Trong phương đẳng bộ chia làm hai bộ chính là bảo tích và đại tập. nếu phân loại theo hiển mật thì kinh này thuộc phương đẳng mật chú bộ, vì có thần chú quán thế âm bồ tát cứu khổ, gọi tắt là thần chú cứu khổ.
南無救苦觀世音菩薩。百千萬億佛。恒河沙數佛。無量功德佛。佛告阿難言。此 經大聖。能救獄囚。能救重病。能救千災百難苦。若有人。誦得一千遍。一身離苦難 。誦得一萬遍。合家離苦難。南無佛力威。南無佛力護。使人無惡心。令人身得度。回光菩薩。回善菩薩。阿耨大天王。正殿菩薩。摩邱摩邱。清淨比邱。官事得散。私 事得休。諸大菩薩。五百羅漢。救護弟子身。悉皆離苦難。自然觀世音。纓絡不須解 。勤誦千萬遍。災難自然得解脫。信受奉行。即說真言曰。今菩今菩提 陀羅尼帝 尼佉羅帝 菩提薩婆訶
Nam mô cứu khổ Quan Thế Âm bồ tát, bách thiên vạn ức Phật, hằng hà sa số Phật, vô lượng công đức Phật. Phật cáo A Nan ngôn, thử kinh đại thánh, năng cứu ngục tù, năng cứu trọng bịnh, năng cứu thiên tai bách nạn khổ. Nhược hữu nhân, tụng đắc nhất thiên biến, nhất thân ly khổ nạn, tụng đắc nhất vạn biến, hợp gia ly khổ nạn. Nam mô Phật lực uy, nam mô Phật lực hộ, sử nhân vô ác tâm, linh nhân thân đắc độ. Hồi Quang bồ tát, Hồi Thiện bồ tát, A Nậu đại thiên vương, Chánh Điện bồ tát, ma kheo ma kheo, thanh tịnh tỳ kheo, quan sự đắc tán, tư sự đắc hưu. Chư đại bồ tát, ngũ bách la hán, cứu hộ đệ tử thân, tất giai ly khổ nạn. Tự nhiên Quan Thế Âm, anh lạc bất tu giải, cần tụng thiên vạn biến, T*i n*n tự nhiên đắc giải. Tín thọ phụng hành, tức thuyết chân ngôn viết: Kim bồ kim bồ đề, đà la ni đế, ni khư la đế, bồ đề tát bà ha.
Kính lạy bồ tát quán thế âm, bậc đại sĩ cứu khổ, kính lạy trăm ngàn muôn ức đức phật, hằng hà sa số đức phật, những bậc toàn giác có vô lượng công đức.
Đức Phật dạy tôn giả A Nan rằng: “Kinh này rất là cao cả, có thể cứu thoát ngục tù, có thể cứu chữa bịnh nặng, có thể cứu vớt trăm T*i n*n ngàn khổ ách. Nếu có người tụng kinh này được một ngàn lần thì bản thân lìa khổ nạn, tụng được một muôn lần thì cả nhà lìa khổ nạn.”
Quay về nương tựa sức oai thần của phật, quay về nương tựa sức gia hộ của phật, khiến cho mọi người không sanh tâm ác độc, làm cho mọi người và bản thân được phật cứu độ. quay về nương tựa bồ tát hồi quang, bồ tát hồi thiện, đại thiên vương a nậu, bồ tát chánh điện, các bậc tỳ kheo thanh tịnh, bố ma và phá ác, thì việc cửa quan được cởi bỏ, việc không chánh đáng được ngưng dứt. cúi xin chư vị đại bồ tát, năm trăm vị la hán cứu hộ bản thân đệ tử (và thân nhân/ mọi người/ chúng sanh) thảy đều lìa khổ nạn. như xâu chuỗi anh lạc của bồ tát quán thế âm tự nhiên phân rời ra, người nào siêng năng tụng ngàn muôn lần (kinh này) thì các T*i n*n tự nhiên được cởi bỏ, thoát khỏi.
Đại chúng nghe lời phật dạy, tin tưởng, tiếp nhận và vâng làm, bồ tát quan thế âm liền nói thần chú rằng: kim bồ kim bồ đề, đà la ni đế, ni khư la đế, bồ đề tát bà ha.
Nam mô (Namah/Namaha) là phiên âm tiếng Phạn, nghĩa là kính lễ, kính lạy, xin thành kính đến, quay về nương tựa (qui y). Đây là lời của chúng sanh hướng về Phật, bồ tát, giáo pháp, thánh hiền tăng mà thốt lên lời thật long qui y, tín thuận.
Bồ tát quán thế âm (avalokitesvara bodhisattva) là vị đại sĩ quán sát, lắng nghe âm thanh của cuộc đời, “soi thấy bằng ngàn mắt và nắm giữ bằng ngàn tay”, sẵn sàng cứu khổ chúng sanh: “ngàn nơi cầu nguyện ngàn nơi ứng, biển khổ thuyền dong cứu độ người”. bồ tát quan thế âm xuất hiện rất nhiều trong hầu hết kinh điển đại thừa, ngài tượng trưng cho đức tánh từ bi (karuna) qua thần lực cứu độ chúng sanh đang đau khổ và phương tiện lực dẫn dắt chúng sanh đi đến giải thoát.
Thánh (arya) là khái niệm đối lập với phàm tục. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chủ trương đả phá bốn giai cấp đương thời (sát đế lợi, bà la môn, phệ xá và thủ đà la), vì thế những người gia nhập tăng đoàn là Thích tử bình đẳng, không y cứ vào gia thế, tư cách, tài sản, lấy chánh đạo làm thánh. Người tìm cầu và thực hành chánh đạo đều gọi là thánh. Sự xuất gia cầu đạo của đức Phật Thích Ca gọi là thánh cầu. Bát chánh đạo còn gọi là bát thánh đạo, tức tám con đường thánh đưa đến niết bàn. Tứ diệu đế, bốn chân lý chắc thật, còn gọi là tứ thánh đế, bốn chân lý của bậc thánh. Chữ thánh trong kinh này hiểu là chân chánh, vi diệu, mầu nhiệm, cao cả.
Bồ tát (bodhisattva) gọi đủ là bồ đề tát đỏa, chỉ cho người tu hành mà trên thì cầu thành phật bằng trí tuệ, dưới thì hóa độ chúng sanh bằng từ bi, là người có đủ hai hạnh: lợi ình lợi người và dũng mãnh cầu phật quả. bồ tát hồi quang là bồ tát soi chiếu lại tâm mình. bồ tát hồi thiện là bồ tát trở về tánh thiện vốn có của mình.
Đại thiên vương a nậu, còn gọi là a nậu quan âm, tức một trong 33 ứng thân của bồ tát quan thế âm, là hình tượng vị bồ tát ngồi trên gộp đá nhìn ra biển. như kinh pháp hoa, phẩm phổ môn ghi: “hoặc trôi dạt biển lớn, các nạn dữ cá rồng, do sức niệm quan âm, sóng không thể nhận chìm”. vì biển cả và cá rồng có nhân duyên với ao a nậu đạt nên bồ tát quan âm mới có danh xưng như vậy.
Bồ tát chánh điện là bồ tát cung điện của chánh pháp, lấy ý nghĩa bản thân là cung điện phụng thờ chánh pháp của phật.
Tỳ kheo (bí sô), tiếng Phạn là bhiksu, có nghĩa là thành tựu trọn vẹn, Trung Hoa dịch là cận viên (gần tới viên tịch: Niết bàn) hay bước lên chỗ cao (upasampada). Tỳ kheo là vị được tôn cao trong các chúng khác (chúng trung tôn), làvị cụ túc giới pháp (250 giới điều) và oai nghi (không có những cử động bất xứng). Theo luận Đại trí độ, tỳ kheo có 5 nghĩa: Khất sĩ, phá phiền não (phá ác), ra khỏi nhà thế tục (xuất gia), trì giới thanh tịnh và làm ma quân sợ hãi (bố ma). Trong đó, phá ác, bố ma và khất sĩ được gọi là tỳ kheo tam nghĩa. Ma kheo, ma kheo, thanh tịnh tỳ kheo được dịch là các bậc tỳ kheo thanh tịnh, bố ma và phá ác. Thanh tịnh tỳ kheo là tỳ kheo giữ giới thanh tịnh. Ma kheo trước là tỳ kheo bố ma. Ma kheo sau là tỳ kheo phá ác. Ác là phiền não, mà phiền não cũng thuộc ma quân, tức mọi sự ác nghiệt, trở ngại và phá hoại Phật, Phật pháp và người hành trì Phật pháp.
Ngũ bách la hán là 500 vị a la hán, tức chỉ cho 500 vị thanh văn đã chứng quả vô học. Trong bốn quả thánh: tu đà hoàn (sotapatti), tu đà hàm (sakadagami), a na hàm (anagami) và a la hán (arahanta), thì từ quả a na hàm trở xuống gọi là bậc hữu học vì chưa được giải thoát hoàn toàn, còn phải học tập, trong khi quả a la hán đã được giải thoát hoàn toàn, không còn phải học nữa nên gọi là bậc vô học. Ngũ bách la hán được nhắc đến trong kinh Phật ngũ bách đệ tử tự thuyết bản khởi và kinh Pháp hoa: Phẩm Ngũ bách đệ tử thọ ký. Sau khi đức Phật diệt độ, tôn giả Đại Ca Diếp từng cùng với 500 vị la hán kết tập pháp tạng ở thành Vương Xá. Ở Trung Hoa, việc sùng bái 500 vị la hán rất thịnh hành. Hiện nay, ở Việt Nam, chùa Bái Đính - Ninh Bình và chùa Minh Thành - Pleiku có tôn tạo và thờ phụng 500 vị la hán.
Anh lạc (keyura) xuất từ tiếng phạn, chỉ cho xâu chuỗi ngọc qúy mà người nam, người nữ qúy tộc ấn độ ngày xưa thường đeo mang làm trang sức. chữ anh (纓) trong chánh văn có bộ mịch, đôi khi đồng nghĩa với chữ anh (瓔) có bộ ngọc. vì là dịch âm nên dùng chữ anh có bộ mịch hay bộ ngọc đều được cả, tuy nhiên người ta quen dùng chữ anh có bộ ngọc hơn. trong đạo phật, chuỗi anh lạc được ví như giới luật để trang nghiêm pháp thân. sự kiện chuỗi anh lạc của bồ tát quan thế âm phân ra là theo phẩm phổ môn trong kinh pháp hoa: sau khi nghe đức phật tán thán thần lực và phương tiện lực của bồ tát quan thế âm, bồ tát vô tận ý liền “cởi xâu chuỗi anh lạc bằng các thứ châu báu đeo nơi cổ, giá trị bằng trăm ngàn lượng vàng mà dâng cúng cho bồ tát quan thế âm”. bồ tát quan thế âm nhận rồi phân ra làm hai phần, một phần hiến cúng đức phật thích ca và một phần hiến cúng tháp phật đa bảo. với thần lực của bồ tát quan thế âm thì sự phân chia chuỗi ngọc không có chút gì nhọc công, cầm trên tay một xâu, tự nhiên biến thành hai xâu ngắn hơn. người trì tụng kinh cứu khổ hay thần chú cứu khổ sẽ dược thoát khỏi khổ nạn một cách tự nhiên, đó không phải là nhờ thần lực gia hộ của bồ tát quan thế âm hay sao?
Đức phật dạy tôn giả a nan rằng: “kinh này rất là cao cả, có thể cứu thoát ngục tù, có thể cứu chữa bịnh nặng, có thể cứu vớt trăm T*i n*n ngàn khổ ách. nếu có người tụng kinh này được một ngàn lần thì bản thân lìa khổ nạn, tụng được một muôn lần thì cả nhà lìa khổ nạn. như xâu chuỗi anh lạc của bồ tát quán thế âm tự nhiên phân rời ra, người nào siêng năng tụng ngàn muôn lần (kinh này) thì các T*i n*n tự nhiên được cởi bỏ, thoát khỏi”.
Đại chúng nghe lời phật dạy, tin tưởng, tiếp nhận và vâng làm, bồ tát quan thế âm liền nói thần chú rằng: kim bồ kim bồ đề, đà la ni đế, ni khư la đế, bồ đề tát bà ha.
Kính lạy trăm ngàn muôn ức đức Phật, hằng hà sa số đức Phật, những bậc toàn giác có vô lượng công đức.
Con xin quay về nương tựa sức oai thần của Phật, quay về nương tựa sức gia hộ của Phật, khiến cho mọi người không sanh tâm ác độc, làm cho mọi người và bản thân được Phật cứu độ.
Con xin quay về nương tựa bồ tát hồi quang, bồ tát hồi thiện, đại thiên vương a nậu, bồ tát chánh điện, các bậc tỳ kheo thanh tịnh, bố ma và phá ác, thì việc cửa quan được cởi bỏ, việc không chánh đáng được ngưng dứt. cúi xin chư vị đại bồ tát, năm trăm vị la hán cứu hộ bản thân đệ tử (và thân nhân/ mọi người/ chúng sanh) thảy đều lìa khổ nạn.
Phật nói kinh này cũng tức là thần chú Cứu khổ, rất là cao cả, nhiệm mầu, linh ứng, người trì tụng kinh này, thần chú này thì tai qua nạn khỏi, hết bịnh, ra khỏi ngục tù thế gian và ngục tù phiền não, thoát nạn cửa quan và phiền toái, bản thân và gia đình bình an, người không sanh ác tâm, hóa giải hận thù, như ý, như nguyện.
Biểu tượng của kinh này là sự cứu khổ của bồ tát quán thế âm, biểu hiện qua tâm đại từ bi, tâm bình đẳng, tâm hướng về chân tâm, tâm hướng thiện, tâm cung kính, tâm cứu độ, tâm giữ giới, tâm bỏ ác làm lành, tâm rủ bỏ phiền não, tâm tin tưởng mãnh liệt vào sự cứu độ của phật, bồ tát, la hán. trì kinh chú này thì phải hành theo biểu tượng như vậy.
Trì chú Cứu khổ ít nhiều đều được, cố nhiên càng nhiều càng tốt, như kinh nói một ngàn biến, một muôn biến, một ngàn muôn biến. Muốn trì chú này thì trước phải tụng đọc kinh văn và phát nguyện như trên đã nói, sau đó trì chú theo khả năng và thì giờ của mỗi người, cần nhất là phải sống theo tinh thần biểu tượng của kinh này.
Phần hồi hướng của kinh ngũ bách danh quán thế âm có bài kinh quán thế âm bồ tát cứu khổ. kinh ngũ bách danh quán thế âm có thể xuất hiện trước thời của thiền sư chuyết chuyết (1590 - 1644), tức trước thế kỷ 16, như vậy kinh quán thế âm bồ tát cứu khổ cũng xuất hiện khá lâu. điều đáng nói là thần chú cứu khổ trong chánh văn, không biết vì lý do nào, được đổi thành thần chú thất phật diệt tội. thần chú cứu khổ là: “kim bồ kim bồ đề, đà la ni đế, ni khư la đế, bồ đề tát bà ha”, bị sửa lại là: “kim bà kim bà đế (đúng phải là ly bà ly bà đế), cầu ha cầu ha đế, đà la ni đế, ni ha ra đế, tỳ lê nễ đế, ma ha già đế, chơn lăng càn đế, ta bà ha”. thần chú thất phật diệt tội, trích từ kinh đại phương quảng đà la ni, là thần chú của bảy đức phật trong quá khứ đã nói ra cho các tỳ kheo, tỳ kheo ni phạm tội tứ trọng, ngũ nghịch có thể sám hối, dứt tội, được phước. có lẽ vì chánh văn là “kim bồ kim bồ đế” gần giống với “ly bà ly bà đế” nên ráp nối phần sau, giữ nguyên câu trước có sửa đổi thành “kim bà kim bà đế”.
Mẹ tôi lúc còn nhỏ đã được ông ngoại dạy cho bài kinh này, bảo học thuộc và trì tụng. nghe mẹ tôi kể, lúc pháo rơi đạn lạc thời chiến tranh, tại ngoại ô thành phố huế, một căn nhà hàng xóm thoát nạn pháo kích vì trong nhà có người trì tụng kinh này. có câu là “phàm có cảm thì đều thông, nên cầu gì mà chẳng ứng”, khi gặp bất cứ hoạn nạn, khổ đau nào chúng ta có thể thầm niệm ngắn gọn, như một câu thần chú, như sau: nam mô phật đà da, nam mô đạt ma da, nam mô tăng già da, nam mô quan thế âm bồ tát ma ha tát, dịch bịnh tiêu trừ (có thể đổi lời cầu xin), ta bà ha. đây là trích trong kinh phật thuyết đoạn ôn (tục tạng, quyển 1, số 19), kinh kể về việc thành vương xá bị ôn dịch, người ch*t vô số, tôn giả a nan thỉnh phật dạy phương pháp cứu tế, đức phật dạy đọc lời nguyện như trên, thế là ôn dịch đẩy lui.
Con về nương tựa bồ tát quan thế âm, vị đại sĩ nắm giữ con bằng ngàn tay, soi thấy con bằng ngàn mắt, làm cho con bặt hết yếu tố tội ác, làm cho con phát khởi và thực hành hạnh từ bi.
Con tên là....., pháp danh....., cầu cho bản thân, thân nhân, chúng sanh, tất cả cùng được....., ta bà ha.
Ngưỡng nguyện đức đại bi Quan Thế Âm cùng Phật Pháp Tăng, vô thượng Tam bảo, mật thùy chứng minh gia hộ.
Chủ đề liên quan:
bồ tát Kinh Quán Thế Âm Bồ Tát Kinh Quán Thế Âm Bồ Tát Cứu Khổ Quán Thế Âm quán thế âm bồ tát Quán Thế Âm Bồ Tát Cứu Khổ Kinh Ý nghĩa Kinh Quán Thế Âm Bồ Tát