Kinh tế xã hội hôm nay

Kỹ thuật Phục hồi chức năng – ngành học đầy tiềm năng

Hiện nay, ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng đang dần khẳng định vị thế quan trọng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Vai trò của ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng trong hệ thống y tế

Tổ chức y tế thế giới đã đưa ra một khái niệm đầy đủ về phục hồi chức năng là các biện pháp y học, kinh tế, xã hội, giáo dục hướng nghiệp và kỹ thuật phục hồi nhằm làm giảm tác động của giảm chức năng và khuyết tật, đảm bảo cho người khuyết tật hội nhập xã hội, có những cơ hội bình đẳng và tham gia đầy đủ các hoạt động của xã hội.

Hiện nay, với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, đặc biệt trong y học, nhiều ứng dụng chuyên sâu trong lĩnh vực PHCN đã được triển khai ứng dụng như vật lý trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, hoạt động trị liệu, tâm lý trị liệu, dụng cụ chỉnh hình ... mang lại hiệu quả điều trị vượt bậc cho người bệnh.

Đặc biệt, trong những năm gần đây, vai trò và tầm quan trọng của kỹ thuật viên phục hồi chức năng đã dần được nhiều người biết đến và được xã hội công nhận. điển hình trong đại dịch covid-19 vừa qua, những bệnh nhân mắc covid-19 ngoài việc được điều trị bằng Thu*c, các trang thiết bị y tế hiện đại thì vai trò của kỹ thuật viên phục hồi chức năng trong việc phcn hô hấp, chức năng vận động… là rất đáng kể.

nam phi công người anh đang được các ktv phục hồi chức năng tập ngồi dậy và vận động chân chuẩn bị bước đi. (nguồn: tuoitre.vn)

Cơ hội việc làm đa dạng

Theo kết quả điều tra quốc gia về người khuyết tật của tổng cục thống kê được công bố ngày 1/11/2019, việt nam có hơn 6,2 triệu người khuyết tật, chiếm hơn 7% dân số. nguyên nhân chủ yếu do các di chứng sau T*i n*n chấn thương, dị tật bẩm sinh ở trẻ em hay do mắc các bệnh lý như thoái hóa cột sống, tai biến mạch máu não.... bên cạnh đó, quá trình già hóa dân số ở ở việt nam không ngừng gia tăng làm cho nhu cầu phục hồi chức năng ngày càng lớn. điều này cho thấy nhu cầu sử dụng dịch vụ phục hồi chức năng tương đối lớn.

Tuy nhiên, trên thực thế, tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực phcn được đào tào bài bản vẫn đang là một bài toán khó cho các nhà tuyển dụng cũng như các nhà quản lý. theo nghiên cứu đánh giá nhu cầu đào tạo kỹ thuật phcn tại việt nam năm 2019 của trường đại học y tế công cộng, hiện cả nước ước tính thiếu hụt khoảng 10.000 kỹ thuật viên phcn được đào tạo bài bản. điều này dẫn đến tình trạng người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề tiếp cận dịch vụ phục hồi chức năng, đặc biệt là các kỹ thuật chuyên sâu như hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Khoảng trống nhân lực lớn và nhu cầu phcn của xã hội ngày càng tăng khiến cho kỹ thuật phcn trở thànhmột ngành học đầy tiềm năng phát triển trong tương lai không xa. sinh viên tốt nghiệp ngành này hiện nay đang được các nhà tuyển dụng săn đón với mức lương cũng như nhiều chế độ đãi ngộ hấp dẫn. cử nhân kỹ thuật phục hồi chức năng có thể làm ở những vị trí việc làm như: khoa phcn, khoa đông y của các cơ sở cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh; bệnh viện, trung tâm phục hồi chức năng; trung tâm dưỡng lão; trung tâm bảo trợ xã hội; công ty cung cấp trang thiết bị y tế; các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, các dự án về phcn; các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ về phcn và người khuyết tật.

Hơn thế nữa, tính cơ động là điểm cộng của nghề PHCN, khi tại Việt Nam hiện nay, mô hình PHCN tại nhà, các trung tâm trị liệu tư nhân đang phát triển nở rộ ở nhiều tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng, Thái Nguyên…

Ngành trọng tâm phát triển của hệ thống y tế

Theo pgs.ts. lương ngọc khuê – cục trưởng cục quản lý khám, chữa bệnh – bộ y tế, những năm gần đây, công tác phục hồi chức năng cho người bệnh, người khuyết tật ngày càng được đảng, nhà nước và ngành y tế quan tâm, thể hiện thông qua các chính sách chiến lược phát triển phục hồi chức năng tại việt nam. trong đó, nâng cao năng lực cho cán bộ y tế chuyên ngành phcn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.

Hàng năm, bộ y tế có nhiều hoạt động phối hợp với hội phcn việt nam, các tổ chức phi chính phủ như tổ chức các khóa tập huấn, hội nghị khoa học về phcn nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ phcn. bên cạnh đó, đây còn là cơ hộichia sẻ kinh nghiệm và giải pháp nhằm tăng cường công tác phục hồi chức năng đáp ứng nhu cầu xã hội. một trong những giải pháp trọng tâm được bộ y tế cũng như các chuyên gia trong nước và quốc tế đưa ra là giải pháp đào tạo, hướng đến hoàn thiện chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo cho ngành kỹ thuật phcn, đặc biệt là các chuyên ngành như hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu. chính vì vậy, các trường đại học đào tạo chuyên ngành này cũng nhận được nhiều sự ủng hộ, giúp đỡ của bộ y tế, bộ giáo dục đào tạo, các ban ngành liên quan và các tổ chức trong và ngoài nước, nhằm hướng đến chuẩn hóa nguồn nhân lực ngành kt phcn.

Hiện tại, cả nước có 7 trường đại học đào tạo chính quy cử nhân ngành phục hồi chức năng: đh kỹ thuật y tế hải dương, đh y khoa tokyo việt nam, đh phenikaa, đh quốc tế hồng bàng, đh kỹ thuật y tế đà nẵng, đh y dược tp. hồ chí minh và đh y tế công cộng. trong đó, trường đại học y tế công cộng là trường công lập duy nhất hiện nay trên địa bàn thủ đô hà nội chính thức tuyển sinh từ năm học 2020-2021, hướng tới đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hội nhập quốc tế vì sự phát triển của ngành phcn việt nam.

cơ sở thực hành kỹ thuật phục hồi chức năng tại trường đại học y tế công cộng

Mọi thông tin chi tiết đào tạo cử nhân kỹ thuật phục hồi chức năng vui vui lòng liên hệ: phòng quản lý đào tạo đại học

Địa chỉ: 1A Đường Đức Thắng, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Điện Thoại: 024.62662299 - 024 6266 2342

Website: https://huph.edu.vn/

Fanpage:https://www.facebook.com/truongdaihocytecongconghuph

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/ky-thuat-phuc-hoi-chuc-nang-nganh-hoc-day-tiem-nang-n189400.html)

Tin cùng nội dung

  • Đo hô hấp ký là xét nghiệm giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra đo hô hấp ký được dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh lý về phổi, cũng như theo dõi đáp ứng hiệu quả điểu trị.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Nhũ ảnh là hình ảnh X quang tuyến vú được sử dụng để tầm soát ung thư vú. Nhũ ảnh đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm ung thư vú và giúp làm giảm tỉ lệ Tu vong do ung thư vú.
  • Chụp X quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh rất phổ biến để khảo sát xương và một số mô khác.
  • Siêu âm là một kỹ thuật không gây đau sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh của các cơ quan và các cấu trúc bên trong cơ thể.
  • Xạ hình xương sử dụng các hạt nhân phóng xạ để tạo nên hình ảnh của xương. Hạt nhân phóng xạ là các chất hóa học phát ra tia xạ, các tia xạ này được phát hiện bởi máy quét.
  • Siêu âm tim là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh dùng sóng siêu âm để khảo sát cấu trúc, hình thái và chức năng của tim.
  • Tài liệu này đựơc biên soạn tiếp theo Tài liệu hướng dẫn tập vận động cho bệnh nhân yếu nửa người giai đoạn sớm, nhằm mục đích cung cấp cho bệnh nhân và người nhà những thông tin cần thiết cũng như cách tập luyện tại nhà sau khi bệnh nhân được xuất viện
  • Trí nhớ kém là một trong các triệu chứng điển hình thường gặp ở bệnh nhân tâm thần.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY