Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Không chủ quan với các triệu chứng của bệnh tăng sinh lành tuyến tiền liệt

(HNMO) - Thực tế điều trị thời gian qua tại Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, nhiều nam bệnh nhân bị bí tiểu cấp, nhiễm khuẩn niệu khi chú ý không đúng mức tới triệu chứng đường tiểu dưới do tăng sinh lành tuyến tiền liệt.

(HNMO) - Thực tế điều trị thời gian qua tại Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, nhiều nam bệnh nhân bị bí tiểu cấp, nhiễm khuẩn niệu khi chú ý không đúng mức tới triệu chứng đường tiểu dưới do tăng sinh lành tuyến tiền liệt.

Ngày 9-6, bác sĩ chuyên khoa i phó minh tín (khoa tiết niệu, bệnh viện đại học y dược thành phố hồ chí minh) thông tin, bệnh tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt gây ra tình trạng rối loạn đi tiểu, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của người bệnh. nếu nặng có thể gây bí tiểu cấp, nhiễm khuẩn niệu, tiểu máu đại thể, sỏi bàng quang, thậm chí suy thận do ngược dòng.

Mỗi năm, phòng khám tiết niệu của bệnh viện tiếp nhận khoảng 8.000 người bệnh đến khám vì tình trạng này. có rất nhiều bệnh có thể gây ra triệu chứng đường tiểu dưới như: viêm bàng quang, sỏi bàng quang, hẹp niệu đạo, ung thư tuyến tiền liệt...

Do đó, người bệnh cần được bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh dựa trên tình trạng khởi phát bệnh, các triệu chứng khác đi kèm, thăm khám tuyến tiền liệt qua ngả trực tràng, thực hiện một số xét nghiệm, siêu âm bụng... để chẩn đoán đúng triệu chứng đường tiểu dưới có phải do tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt gây ra hay không?

Trường hợp phát hiện bệnh do tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt, mục tiêu điều trị là làm giảm nhanh triệu chứng lâm sàng, tránh các biến chứng cần phải phẫu thuật và cải thiện chất lượng cuộc sống người bệnh bằng cách sử dụng Thu*c điều trị ít gây ra các tác dụng phụ đến chức năng tim mạch, T*nh d*c của người bệnh.

Đối với người bệnh có triệu chứng đường tiểu dưới mức độ nhẹ, không cần dùng Thu*c mà chỉ cần điều chỉnh lối sống và đánh giá lại sự thay đổi của triệu chứng mỗi 3 - 6 tháng. Nếu người bệnh có triệu chứng đường tiểu mức độ trung bình trở lên, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thì nên điều trị bằng Thu*c.

Trường hợp điều trị thu*c không hiệu quả hoặc người bệnh đã có các biến chứng của tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt (bí tiểu cấp tái đi tái lại, tiểu máu, nhiễm khuẩn niệu, sỏi bàng quang, túi thừa bàng quang, suy thận ngược dòng) thì cần được phẫu thuật ngay. người bệnh có thể được chỉ định cắt tuyến tiền liệt nội soi qua ngả niệu đạo bằng điện đơn cực, lưỡng cực hoặc laser... dựa trên tình trạng của từng người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Bác sĩ Phó Minh Tín chia sẻ: “Ngoài việc dùng Thu*c theo chỉ định, người bệnh nên áp dụng bài tập tăng cường cơ vùng chậu giúp cải thiện triệu chứng tiểu rỉ. Các bài tập liên tục co và thả lỏng các cơ vùng chậu làm cơ vùng chậu khỏe hơn, giúp cho việc nâng đỡ bàng quang và đóng cơ thắt tốt hơn...”.

Tuyến tiền liệt thường sẽ tăng kích thước sau 40 tuổi và đa phần là tăng sinh lành tính (trước đây còn gọi là phì đại tuyến tiền liệt, u xơ tuyến tiền liệt...). Tuy nhiên, tình trạng tăng sinh này có thể gây tắc nghẽn đường tiểu dưới của người bệnh.

Một số yếu tố nguy cơ tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt như: tuổi càng cao thì khả năng mắc bệnh càng nhiều, tiền căn gia đình có cha hoặc anh trai bị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt hoặc người bị béo phì, đái tháo đường, ít vận động thể lực...

Các triệu chứng có thể gồm nhóm triệu chứng bế tắc (tiểu khó, tia nước tiểu yếu, rặn khởi động, tiểu ngắt quãng) hoặc các triệu chứng kích thích (tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu đêm hoặc nước tiểu nhỏ giọt khi tiểu xong). tuy nhiên, không phải trường hợp nào có tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt đều biểu hiện triệu chứng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/1034145/khong-chu-quan-voi-cac-trieu-chung-cua-benh-tang-sinh-lanh-tuyen-tien-liet)

Tin cùng nội dung

  • Tuyến tiền liệt còn gọi là tuyến nhiếp hay tuyến nhiếp hộ, là tuyến tiết dịch của cơ quan Sinh d*c nam, nằm ở cửa ngõ của bàng quang, bao chung quanh niệu đạo.
  • Chào Mangyte, Xin cho tôi hỏi: muốn khám Thận - tiết niệu chuyên khoa ở TPHCM thì khám ở bệnh viện nào là tốt nhất? Tôi xin chân thành cảm ơn. (Trần Thị Nga - Gò Vấp, TPHCM)
  • Theo Đông y, cây bông hạc có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, trừ thấp. Dùng chữa viêm thận cấp tính và mạn tính; Viêm bàng quang; Sỏi tiết niệu...
  • Chụp X quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Urography, IVU) còn được gọi là chụp X quang bể thận bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Pyelography, IVP) là kỹ thuật sử dụng X quang và Thu*c cản quang tiêm qua đường tĩnh mạch để giúp khảo sát thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. IVU có thể giúp tìm kiếm sỏi thận cũng như nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu, tiểu ra máu hoặc những tổn thương khác của đường tiết niệu.
  • Ung thư tuyến tiền liệt là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới. Nếu được phát hiện sớm, ung thư này thường có khả năng chữa khỏi cao.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Đông y chia bệnh này làm 3 loại: bàng quang tích nhiệt, bàng quang ứ trở, thận dương hư suy.
  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Tuyến tiền liệt nằm bao quanh phần trên cùng của niệu đạo. Khi tuyến tiền liệt khoẻ mạnh, không gây ra vấn đề gì, nhưng nếu rối loạn xảy ra trong tuyến tiền liệt, mô trong tuyến này sẽ phồng lên hoặc lớn lên gây chèn ép niệu đạo và ảnh hưởng đến khả năng tiểu tiện.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY