Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Làm gì để giảm bớt người nổ lét tét, mở cửa xe cũng bị... điện giật?

Mùa hanh khô, nhiều người như bị điện giật khi chạm vào chăn len, cởi áo len, hoặc đồ dùng kim loại, tiếp xúc gây lóe tia sáng tựa lưới bắt muỗi, điện xuống chân và sàn nhà làm tê nhẹ cơ thể... Các hiện tượng này có ảnh hưởng đến cơ thể hay không?
Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Người như phát ra điện

Chị Đỗ Thị Ngát 30 tuổi, Mỗ Lao, Hà Đông kể nỗi lo cơ thể như tích điện mùa đông. Một ngày có khi chị Ngát bị giật chục lần. Hiện tượng tích điện đôi khi khiến người thân ngại va chạm vào chị Ngát vì cảm giác động vào chị là bị giật nảy người lên.

Chồng con chị Ngát có lỡ chạm tay và người chị là lại có cảm giác bị điện giật. Mỗi lần mặc áo len hay va chạm vào vật gì bằng kim loại là phát ra tiếng nổ nhỏ lét tét khiến những người xung quanh và cả chị khá bất tiện.

Nguyễn Văn Báu, Hoàng Mai, Hà Nội kể mấy hôm nay anh đưa chiếc chăn lông anh mới mua ra sử dụng và thấy có hiện tượng tóe sáng mỗi lần tiếp xúc. Thậm chí tiếng nổ phát ra tựa như chiếc vợt bắt muỗi khi có muỗi dính vào. Điều này khiến vợ chồng anh Báu lo lắng liệu có gây cháy nổ trong nhà.

Thậm chí có người còn sợ cháy nổ khi đổ xăng, mở cửa xe ô tô cũng thấy... điện giật tê tay.

Theo PGS Trần Hồng Côn, nguyên giảng viên trường Đại học Tự nhiên Hà Nội việc tĩnh điện về mùa đông đặc biệt khi sử dụng các loại đồ chăn nỉ, len thì hiện tượng này rất rõ ràng. Yếu tố tĩnh điện chủ yếu do nguyên liệu, xơ sợi và hiện tượng tĩnh điện do các tính chất lý hóa của các loại sợi.

Hiện tượng điện giật vào những ngày trời lạnh, thời tiết hanh khô rất dễ gặp phải khiến nhiều người cảm thấy e sợ. Ở khu vực miền Nam có lẽ hiếm gặp, nhưng tại các tỉnh thành miền Bắc, vào những ngày cuối năm, khi nhiệt độ bắt đầu giảm mạnh thì tình trạng đột nhiên thấy giật điện tanh tách khi vô tình chạm vào nắm cửa, co kéo chăn, hoặc vô tình chạm vào đồ vật kim loại... là hoàn toàn có thể xảy ra.

Khi chạm vào vật kim loại, nhiều người đột nhiên cảm thấy bị giật điện chính là hiện tượng tĩnh điện.

May mắn là chúng không gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Tĩnh điện là hiện tượng xảy ra do mất cân bằng điện tích trên bề mặt của một vật liệu. Trên thực tế, điện tích tích tụ trên bề mặt của một đối tượng cùng với sự cộng hưởng của quá trình ma sát có thể gây ra hiện tượng tĩnh điện.

Con người có thể cảm nhận thấy sự mất cân bằng điện tích trong lúc mặc hoặc co kéo quần áo, chải đầu bằng lược nhựa hoặc một số hành động cọ xát khác. Yếu tố tĩnh điện từ quần áo, chăn chủ yếu do nguyên liệu, tính chất lý hóa của các loại xơ sợi bên trong. Vì cơ thể người có thể tạo ra một lượng điện năng siêu nhỏ, đủ gây cảm giác hơi tê tê khi vô tình ma sát với một vật nào đó.

Giải pháp phòng tránh tĩnh điện

Tăng cường độ ẩm cho không khí, hãy giải quyết nguyên nhân độ ẩm trong không khí thấp đáng kể vào mùa đông bằng cách sử dụng thêm máy phun sương tạo ẩm để hạn chế hiện tượng tĩnh điện.

Quần áo có chất liệu sợi tổng hợp như polyester, nylon có thể dễ dẫn tới tĩnh điện. Thế nên, mọi người nên sử dụng quần áo có chất liệu vải tự nhiên như cotton.

Bên cạnh đó, việc ngâm với nước xả vải cũng có thể giúp làm mềm quần áo và ngăn tĩnh điện. Cuối cùng, thay vì làm khô quần áo bằng máy sấy thì phơi cũng là cách giúp giảm nguy cơ tĩnh điện hơn.

Hạn chế đi giày cao su, giày cao su là chất cách điện mạnh, làm tăng khả năng gây tĩnh điện khi bạn vô tình đi qua tấm thảm bằng len hoặc nylon. Lựa chọn giày da sẽ phù hợp hơn trong thời tiết này.

Thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên, duy trì và tăng cường độ ẩm cho làn da là điều vô cùng cần thiết trong thời tiết hanh khô. Mọi người có thể thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên, đặc biệt là khi mặc quần áo có chất liệu như polyester, nylon.

Infonet

Mạng Y Tế
Nguồn: Infonet (https://infonet.vn/lam-gi-de-giam-bot-nguoi-no-let-tet-mo-cua-xe-cung-bi-dien-giat-post324579.info)

Tin cùng nội dung

  • Mấy hôm trước, gần nhà tôi có người bị điện giật, nhưng mọi người rất lúng túng khi cấp cứu người bị nạn. Xin bác sĩ hướng dẫn cách cấp cứu người bị điện giật.
  • Với bệnh nhân ngưng tim, ngưng thở, cần tiến hành hồi sức cấp cứu bằng cách nhấn tim liên tục khoảng 100 lần một phút, kết hợp hà hơi thổi ngạt.
  • Bỏng điện nếu không sơ cứu, cấp cứu kịp thời có thể lan rộng và gây nhiều tổn thương sâu với các mô dưới da.
  • Trong khi chơi đùa trẻ con hay sờ vào các thiết bị sử dụng điện như tủ lạnh, nồi cơm… Điều này rất nguy hiểm nếu như nguồn điện bị hở khiến trẻ bị điện giật.
  • Điện giật thường gây hàng chuỗi các tổn thương ở nhiều cơ quan do tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của dòng điện.
  • Trong khi chơi đùa trẻ em rất hay sờ vào các thiết bị sử dụng điện. Điều này rất nguy hiểm nếu như nguồn điện bị hở khiến trẻ bị điện giật.
  • (Mangyte) - Hành động đầu tiên và quan trọng nhất khi phát hiện có người bị điện giật là phải tìm và ngắt nguồn điện.
  • Trời mưa, đặc biệt là trong cơn giông, sét đánh hoặc điện giật là những tai họa cần lưu tâm, nhất là đối với trẻ em.
  • Bỏng do điện giật có thể có hoặc không có biểu hiện ở ngoài da, nhưng có thể gây ra những thương tích sâu trong các mô dưới da.
  • Sơ cứu người bị sốc do điện giật rất quan trọng đến việc có giữ được tính mạng cho người đó hay không? Mức độ nguy hiểm do điện giật tuỳ thuộc loại
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY