Xét nghiệm và chẩn đoán hôm nay

Xét nghiệm là một trong những kỹ thuật y học chẩn đoán thuộc khối cận lâm sàng. Khoa xét nghiệm có nhiệm vụ vận hành và sử dụng các trang thiết bị xét nghiệm, ứng dụng kiến thức khoa học y tế phối hợp với các kỹ thuật y tế dự phòng để hỗ trợ trong việc chẩn đoán và điều trị của khối lâm sàng. Có 2 chuyên khoa xét nghiệm y học là: Khoa Xét nghiệm hoá sinh và Xét nghiệm vi sinh.

Kỹ thuật Chụp X quang

Chụp X quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh rất phổ biến để khảo sát xương và một số mô khác.
chụp x quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh rất phổ biến để khảo sát xương và một số mô khác.


X QUANG LÀ GÌ?

X quang là một loại bức xạ năng lượng cao. Một máy chụp x quang phát ra các chùm tia X. Các tia X xuyên qua các mô mềm và thành phần dịch (chất lỏng) trong cơ thể một cách dễ dàng . Tuy nhiên, các mô đặc như xương sẽ cản một số tia X lại. Đậm độ hay độ đậm đặc (density) có nghĩa là số vật chất có trong một khoảng không gian nhất định. Mô càng đặc (tức đậm độ cao) thì càng cho ít tia X xuyên qua. Không khí và nước ít đặc (tức đậm độ thấp) vì các phần tử cấu thành không liên kết chặt chẽ với nhau.

chụp x quang NHƯ THẾ NÀO?

Phim X quang, cũng tương tự như phim chụp hình, được đặt phía sau bộ phận cơ thể cần chụp. Máy X quang sẽ chiếu tia X qua bộ phận cơ thể này. Các tia X nào gặp phim sẽ tạo hình. Càng nhiều tia X đến phim thì hình ghi được càng đen hơn. Vì vậy, các bộ phận đặc của cơ thể cản rất nhiều tia X sẽ cho hình trắng (ví dụ như xương) trong khi những bộ phận cơ thể rỗng hoặc đầy khí sẽ cho hình đen (ví dụ như phổi). Các mô mềm (ví dụ như cơ hoặc các tạng đặc trong cơ thể) sẽ cho hình ảnh có mức độ xám khác nhau tuỳ theo đậm độ của chúng. Phim X quang được đọc bởi bác sĩ X quang (Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh) và bác sĩ này sẽ gửi kết quả đến bác sĩ đã cho chỉ định chụp x quang. chụp x quang không gây đau. Bạn không thể nhìn thấy hoặc cảm thấy tia X. Bạn phải đứng yên khi tia X được phát ra, vì nếu không hình chụp sẽ bị mờ.

HÌNH X QUANG THÔNG THƯỜNG SẼ CHO THẤY GÌ?

chụp x quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh nhanh chóng, dễ dàng và có chi phí tương đối thấp. Nó cần thiết để chẩn đoán hoặc để giải quyết các vấn đề khác nhau. Tuy nhiên, một X quang thông thường vẫn có mặt hạn chế. X quang cản quang, CT scan hoặc các kỹ thuật hình ảnh khác có thể bổ sung để đánh giá chính xác hơn nữa các bộ phận cơ thể nhất định, nhất là mô mềm và các tạng như não và gan.

NHỮNG NGUY CƠ TỪ chụp x quang

Có rất ít nguy cơ sau 1 lần chụp x quang. Tuy nhiên nếu chụp đi chụp lại sẽ có nguy cơ vì tia X sẽ gây tổn thương một số tế bào trong cơ thể và có thể dẫn đến ung thư về sau. Liều bức xạ tia X luôn được giữ ở mức tối thiểu cần để có hình ảnh đẹp của cơ quan cần được chụp kiểm tra. Người chụp X quang ( thường là kỹ thuật viên ) cũng luôn mặc áo chì hoặc ra sau tấm kính bảo vệ khi chụp để tránh phơi nhiễm tia X lặp đi lặp lại). Phụ nữ có thai không nên chụp x quang khi không thật cần thiết vì có một nguy cơ nhỏ là tia X sẽ gây ra bất thường cho thai nhi. Đây là lý do tại sao phụ nữ trước khi chụp x quang PHẢI ĐƯỢC HỎI rằng có mang thai hay không hoặc có nghi ngờ có thai hay không.
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-ky-thuat-chup-x-quang-457.html)
Từ khóa: chụp x quang

Chủ đề liên quan:

chụp x quang kỹ thuật x quang

Tin cùng nội dung

  • Gõ cửa các nơi chữa vô sinh từ năm 2007, cuối cùng vợ chồng Nicola và Andrew Stone ở thành phố Derby, Anh, toại nguyện nhờ kỹ thuật keo gắn phôi (EmbryoGlue).
  • Sau sáu phút từ khi máu ngừng lưu thông, não sẽ ch*t, bệnh nhân Tu vong trong vòng 8-10 phút và mọi can thiệp sau đó dù là của êkip chuyên nghiệp cũng bó tay.
  • Điện cơ (Electromyography - EMG) là một kỹ thuật chẩn đoán để xác định sức mạnh của cơ và các tế bào thần kinh điều khiển chúng (các tế bào thần kinh vận động - motor neurons).
  • Nhũ ảnh là hình ảnh X quang tuyến vú được sử dụng để tầm soát ung thư vú. Nhũ ảnh đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm ung thư vú và giúp làm giảm tỉ lệ Tu vong do ung thư vú.
  • Siêu âm là một kỹ thuật không gây đau sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh của các cơ quan và các cấu trúc bên trong cơ thể.
  • Chụp X quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Urography, IVU) còn được gọi là chụp X quang bể thận bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Pyelography, IVP) là kỹ thuật sử dụng X quang và Thu*c cản quang tiêm qua đường tĩnh mạch để giúp khảo sát thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. IVU có thể giúp tìm kiếm sỏi thận cũng như nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu, tiểu ra máu hoặc những tổn thương khác của đường tiết niệu.
  • Xạ hình xương sử dụng các hạt nhân phóng xạ để tạo nên hình ảnh của xương. Hạt nhân phóng xạ là các chất hóa học phát ra tia xạ, các tia xạ này được phát hiện bởi máy quét.
  • Siêu âm tim là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh dùng sóng siêu âm để khảo sát cấu trúc, hình thái và chức năng của tim.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Một số lưu ý khi kiểm tra răng miệng bằng phim X quang.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY