơ hen suyễn. Kết quả này có ý nghĩa quan trọng trong công tác phòng chống hen suyễn trong cộng đồng.

Suyễn là một trong những bệnh mãn tính phổ biến nhất ở trẻ em và trong rất nhiều trường hợp nó đi theo họ trong suốt cuộc đời. Đó là thách thức với các nhà hoạch định chính sách chăm sóc sức khỏe.

Các nhà khoa học đã khảo sát một nhóm lớn học sinh Bavarian và từ các nông trại hoặc gần gũi với nông trại. Họ nghiên cứu vi khuẩn trong nước, phân tích mẫu bụi trong phòng ngủ, phân tích DNA của vi khuẩn và nấm.

Kết quả cho thấy trẻ em sống ở nông trại phải tiếp xúc với vi khuẩn lớn hơn nhiều lần. Vi khuẩn và nấm hoạt động như tác nhân bảo vệ sức khỏe, số vi sinh vật càng nhiều thì nguy cơ hen suyễn càng giảm.

Tuy cơ chế chưa rõ ràng, nhưng các nhà khoa học suy đoán rằng có thể có sự kết hợp đặc biệt giữa các vi sinh vật kích thích hệ miễn dịch bẩm sinh và ngăn nó chuyển thành dạng thúc đẩy phát triển bệnh hen suyễn.

Trong tương lai các nhà khoa học phải làm sáng tỏ bản chất sự liên quan giữa vi khuẩn trong bụi có tác dụng bảo vệ khỏi bệnh hen suyễn, xác định được những loại vi sinh vật cụ thể có tác dụng giống như vắc-xin chống hen suyễn.

Theo VietNamNet

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/tre-em-o-nong-thon-it-bi-hen-suyen-nho-vi-khuan-n1846.html)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Kh*ng b* sinh học là việc sử dụng vi khuẩn, virus hay vi sinh vật để gây bệnh hoặc lan truyền sự sợ hãi. Kh*ng b* sinh học được sử dụng để tấn công hay đe doạ người dân, chính phủ và các quốc gia. Trong các cuộc tấn công Kh*ng b* bằng vũ khí sinh học, chỉ một số ít người dân bị tổn thương hay chịu ảnh hưởng nhưng rất nhiều người khác lại cảm thấy sợ hãi và thay đổi hành vi của mình vì sự sợ hãi đó.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY