Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Cần có sự công bằng cho những người ngã xuống vì dịch SARS

Trong ngành y tế, rất nhiều y, bác sĩ đã và đang từng ngày, từng giờ dũng cảm giúp bệnh nhân chống lại dịch bệnh. Máu họ đã đổ, tính mạng họ đã mất ngay trong thời bình không bom đạn.

Bài 1: Mất mát trong cuộc chiến không tiếng súng

Trong ngành y tế, rất nhiều y, bác sĩ đã và đang từng ngày, từng giờ dũng cảm giúp bệnh nhân chống lại dịch bệnh. Máu họ đã đổ, tính mạng họ đã mất ngay trong thời bình không bom đạn. Nhưng vì nhiều lý do, trong số họ còn không ít người chưa được truy tặng theo đúng cách mà họ xứng đáng được tôn vinh. Dẫu cho thời gian có làm dịu mọi vết thương, nhưng những hình ảnh ấy vẫn để lại sự thương cảm cho rất nhiều người ở lại mỗi lần nhắc tới...

45 ngày “cuộc chiến không bom đạn”

Mỗi lần lực lượng y tế phải gồng mình trước những dịch bệnh xảy ra hàng năm, lại là một dịp khiến người ta liên tưởng tới đại dịch sars năm xưa, bởi sự quái ác và tính “tàn bạo” chưa từng có của nó. trong khuôn viên cây cối um tùm ở một góc nhỏ tại bv việt pháp, hà nội, có một ngôi miếu thờ những y, bác sĩ đã hy sinh nằm lặng lẽ, yên tĩnh khác hẳn với sự ồn ào của khu vực khám chữa bệnh, càng trái ngược với sự khẩn trương cấp tập trong dịch sars tại chính nơi đây của 12 năm trước. ngôi miếu như chứng tích lặng lẽ về những chiến công của những y, bác sĩ đã vĩnh viễn ra đi trong cuộc chiến chống dịch sars năm xưa.

Tháng 3/2003, dịch sars lan ra toàn thế giới, tin người ch*t, người lây bệnh, tin dịch bùng nổ ra toàn cầu khiến mọi người lo sợ. thời điểm đó, bv việt pháp là nơi điều trị dịch bệnh khủng khiếp này. sau những bức tường bệnh viện là những con người sẵn sàng cô lập mình để tập trung cứu chữa cho những ca bệnh nguy hiểm mà y học chưa hề gặp trước đó, dù trong tay không hề có một thứ “vũ khí” nào hữu hiệu lúc đó.

Những y, bác sĩ công tác hồi đó vẫn luôn hồi hộp mỗi khi nhớ lại. mức độ nguy hiểm của bệnh thật kinh khủng mà vẫn ngày ngày lao vào cứu chữa những ca bệnh, cả thế giới đang tìm cách chạy trốn.

Ngày 15/3/2003, y tá lượng là người ra đi đầu tiên tại bv việt pháp vì sars. sau đó cứ vài ngày lại có thêm người Tu vong. số người mắc bệnh không ngừng gia tăng. lúc cao điểm, có quá nửa nhân viên bệnh viện lây bệnh. dịch sars đã khiến 44 y tá, bác sĩ của bv việt pháp lây bệnh (trong đó 6 y, bác sĩ trong và ngoài nước) đã ch*t. đại diện who, bác sĩ carlo ubani một trong những người đầu tiên sang việt nam để trực tiếp nắm bắt tình hình dịch sars nhưng cũng bị lây nhiễm sars và cũng đã Tu vong.

Từ những hy sinh của các y, bác sĩ và sự vào cuộc quyết liệt của toàn ngành y tế, cả hệ thống chính trị, sau 45 ngày chống chọi với dịch bệnh, Việt Nam đã được WHO ghi nhận là quốc gia đầu tiên khống chế thành công dịch SARS. Đây là niềm vui chung của toàn thể người dân trong nước cũng như trên toàn thế giới.

Bs. olivier cattin làm việc tại bv việt pháp, tại lễ tưởng niệm 10 năm những người hy sinh trong dịch sars, cho biết: “càng tìm hiểu kỹ về bệnh sars, bạn sẽ càng cảm thấy cảm phục sự anh hùng của những người đứng đầu nơi chiến tuyến chống lại nó. tôi chưa từng gặp những bác sĩ, y tá nào tuyệt vời như những người tôi gặp ở đây”.

Bv việt pháp giờ vẫn là một trong những địa chỉ khám chữa bệnh, tấp nập hơn. thế nhưng, mặc bao đổi thay đến từng ngày, ngôi miếu ấy vẫn còn lặng lẽ, những con người ấy vẫn chưa chính thức được truy tặng một danh hiệu nào cho đến ngày hôm nay, ngoại trừ người anh hùng - bs. carlo urbani.

Những anh hùng thời bình

Vừa qua, một sự mất mát nữa lại đến với ngành y tế đã cho thấy, lực lượng y, bác sĩ vẫn luôn phải đối diện với nguy hiểm không kém những ngành nghề khác. điều dưỡng võ văn đấu, sinh năm 1989, viên chức bệnh viện tâm thần tỉnh tiền giang bị bỏng 70% trong khi thực hiện nhiệm vụ đi bắt bệnh nhân tâm thần đang trong giai đoạn kích động trốn viện.

Sau khi hết ca trực, anh Đấu vừa về đến nhà thì nhận được điện thoại của Ban Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Tiền Giang cho biết có một gia đình cầu cứu vì con họ đang bị rối loạn tinh thần, đòi đốt nhà. Anh Đấu đã nhanh chóng đến cơ quan rồi cùng 2 đồng nghiệp khác đến nhà người bệnh Ngô Thành Trí (SN 1975, ngụ huyện Châu Thành, Tiền Giang) để khống chế người này. Khi anh Đấu vật lộn khống chế thì bị Trí tạt xăng vào người. Do đang đứng gần lò bánh bao nên anh Đấu bị ngọn lửa bén nhanh, thiêu sống. Người dân đã dập lửa và đưa anh vào bệnh viện địa phương, sau đó chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy với diện tích bỏng lên đến hơn 70%. Mặc dù được các y, bác sĩ cứu chữa tận tình và hỗ trợ tối đa về cơ sở vật chất, Thu*c men nhưng anh Đấu không qua khỏi.

Ngay sau đó, Bộ Y tế đã gửi công văn đến UBND tỉnh Tiền Giang đề nghị căn cứ các quy định của pháp luật xem xét báo cáo cơ quan có thẩm quyền thực hiện các chính sách cao nhất đối với điều dưỡng Võ Văn Đấu. Theo công văn của Bộ Y tế, tại Điều 15 Luật Viên chức quy định: “Trường hợp bị thương hoặc ch*t do thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao thì được xét hưởng chính sách như thương binh hoặc được xét để công nhận là liệt sĩ theo quy định của pháp luật”, để đảm bảo quyền lợi đối với viên chức y tế đang thực hiện nhiệm vụ, đồng thời động viên tinh thần gia đình ông Võ Văn Đấu và các cán bộ y tế đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, Bộ Y tế kính đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang căn cứ các quy định của pháp luật xem xét báo cáo cơ quan có thẩm quyền để thực hiện chế độ chính sách cao nhất đối với ông Võ Văn Đấu.

Việc này cho thấy, càng ngày, những chính sách đối với cán bộ y tế ngày càng được chú trọng. Những mất mát được người dân và ngành khắc ghi bằng những việc làm cụ thể. Tuy nhiên, những người đã từng biết câu chuyện về những y, bác sĩ đã hy sinh trong dịch SARS, vẫn luôn mong chờ một ngày nào đó, câu chuyện ấy được nhắc tới và những tấm gương ấy luôn được khắc ghi như những người anh hùng, bởi họ xứng đáng là những người hùng thời bình.

Bài 2: Vì sao các y, bác sĩ chưa được truy tặng bất cứ danh hiệu nào?

Nhóm PVTS

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-can-co-su-cong-bang-cho-nhung-nguoi-nga-xuong-vi-dich-sars-15466.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY