Đương quy nhật bản hay còn gọi là đương quy, quy nhật, quy di thực có tên khoa học là angelica acutiloba (sieb.et.zucc) kitagawa.
Tại nhật bản cây đương quy mọc hoang ở vùng mt.ibuki và vùng ven sống hida. tại nước ta chưa tìm thấy đương quy mọc trong tự nhiên. đương quy tại nước ta được trồng nhiều khu vực các tỉnh phía bắc như sapa, lâm đồng…
Đương quy là thân thảo, cây trưởng thành cao từ 60 – 100cm. lá đương quy có cuống dài ,màu tím nhạt, lá xẻ lông chim, mép lá có răng cưa không đều, lá trơn, không có lông. hoa đương quy hình tán kép, cánh hoa màu trắng. quả bế đuôi, thuôn dài.
Cây thường ra hoa vào tháng 3 đến tháng 4.
Theo các tài liệu đông y cây đương quy có vị ngọt, hơi đắng, hơi cay, tính ấm, có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, dưỡng gân cốt, tiêu sưng nhuận tràng thường được dùng trị các chứng bệnh ở phụ nữ như điều hòa kinh nguyệt, đau bụng kinh, vô kinh, sa tử cung… trị các chứng do thiếu máu dẫn đến người mệt mỏi, ăn ngủ kém, đau đầu, đau lưng, đau nhức xương khớp, táo bón….
Hiện nay đương quy được sử dụng phổ biến trong đông y, là vị dược liệu đầu bảng trong phòng và điều trị các chứng bệnh phụ nữ. ngoài được sử dụng làm dược liệu đương quy còn dùng đương quy ngâm rượu, ngâm mật ong làm Thuốc, làm gia vị nấu một số món ăn từ đương quy như đương quy hầm gà, làm đẹp cho chị em phụ nữ nhu làm mặt nạ đương quy, trị nám, tàn nhang, làm trắng da….
Chính vì lẽ đó mà có khá nhiều địa phương phát triển mô hình trồng đương quy làm Thuốc thu giá trị kinh tế rất cao. vậy quy trình, kỹ thuật trồng đương quy làm Thuốc cho giá trị dược tính cao nhất có khó không? cây đương quy phát triển tốt nhất trong điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng như thế nào?
Theo một số kết quả nghiên cứu thì giai đoạn sinh trưởng của cây có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đương quy nhật bản.
Là giai đoạn bắt đầu từ khi cây mọc mầm, phát triển thành cây. Khi đó bộ lá quanh cổ rễ sẽ phát triển tối đa, sự sinh trưởng sinh dưỡng càng mạnh thì sự tích lũy chất khô vào củ càng nhiều. Do đó thời gian sinh trưởng của trồng đương quy càng kéo dài thì càng có ý nghĩa trong việc tăng năng suất, chất lượng cây dược liệu.
tiếp theo của quá trình sinh trưởng sinh dưỡng là giai đoạn sinh trưởng sinh sản. Giai đoạn này bắt đầu từ khi cây ra ngồng, hình thành những lá nhỏ trên thân, củ, rễ không lớn nữa mà tiêu hao dinh dưỡng để nuôi hoa, quả. Nếu trồng đương quy để làm Thuốc khi cây bước giai đoạn này sẽ dễ làm củ bị xơ, rỗng.
Trồng sâm đương quy có thể trồng bằng hạt hoặc củ. Hầu hết hiện nay các địa phương đều trồng bằng hạt. Tại nước ta chỉ có tại Sapa là cho tỉ lệ nảy mầm cao nhất so với các khu vực khác trên cả nước.
Khi chọn mua đương quy nhật làm giống trồng nên trồng luôn trong năm tỉ lệ nảy mần sẽ cao hơn.
Trồng cây đương quy thường gieo hạt vào khoảng tháng 9 đến tháng 10 đến khoảng tháng 3- 4 năm sau chọn cây mập khỏe, không sâu bệnh để ra hoa làm giống. khoảng tháng 5 cây bắt đầu ra ngồng, tháng 6 ra hoa, tháng 7 có thể thu hạt để làm giống.
Cây phát triển và cho chất lượng củ tốt nhất trên nền đất thịt nhẹ, nhiều mùn.
Sau khi lựa chọn được khu vực đất thích hợp thì làm đất, lên luống cao khoảng 30cm, rộng khoảng 100cm. Trộn đất với phân hữu cơ đã ủ oai theo tỉ lệ phân chuồng + 120kg ure + 100kg supe lân + 60kg Kali/ha sau đó tiến hành gieo hạt.
Thông thường 1 sào bắc bộ (360M2) gieo hết khoảng 0,3 -0,4 kg.
Tiến hành trộn hạt với cát mịn hoặc tro bếp rồi gieo lên luống. sau đó phủ rơm rạ lên. Trong thời gian gieo hạt cần đảm bảo độ ẩm cho đất khoảng 70 – 80% để tạo điều kiện tốt nhất cho hạt nảy mầm. Sau khoảng 5 – 10 ngày hạt nảy mầm thì có thể dỡ bỏ rơm rạ.
Khi cây bắt đầu ra lá trên toàn bộ ruộng trồng sâm đương quy thì tiến hành bón thúc phân ure lần 1 100kg ure/ha.
Khoảng tháng 11 bón thúc đợt 2 khoảng 150kg ure + 100kg supe lân/ha. Trước mỗi lần bón thúc thì phải nhỏ sạch cỏ dại.
Khi cây được 4 lá thì tiến hành nhổ tỉa định khoảng cách cây.
Nếu trồng luôn tại ruộng thì nhổ tỉa khoảng cách giữa các cây từ 40 x40cm.
Nếu ươm cây con để sang xuân ruống ra trồng làm giống thì để khoảng cách các cây từ 15 – 20cm. sang xuân khi cây chưa lên lá mới thì tiến hành ruống cây ra ruộng trồng cây đương quy.
Trong thời gian trồng cây đương quy cần chú ý một số loại sâu bệnh thường gặp như sâu xám, sâu xanh, rệp, nhện đỏ, bệnh lở cổ rễ, sùi củ.
Phòng trừ: làm kỹ đất, vệ sinh đồng ruộng, xử lý hạt trước khi trồng. Thường xuyên kiểm tra tình trạng phát triển và sâu bệnh của cây, nếu bị ít có thể dùng các biện pháp sinh học, cơ học để tiêu diệt sâu bệnh. Nếu cây bị nặng, diện rộng thì có thể sử dụng một số loại Thuốc bảo vệ thực vật như Sherpa 25EC, Thuốc tập kỳ 18EC, Vipast 5ND, Pegasus với nồng độ và thời gian cách ly theo hướng dẫn trên nhãn Thuốc.
Vào tháng 11, 12 khi cây bắt đầu già thì tiến hành thu hoạch. Khi cần chú ý tránh làm xây xát, gãy củ. Nếu chăm sóc tốt cây có thể đạt 2,5 – 3 tấn dược liệu khô/ha.
Trên đây là. Hiện nay có một số trang mạng đưa tin bà con khu vực các tỉnh Lâm Đồng, Sapa – Lào Cai trồng cây đương quy làm Thuốc cho thu nhập cao.
Theo Mẹ Tự Nhiên
Chủ đề liên quan:
công dụng của sâm đương quy đương quy kỹ thuật kỹ thuật trồng sâm đương quy làm thuốc nhật bản Sâm đương quy sâm đương quy Nhật Bản làm thuốc trồng cây