Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Kiêng tắm khi trẻ ốm, cha mẹ đang làm hại con?

(MangYTe) - Không ít phụ huynh vì bao bọc con quá nhiều, con ốm là kiêng tắm, kiêng gió và dẫn đến những hậu quả đáng buồn.

Theo pgs.ts bùi vũ huy – nguyên trưởng khoa nhi, bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương, nhiều bậc cha mẹ có thói quen con bị ốm là kiêng tắm, kiêng gió, nhất là với trẻ bị thuỷ đậu, sởi hay chân tay miệng… "đây là quan niệm phản khoa học", bs huy nói.

Suốt thời gian công tác, bác sĩ huy gặp không ít trường hợp trẻ đáng thương chỉ vì bố mẹ không tắm khi con bị bệnh. thậm chí có những trẻ bị viêm da, bội nhiễm hay “cam tẩu mã” vào viện trong tình trạng răng mủn, rụng gần hết, chỉ còn trơ mỗi lưỡi.

Nguyên nhân là do thói quen chữa bệnh thiếu hiểu biết của các bậc phụ huynh. cứ con bị sởi là kiêng tắm. điều này sẽ khiến vi khuẩn có cơ hội phát triển và làm hại cơ thể trẻ. đặc biệt là vi khuẩn gây ra bệnh “cam tẩu mã” như fussobacterium, prevotella… do vệ sinh cơ thể, răng miệng cho trẻ kém.

Kiêng tắm khi trẻ ốm, cha mẹ đang làm hại con? - 1PGS.TS Bùi Vũ Huy – nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Cam tẩu mã là bệnh có diễn biến rất khó lường, thường phát triển trên nền một bệnh lý khác, kèm với việc người bệnh không được tắm rửa, vệ sinh, chăm sóc răng miệng sạch sẽ. vì vậy, trẻ bị bệnh sởi, bạch hầu hay thường hàn kèm suy dinh dưỡng thường rất dễ bị cam tẩu mã.

Bệnh đặc biệt nguy hiểm bởi khi mắc bệnh, trẻ suy giảm miễn dịch, hôi miệng, viêm nhiễm nướu, chảy máu chân răng… Nếu không được điều trị và can thiệp kịp thời thì những trẻ bị bệnh sẽ có nguy cơ bị chuyển màu nướu, mùi hôi tăng, viêm loét, hoại tử và phá hủy toàn bộ mô, xương, bộ phận Sinh d*c hoặc khiến trẻ thiệt mạng.

Bs huy khuyến cáo các bậc cha mẹ tuyệt đối không được tin hay nghe theo những phương pháp chữa bệnh dân gian, truyền miệng. bởi đây là những phương pháp chưa được chứng minh bằng cơ sở khoa học.

Ngoài ra, khi trẻ mắc bệnh, việc đầu tiên là các bậc cha mẹ cần tuyệt đối nghe theo phương pháp điều trị bệnh của các bác sĩ đưa ra. cha mẹ nên đưa con tới bệnh viện, cơ sở y tế nơi gần nhất để được các bác sĩ thăm khám và điều trị cụ thể.

Khi con bị bệnh, cha mẹ không nên quá kiêng khem mà cần bổ sung thêm dinh dưỡng và vệ sinh thân thể cho con. bởi đây là thời điểm trẻ rất cần được bổ sung chất dinh dưỡng và vệ sinh răng miệng, cơ thể sạch sẽ. việc làm này giúp tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp trẻ có khả năng chống lại bệnh tật.

Thêm thông tin

Xót thương cậu bé có biệt danh 'người rắn', phải tắm liên tục mỗi giờ

17:38 14/01/2020 0

9 thói quen xấu trong phòng tắm khiến bạn bị hàng triệu vi khuẩn tấn công

07:54 26/11/2019 0
Phạm Quý

Mạng Y Tế
Nguồn: VTC (https://vtc.vn/kieng-tam-khi-tre-om-cha-me-dang-lam-hai-con-ar579952.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Theo Lương y Đình Thuấn, Đông y chia bệnh sởi làm 3 giai đoạn. Sau đây là một số món ăn cho trẻ bị mắc sởi tùy theo từng giai đoạn của bệnh.
  • Đông y cho rằng: Bệnh sởi là một loại ôn bệnh, dễ phát triển thành ôn dịch. Bệnh do khí hậu thay đổi trái mùa, những trẻ em có cơ địa trái với khí hậu của tự nhiên hoặc cơ thể yếu không chịu được thời tiết lúc đó thì dễ nhiễm bệnh.
  • Đông y gọi bệnh sởi là “sa tử”, có nghĩa là nốt sởi mọc lên như hạt cát. Bệnh thuộc loại truyền nhiễm. Bệnh thường phát sinh vào mùa đông xuân khi khí hậu thay đổi ở một độ ẩm nhất định thì sinh ra khí độc. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 2 - 8 tuổi, cũng có trẻ lớn tuổi nhưng do cơ thể yếu nên cũng thường nhiễm bệnh. Chu kỳ của bệnh sởi không theo qui luật, có khi 5 năm, có khi 7 - 10 năm một chu kỳ lệ thuộc vào thời tiết và khí hậu của từng năm.
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Có một điều thú vị cha mẹ nên biết, tuổi lên 2 chính là “tuổi nói không” ở trẻ và nếu biết cách sẽ không những khắc phục được sự ương bướng ở con mà còn là cơ hội rất tốt để giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách.
  • Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2015 đến ngày 11/2, cả nước ghi nhận 123 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại 25 tỉnh, thành phố.
  • Nhà mỗi cậu quý tử độc đinh, từ nhỏ tới lớn cậu muốn gì cha mẹ chiều nấy, còn mỗi vớt trăng dưới nước, hái sao trên trời là cậu chưa được toại nguyện.
  • Sởi là một bệnh nhiễm trùng ở trẻ em do virus gây ra. Trước đây bệnh sởi khá phổ biến, ngày nay bệnh sởi có thể được phòng ngừa bằng vaccine (vắcxin). Các triệu chứng của bệnh sởi bao gồm ho, sổ mũi, mắt đỏ, đau họng, sốt và phát ban đỏ dạng đốm rải rác toàn thân.
  • Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào ? Những ai có nguy cơ mắc bệnh ? Bệnh sởi có biểu hiện như thế nào ? Cách chuẩn đoán và phòng ngừa bệnh sởi ?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY