Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Kinh nghiệm tác nghiệp trong vùng dịch nhìn từ đại dịch SARS cách đây 17 năm

(MangYTe) Từ kinh nghiệm tác nghiệp trong dịch SARS, phóng viên ảnh Nguyễn Việt Thanh chia sẻ: “Các bạn phóng viên nếu tác nghiệp trong vùng dịch cần tuần thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của các bác sĩ bởi an toàn với sức khỏe bản thân là quan trọng nhất. Nhất là không được quên đeo khẩu trang y tế”.

Cách đây 17 năm, khi dịch SARS bùng phát tại Việt Nam, phóng viên ảnh Nguyễn Việt Thanh đã một mình một máy, 3 lần vào Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương để chụp bộ ảnh về các bác sĩ và bệnh nhân tại đây.

Nhà báo Nguyễn Việt Thanh chia sẻ về tác phẩm đầy ấn tượng của mình trong thời điểm dịch SARS bùng phát: Đó là bộ ảnh dịch SARS tôi chụp cách đây 17 năm tại bệnh viện nhiệt đới TW... Một bệnh dịch viêm đường hô hấp cấp, xảy ra trong thời gian ngắn, không có Thu*c đặc trị. Vào thời điểm 2003 Việt Nam là nước đầu tiên được WHO công nhận đã ngăn chặn thành công đại dịch này.

Từ giữa tháng 11/2002 tới tháng 7/2003, dịch SARS (Severe acute respiratory syndrome - Hội chứng hô hấp cấp tính nặng) bùng phát ở Hồng Kông, lan tỏa toàn cầu và gần như trở thành một đại dịch.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Chỉ trong vòng vài tuần lễ, SARS lan từ Hồng Kông sang lây nhiễm nhiều người khác tại 37 quốc gia trên thế giới (trong đó có Việt Nam) vào đầu năm 2003. Tổng cộng có 8422 trường hợp mắc bệnh và 916 trường hợp Tu vong trên toàn thế giới (chiếm 10,9%).

Trong đại dịch SARS năm 2003, Việt Nam có 63 người mắc bệnh, 5 người Tu vong.

Năm ấy, phóng viên ảnh của tờ Vietnam News Nguyễn Việt Thanh 33 tuổi. Trong vòng một tháng cao điểm của dịch SARS tại Việt Nam, anh đã ba lần ra vào Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương để ghi lại sự khốc liệt của các các y bác sĩ và bệnh nhân trong quá trình điều trị căn bệnh cúm này.

“Man rợ lắm!” - nhớ lại những ngày tháng ấy anh Việt Thanh nói: “Man rợ không phải về dịch bệnh mà là về thông tin truyền thông. Hồi ấy không có facebook, thông tin rất ít. Thông tin về dịch SARS chủ yếu là tin đồn và vài tờ báo chính thống. Sợ ch*t khiếp!”.

Vào thời điểm ấy, phố Phương Mai nhộn nhịp người xe vắng ngắt người qua lại, các cửa hàng cửa hiệu đóng chặt cửa. Nhiều người thậm chí còn không dám đi qua con đường này.

“Sợ ch*t khiếp!” nhưng anh Thanh...vẫn vào. Có lẽ vì yêu nghề và pha chút liều lĩnh của tuổi trẻ. Vũ khí duy nhất anh sử dụng trước đại dịch chỉ  là chiếc khẩu trang y tế và chiếc máy ảnh Nikon D100, ống kính 16-35 f2.8. Sau một tháng với ba lần vào tâm dịch, 500 bức ảnh đã được ghi lại.

Từ những bức ảnh này, nhân dân Việt Nam và thế giới đã được biết thêm về sự khốc liệt của cuộc chiến chống dịch bệnh, sự vất vả của bệnh nhân và cả sự lạc quan của các cán bộ, y bác sĩ giữa trung tâm chỉ huy phòng chống dịch SARS tại Việt Nam.

Năm nay, diễn biến của dịch virus Corona còn phức tạp. Đến nay cả thế giới có hơn 7.800 ca nhiễm, 170 ca đã Tu vong. Trong cuộc họp báo diễn ra lúc gần 3h sáng 31/1 (giờ Hà Nội) ở Geneva (Thụy Sĩ), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố sự bùng phát chủng virus corona mới (2019-nCoV) từ Trung Quốc là “tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu”. Hôm qua (30/1), Việt Nam cũng công bố phát hiện 3 ca bệnh viêm phổi do virus corona sau khi từ Vũ Hán về nước, 1 ca khác mắc bệnh khi đang ở Trung Quốc.

Chia sẻ kinh nghiệm về tác nghiệp trong đại dịch, anh Nguyễn Việt Thanh nói: “Các bạn phóng viên nếu tác nghiệp trong vùng dịch cần tuần thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của các bác sĩ bởi an toan với sức khỏe của bản thân là quan trọng nhất. Nhất là không được quên đeo khẩu trang y tế”.

Bộ ảnh của anh Nguyễn Việt Thanh sau đó đã đoạt giải cao nhất của Giải báo chí Quốc gia năm 2003.

Cùng xem lại bộ ảnh của anh Nguyễn Việt Thanh tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương năm 2003:

Tử Hưng

Mạng Y Tế
Nguồn: Công luận (https://congluan.vn/kinh-nghiem-tac-nghiep-trong-vung-dich-nhin-tu-dai-dich-sars-cach-day-17-nam-post73138.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY