Tâm linh hôm nay

Không diệt, không sinh, đừng sợ hãi

Với Không diệt không sinh đừng sợ hãi, Thầy Thích Nhất Hạnh đã đưa ra triết lý: “Tự muôn đời tôi vẫn tự do. Tử sinh chỉ là cửa ngõ ra vào, tử sinh là trò chơi cút bắt. Tôi chưa bao giờ từng sinh cũng chưa bao giờ từng diệt” và “Nỗi khổ lớn nhất của chúng ta là ý niệm về đến-đi, lui-tới.”

>Sách Phật giáo hay

Bài liên quan

Giới thiệu sách quý "Thực hành Đạo Phật để chuyển hóa tế bào ung thư"

Đường xưa mây trắng: Cuốn sách hay kể về cuộc đời Đức Phật

Top 10 cuốn sách xua tan mệt mỏi để cuộc sống được nhẹ nhàng

 “Kiến Phật”: Cuốn sách của hành trình tìm chốn an bình

Nhiều người trong chúng ta tin rằng cuộc đời của ta bắt đầu từ lúc chào đời và kết thúc khi ta ch*t. Chúng ta tin rằng chúng ta tới từ cái Không, nên khi ch*t chúng ta cũng không còn lại gì hết. Và chúng ta lo lắng vì sẽ trở thành hư vô.

Bụt có cái hiểu rất khác về cuộc đời. Ngài hiểu rằng sống và ch*t chỉ là những ý niệm không có thực. Coi đó là sự thực, chính là nguyên do gây cho chúng ta khổ não. Bụt dạy không có sinh, không có diệt, không tới cũng không đi, không giống nhau cũng không khác nhau, không có cái ngã thường hằng cũng không có hư vô. Chúng ta thì coi là Có hết mọi thứ. Khi chúng ta hiểu rằng mình không bị hủy diệt thì chúng ta không còn lo sợ. Đó là sự giải thoát. Chúng ta có thể an hưởng và thưởng thức đời sống một cách mới mẻ.

Với "không diệt không sinh đừng sợ hãi" là tựa sách được thiền sư thích nhất hạnh viết nên dựa trên kinh nghiệm của chính mình. ở đó, thầy nhất hạnh đã đưa ra một thay thế đáng ngạc nhiên cho hai triết lý trái ngược nhau về vĩnh cửu và hư không: “tự muôn đời tôi vẫn tự do. tử sinh chỉ là cửa ngõ ra vào, tử sinh là trò chơi cút bắt. tôi chưa bao giờ từng sinh cũng chưa bao giờ từng diệt” và “nỗi khổ lớn nhất của chúng ta là ý niệm về đến-đi, lui-tới.”

Được lặp đi lặp lại nhiều lần, thiền sư thích nhất hạnh  khuyên chúng ta thực tập nhìn sâu để chúng ta hiểu được và tự mình nếm được sự tự do của con đường chính giữa, không bị kẹt vào cả hai ý niệm của vĩnh cửu và hư không. là một thi sĩ nên khi giải thích về các sự trái ngược trong đời sống, thầy đã nhẹ nhàng vén bức màn vô minh ảo tưởng dùm chúng ta, cho phép chúng ta (có lẽ lần đầu tiên trong đời) được biết rằng sự kinh hoàng về cái ch*t chỉ có nguyên nhân là các ý niệm và hiểu biết sai lầm của chính mình mà thôi.

Tri kiến về sống, ch*t của thầy vô cùng vi tế và đẹp đẽ. cũng như những điều vi tế, đẹp đẽ khác, cách thưởng thức hay nhất là thiền quán trong thinh lặng. lòng nhân hậu và từ bi phát xuất từ suối nguồn thâm tuệ của thiền sư thích nhất hạnh là một loại Thu*c chữa lành những vết thương trong trái tim chúng ta.

Thiền sư thích nhất hạnh cũng có lòng tin vững chắc vào khả năng có thể đạt tới hiểu biết của con người. nhưng mục tiêu của thầy cao cả hơn sự thu góp các kiến thức khoa học. đó là sự giải thoát và trí tuệ bát nhã.

Thiền sư thích nhất hạnh sinh năm 1926 tại huế, là giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội, người vận động cho hòa bình, và là nhà sư nổi tiếng của phật giáo thế giới. năm 1973, thầy đến pháp định cư và trở thành trụ trì tại chùa làng mai trong nhiều thập kỷ.

Bằng những nỗ lực và cống hiến không ngừng nghỉ của mình, thiền sư thích nhất hạnh trở thành một trong những người có ảnh hưởng quan trọng nhất đến sự phát triển của phật giáo ở phương tây. thầy thích nhất hạnh đã viết hơn 100 cuốn sách, trong số đó hơn 40 cuốn bằng tiếng anh. ông là người vận động cho phong trào hòa bình, với các giải pháp không bạo lực cho các mâu thuẫn. vào tháng 10/2018, ông trở về chùa từ hiếu (huế) để an trú trong tĩnh lặng.

Thanh Tâm

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/khong-diet-khong-sinh-dung-so-hai-d33596.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY