Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Làm gì để an toàn khi đi học trở lại?

(MangYTe) - Sau quãng thời gian nghỉ học kéo dài do tác động của dịch Covid-19, nhiều trường học đã có thông báo đi học trở lại. Điều này khiến không ít phụ huynh, học sinh lo lắng khi dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp. Để phòng tránh dịch bệnh khi học sinh trở lại học tập, Bộ Y tế đã có những khuyến cáo.

Trước thông tin nhiều trường đi học trở lại từ ngày 2/3, phụ huynh và học sinh vẫn lo lắng và dè dặt đợi chờ liệu có thông báo hoãn lịch học vào phút chót hay không. Bích Ngọc - sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, ngày 28/2, Đại học Quốc gia Hà Nội đã triệu tập cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 gây ra và quyết định cho sinh viên, học viên sau đại học trở lại trường học từ ngày 2/3.

“Hiện tại mình rất lo lắng rằng đi học đã an toàn hay chưa? Bởi xem thông tin trên báo chí, dịch bệnh vẫn đang hết sức phức tạp. Việc đi học trở lại cũng không phải đồng bộ, bởi có trường đi học rồi, có trường thì thông báo nghỉ tiếp. Nhà mình tuy ở Phú Thọ không xa Hà Nội lắm nhưng mấy lần trước nhà trường cứ thông báo đi học rồi lại thông báo nghỉ, đi lại cũng bất tiện”.

Nhiều sinh viên Trường Đại học Y Dược TP HCM chia sẻ rằng 4 giờ chiều nhận được thông báo khẩn đi học trở lại, đến hơn 7 giờ tối lại nhận được thông báo hỏa tốc nghỉ học nên nhiều sinh viên trở tay không kịp.

Có bạn đang đi giữa đường phải xuống xe quay lại quê, có bạn đã phải hủy hoặc dời vé máy bay, vé tàu xe đến nay đã 4 lần và tốn không ít tiền cho những đợt đổi, trả vé này… vì trường hoãn học vào phút chót. Đó là tình trạng chung của nhiều học sinh, sinh viên khi được hỏi về lịch học mới cũng như công tác phòng dịch Covid-19.

Để đề phòng tránh dịch bệnh khi học sinh trở lại học tập, Bộ Y tế đã có những khuyến cáo rất cụ thể và chi tiết. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, tại nhà, bố mẹ học sinh, sinh viên, học viên thực hiện các hoạt động sau để tăng cường sức khỏe cho học sinh và bản thân sinh viên, học viên bằng các việc như: súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước súc miệng thường xuyên; giữ ấm cơ thể, tập thể dục, ăn chín, uống chín và đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng; hạn chế tiếp xúc với các vật nuôi, động vật hoang dã.

Đối với trẻ em mầm non, học sinh: bố mẹ học sinh có trách nhiệm đo nhiệt độ, theo dõi sức khỏe cho học sinh ở nhà; nếu có sốt, ho, khó thở thì chủ động cho trẻ nghỉ học, theo dõi sức khỏe, đồng thời đưa đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị.

Đối với sinh viên, học viên tự đo nhiệt độ, theo dõi sức khỏe ở nhà; nếu có sốt, ho, khó thở thì chủ động báo cho nhà trường và nghỉ ở nhà để theo dõi sức khỏe, đồng thời đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị. Sinh viên, học viên không được đến trường nếu đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế. Giáo viên, cán bộ, công nhân viên của nhà trường, người lao động làm việc tại ký túc xá: cũng phải tự đo nhiệt độ, theo dõi sức khỏe ở nhà.

Để chuẩn bị an toàn trường học, Bộ Y tế cũng đề nghị các nhà trường phải chuẩn bị tốt 6 việc:

Thứ nhất, đảm bảo đủ nước uống hợp vệ sinh và mỗi học sinh có một cốc nước dùng riêng, được vệ sinh sạch sẽ.

Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong nhà trường. Nếu nhà trường cung cấp khăn mặt, khăn lau tay cho học sinh thì phải đảm bảo mỗi học sinh có 1 khăn riêng và giặt sạch khăn với xà phòng sau mỗi ngày học.

Thứ hai, bố trí và đảm bảo nơi rửa tay có xà phòng và nước sạch; đảm bảo nhà vệ sinh sạch sẽ; đảm bảo có đủ xà phòng, dung dịch khử khuẩn, các trang thiết bị phục vụ vệ sinh trường học. Thứ ba, tăng cường thông khí tại lớp học bằng cách mở cửa ra vào và cửa sổ, sử dụng quạt, không sử dụng điều hòa. Thứ tư, tập huấn cho giáo viên, cán bộ công nhân viên của nhà trường công tác phòng, chống dịch, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường trong trường học, cách phát hiện các triệu chứng của bệnh Covid-19 như: sốt, ho, khó thở.

Thứ năm, trước khi học sinh đi học trở lại, thông qua sổ liên lạc điện tử hoặc hệ thống thông tin liên lạc khác (nếu có), nhà trường tuyên truyền, hướng dẫn cho học sinh, cha mẹ học sinh về những nội dung: các biện pháp bảo vệ, theo dõi sức khỏe, thực hành vệ sinh cá nhân ở nhà, ở trường; yêu cầu cha mẹ theo dõi nhiệt độ của con, các biểu hiện hô hấp (nếu có); thông tin cho phụ huynh về các biện pháp phòng chống dịch đã và sẽ tiếp tục được thực hiện.

Khuyến cáo nữa của Bộ Y tế là nhà trường cần đảm bảo môi trường trường học an toàn, vệ sinh khử khuẩn trường học, giám sát chặt chẽ sức khỏe học sinh để học sinh không phải đeo khẩu trang y tế tại trường học.

Không tổ chức tham quan, dã ngoại

Bộ Y tế cũng hướng dẫn trong thời gian học sinh ở trường, không tổ chức các hoạt động tập trung đông người, tham quan thực tế, dã ngoại, học thêm; từng lớp tổ chức chào cờ tại lớp học; bố trí giờ vào lớp, giải lao, tan học xen kẽ giữa các khối lớp.

Hàng ngày, trước khi vào giờ học, giáo viên điểm danh và hỏi học sinh có cảm thấy sốt, ho, khó thở, mệt mỏi không (đối với trẻ mầm non thì hỏi cha mẹ khi giáo viên nhận trẻ). Nếu có, giáo viên đưa ngay học sinh đến phòng y tế để kiểm tra, theo dõi và xử trí kịp thời.

Khi giáo viên, nhân viên y tế nhà trường phát hiện học sinh có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì phải đến phòng y tế ngay để kiểm tra, theo dõi, cách ly và thông báo ngay cho trạm y tế cấp xã, cơ quan quản lý và cha mẹ học sinh.

Nhà trường bố trí người đón và giao học sinh tại cổng trường; Cha mẹ học sinh không được vào trong trường; bảo vệ tại nhà trường, ký túc xá hạn chế không cho người không có nhiệm vụ vào trường, ký túc xá.

Bộ Y tế cũng khuyến cáo nhà trường cần thực hiện lau khử khuẩn nền nhà, tường nhà, bàn ghế, đồ chơi, dụng cụ học tập và các đồ vật trong phòng học mỗi ngày 1 lần sau giờ học. Mỗi ngày 2 lần, sau giờ học buổi sáng và cuối ngày, nhà trường cần lau khử khuẩn tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy.

Đối với các phương tiện đưa đón học sinh, mỗi ngày 2 lần, sau mỗi chuyến đưa, đón học sinh, tiến hành lau khử khuẩn tay nắm cửa xe, tay vịn, ghế ngồi, cửa sổ, sàn xe. Khu vực phòng ở, nhà vệ sinh tại ký túc xá cũng áp dụng khử khuẩn thường xuyên như trên ít nhất 1 lần/ngày. Riêng các chất thải, phải chứa trong các thùng có nắp đậy và phải xử lý, thu gom hàng ngày.

Bích Vân

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo pháp luật (https://baophapluat.vn/phong-benh/lam-gi-de-an-toan-khi-di-hoc-tro-lai-497420.html)

Tin cùng nội dung

  • Tuổi càng cao, con người càng có xu hướng muốn gần nhau hơn trong đó bao gồm cả mong muốn một đời sống T*nh d*c có chất lượng.
  • Sinh hoạt hàng ngày của người cao tuổi thường bị ảnh hưởng của bệnh tật, sự suy yếu của các chức năng cơ thể. Khả năng nhìn- nghe kém, gân cốt suy nhược khiến bước đi không vững; phản ứng chậm, dễ bị ngã; trí nhớ kém khiến dễ uống nhầm Thu*c hoặc nhầm liều lượng,...
  • Từ xa xưa nhân dân ta đã biết nhuộm màu thực phẩm từ những nguyên liệu thực vật như gấc, nghệ, dành dành, ớt, cà chua... để tạo ra tính hấp dẫn cho món ăn và làm tăng cảm giác ngon miệng.
  • Các món nướng như thịt xiên nướng, chân gà nướng, lòng nướng, nầm nướng… luôn được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, theo Cục vệ sinh an toàn thực phẩm, món nướng hiện nay không được các nhà dinh dưỡng học khuyến khích dùng vì bị liệt vào loại thức ăn cần cảnh giác trong phòng chống ung thư.
  • (Mangyte) - Em thấy cổ họng đau nhưng chưa dám uống Thu*c vì phải chờ kết quả xem có thai hay không.
  • Đã qua ngày khai trường, nhưng em vẫn chưa quyết định có nên cho bé đi học hay không? ơi, trẻ tự kỷ đến trường bình thường được không?
  • Bơi lội luôn được xem là một hoạt động hè mà các em thiếu nhi thích nhất. Để giúp trẻ có được một mùa hè thật vui khỏe, bổ ích, phụ huynh cần tạo cho trẻ một môi trường bơi lội trong lành và an toàn.
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Thú nuôi yêu quý chúng ta một cách vô điều kiện. Chúng mang đến những điều tuyệt diệu – về tinh thần lẫn thể chất. Chăm sóc thú cưng làm cho cuộc sống chúng ta trở nên thêm giá trị, bớt cô đơn, thậm chí làm giảm nhịp tim và huyết áp cho một số người.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY