Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Làm thể nào để giảm thiểu tác hại của khói Thuốc lá?

MangYTe - Với 17 triệu người hút Thuốc lá ở Việt Nam, hằng năm có trên 40.000 người Tu vong do các bệnh liên quan đến Thuốc lá. Đây là những con số đáng báo động đối với sức khỏe cộng đồng.

Toàn cảnh buổi tọa đàm - Ảnh: DUYÊN PHAN

Trước thực trạng nhức nhối này, các chuyên gia là bác sĩ, luật sư và kể cả người sử dụng Thuốc lá đã ngồi lại với nhau để cùng chia sẻ giải pháp "làm thể nào để giảm thiểu tác hại của khói Thuốc lá" do báo tuổi trẻ tổ chức sáng 29-5. buổi tọa đàm đồng thời là chương trình hưởng ứng ngày thế giới không Thuốc lá 31-5.

Tham dự buổi tọa đàm có các chuyên gia gồm:

- PGS.TS Trần Văn Ngọc - phó chủ tịch Hội Lao và bệnh phổi Việt Nam, chủ tịch Hội Hô hấp TP.HCM;

- PGS.TS Vũ Xuân Phú - phó giám đốc Bệnh viện Phổi trung ương;

- TS.BS Đặng Huy Quốc Thịnh - phó giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM;

- ThS.BS Lê Đình Phương - Bệnh viện FV;

- Luật sư Nguyễn Văn Hậu – phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM.

Ngoài ra còn có khách mời là những người đang sử dụng Thuốc lá và cai nghiện Thuốc lá thành công.

Ông đỗ văn dũng - phó tổng biên tập báo tuổi trẻ - tặng hoa cho các chuyên gia tham dự tọa đàm - ảnh: duyên phan

Ông cao huy thọ - phó giám đốc trung tâm truyền thông - quảng cáo báo tuổi trẻ - chia sẻ đây là đề tài không phải mới nhưng luôn là vấn đề thời sự trong đời sống xã hội. và báo tuổi trẻ mong muốn làm cầu nối để từ đó cùng với chuyên gia đưa ra các giải pháp, sáng kiến mới để giảm thiểu nguy cơ này.

Khi đốt cháy, Thuốc lá sinh ra vô số độc chất, gây nguy hiểm cho tất cả các cơ quan

Về tác hại của Thuốc lá, pgs.ts vũ xuân phú - phó giám đốc bệnh viện phổi trung ương - cho biết đơn vị là nơi tiếp nhận, điều trị cho lượng lớn bệnh nhân liên quan tiền sử hút Thuốc lá.

Hiện nay tình trạng người hút Thuốc lá chiếm một số lượng rất lớn. mỗi năm có 23.000 người mắc ung thư phổi, có 20.000 Tu vong. có nhiều người 30-40 thâm niên hút Thuốc, khi phát hiện ung thư thì quá muộn.

Ngoài ra, hút Thuốc lá thụ động nhiều khi còn nguy hiểm hơn hút trực tiếp. người hút Thuốc thụ động, đặc biệt phụ nữ mang bầu, trẻ em phải hứng chịu nguy cơ rất lớn.

Vậy bỏ Thuốc khó không? Đó là quá trình không dễ dàng!

Khi đốt cháy, điếu Thuốc lá sinh ra 40.000 độc chất, 4.000 - 7.000 tạp chất, 43 chất độc chất và một số chất cực độc. do đó rất nguy hiểm. không chỉ nguy hiểm cho phổi mà gây nguy hiểm cho tất cả các cơ quan.

Việc hút Thuốc tích lũy lâu ngày ngoài ung thư phổi còn gây các bệnh lý ung thư tai mũi họng, ở phụ nữ có thể gây sảy thai, sinh non, dị dạng thai nhi.

Theo bác sĩ phú, năm 2005, ông chủ trì một đề tài nghiên cứu liên quan đến Thuốc lá. và kết quả cho thấy những gì ngành công nghiệp Thuốc lá mang lại so với các tác hại gây ra có tỉ lệ bằng 0.

"giảm tỉ lệ người hút Thuốc lá thụ động làm môi trường dân cư trong lành hơn, đồng thời giảm các gánh nặng về an sinh xã hội", bác sĩ phú chia sẻ.

PGS.TS Vũ Xuân Phú - phó giám đốc bệnh viện Phổi Trung ương - chia sẻ tại buổi tọa đàm - Ảnh: DUYÊN PHAN

Giải pháp dài hơi là đưa không Thuốc lá vào chương trình giáo dục THPT

Pgs.ts trần văn ngọc, phó chủ tịch hội lao và bệnh phổi việt nam, chủ tịch hội hô hấp tp.hcm, chia sẻ bản thân mình chính là nạn nhân hứng rất nhiều hậu quả từ khói Thuốc lá trong cộng đồng. tác hại khói Thuốc lá phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc, nếu tiếp xúc càng lâu càng nguy hiểm đến sức khỏe, trong đó kể đến đầu tiên là các bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (copd) và ung thư phổi.

Theo bác sĩ ngọc, điều quan trọng nhất hiện nay là giải quyết hậu quả của Thuốc lá gây ra, tức là chi phí liên quan đến ung thư và tắc nghẽn mãn tính ngày càng cao.

Số liệu khảo sát tại bệnh viện chợ rẫy có phân nửa bệnh nhân bị ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mãn tính liên quan đến Thuốc lá, và có chiều hướng ngày càng tăng chứ không giảm.

"ngoài các giải pháp như ngưng sử dụng Thuốc lá, sử dụng các biện pháp thay thế…, giải pháp được xem là dài hơi là đưa chương trình giáo dục không hút Thuốc lá vào chương trình giáo dục thpt", bác sĩ ngọc nói.

Bác sĩ ngọc cung cấp số liệu từ chương trình phòng chống tác hại Thuốc lá cho thấy độ tuổi từ 57 - 66 tuổi có đến 19 năm hút với 8 điều/ngày, trong đó có 7% nam và 28% là nữ.

Theo thống kê, khói Thuốc lá có thể gây ra 25 bệnh liên quan.

Và đặc biệt, nếu ngưng Thuốc lá sẽ giảm 804 tỉ đồng để điều trị cho các bệnh nhân nội trú ở các bệnh liên quan đến Thuốc lá.

Pgs.ts trần văn ngọc, phó chủ tịch hội lao và bệnh phổi việt nam, chủ tịch hội hô hấp tp.hcm, cho biết tỉ lệ người có vấn đề về phổi liên quan đến Thuốc lá ngày càng tăng - ảnh: duyên phan

Cần chế tài rất chặt chẽ

Với kinh nghiệm của mình, ts.bs đặng huy quốc thịnh - phó giám đốc bệnh viện ung bướu tp.hcm - cho rằng nghiện Thuốc lá phần lớn do nghiện hành vi.

"Bác sĩ hiểu rất rõ nguy cơ của Thuốc lá. Mặc dù trước đó khuyên người bệnh bỏ Thuốc, nhưng sau khi khám, xong chính bản thân mình lại tìm nơi để hút Thuốc", bác sĩ Thịnh kể.

Để cai được Thuốc lá, theo ông phụ thuộc nhiều yếu tố. trong đó nếu chỉ "hù dọa", chỉ dựa vào nhận thức thì rất khó. theo ông, ở các nước bắc âu như thụy điển, đan mạch, phần lan… tỉ lệ giảm hút Thuốc lá tới 30%, ung thư giảm ngoạn mục.

Vậy họ có ý thức không? Không. Do họ có chế tài rất chặt chẽ.

"Ở dưới đất có thể 1-2 tiếng hút điếu, nhưng khi lên máy bay họ không dám họ hé vì có thể cấm bay. Hoặc vào bệnh viện chỉ cần đưa điếu Thuốc lên hút là bị bảo vệ đến nhắc nhở hoặc đuổi ra ngay", bác sĩ Thịnh chia sẻ.

Ngoài chế tài giám sát, ông đồng tình với việc tăng giá các loại Thuốc. ông dẫn chứng ở nước ngoài đi mua đã khó, khi mua thì thường rất đắt. nhưng khi về việt nam việc mua Thuốc rất dễ dãi. "do đó phải có chế tài giám sát, bên cạnh việc tăng giá để hạn chế Thuốc lá ai mua, ai hút cũng được".

Thuốc lá gây ra rất nhiều nguy cơ. "đâu phải ung thư hay tắc nghẽn mãn tính không, mà ta có thể thấy ở người trẻ tình trạng đột quỵ, tim mạch liên quan đến Thuốc lá đang thực sự đáng báo động. gánh nặng chi phí điều trị đối với những người bị ung thư phổi rất lớn và chỉ số ít tiếp cận được với các loại dịch vụ điều trị tốn kém này ", bác sĩ thịnh nói.

Về hút Thuốc lá thụ động, bác sĩ thịnh cho rằng ung thư trẻ hóa ngày càng tăng. một nghiên cứu của viện Thuốc lá hoa kỳ cho thấy xuất phát từ nguyên nhân hút Thuốc lá thụ động.

"Một người hút Thuốc tưởng chừng như vô hại nhưng nó đọng trên áo, cơ thể… sẽ gián tiếp xâm nhập vào người thân xung quanh, đặc biệt là trẻ nhỏ. Vô hình trung, đứa trẻ vô tình hút Thuốc thụ động và sự nguy hại không kém người hút. Do đó, an toàn nhất là không hút, không khói Thuốc", bác sĩ Thịnh nói.

Ts.bs đặng huy quốc thịnh - phó giám đốc bệnh viện ung bướu tp.hcm - cho biết người trẻ bị đột quỵ hiện nay có liên quan đến Thuốc lá ở tỉ lệ cao - ảnh: duyên phan

32 tuổi, có thâm niên hút Thuốc lá trên 10 năm, anh phan trường nguyên chia sẻ thật lòng rằng một ngày nếu vui vẻ, hoặc căng thẳng có thể hút trên một gói Thuốc, còn bình thường khoảng 10 điếu.

"tôi biết tác hại và cũng mong muốn từ bỏ lâu nay nhưng không bỏ được. với tôi, hút Thuốc không phải là nghiện mà đó là thói quen. và khi hút Thuốc giúp tôi vượt qua và xử lý công việc rất nhanh", anh nguyên chia sẻ.

Khi nghe chia sẻ của các bác sĩ, anh Nguyên bảo rằng sẽ suy nghĩ đến việc từ bỏ Thuốc. "Hút Thuốc thuộc về thói quen, công việc của người hút. Do đó mỗi cá nhân đều có cách suy nghĩ riêng, dù biết rằng hút Thuốc là nguy hại", anh Nguyên chia sẻ.

Anh Phan Trường Nguyên - người có thâm niên 10 năm hút Thuốc lá - Ảnh: DUYÊN PHAN

Bỏ Thuốc lá, tinh trùng 'khỏe' lại

Luật sư Nguyễn Văn Hậu - phó chủ tịch Hội luật gia TP.HCM - chia sẻ bản thân mình có thâm niên hút Thuốc khoảng 20 năm (từ thập niên 70 - 80). "Nghề luật sư hại não lắm, và khi đó sáng sớm được hút một điếu Thuốc rất tuyệt vời". Tuy nhiên, sự "tuyệt vời" ấy nhanh chóng biến mất khi ông lập gia đình.

14 năm sau khi có gia đình, đi khám ông mới phát hiện mình tinh trùng yếu, bác sĩ khuyên phải mang thai hộ mới có thể có con. "Tôi quyết định bỏ, dù trước đó từng quyết tâm bỏ 10 lần", luật sự Hậu nói.

Ông kể sau khi bỏ Thuốc lá và nhờ tập thể dục, ăn uống điều độ… điều bất ngờ là chất lượng tinh trùng của ông tăng khả quan và có con không cần phải mang thai hộ.

Luật sư Hậu khẳng định: "Tôi thấy rằng không nên đánh đổi lợi ích sức khỏe bằng lợi ích kinh tế. Để ngăn chặn tình trạng hút Thuốc tôi thấy rằng cần phải tăng chế tài xử phạt, và tăng thuế (áp thuế) nhập Thuốc, đồng thời tăng kiểm soát buôn lậu Thuốc ở các vùng biên giới", luật sư Hậu chia sẻ.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu – phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

Cần có quy định về việc phạt “nóng”

Theo luật sư Hậu, hiện nay quy định xử lý vi phạm khá rõ. Tuy nhiên, việc xử phạt rất khó thực hiện do quy định về xử phạt là thẩm quyền của các cơ quan thanh tra liên ngành.

Vậy cần giải pháp là gì? theo luật sư hậu, cần phải sự vào cuộc quyết liệt hơn từ các cơ quan chức năng trong việc giám sát, thực thi pháp luật và có quy định về việc phạt “nóng”, phạt tại chỗ đối với người hút Thuốc lá vi phạm.

Ngoài ra, cần xem xét, đánh giá, sửa đổi các quy định về mức xử phạt đối với nhiều hành vi vi phạm luật phòng, chống tác hại Thuốc lá 2012 để đảm bảo chế tài mang tính răn đe.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục nâng cao công tác tuyên truyền tác hại của Thuốc lá và bộ y tế cũng cần triển khai nhiều hơn các hoạt động tuyên truyền.

Các cơ quan có thẩm quyền cần phối hợp, siết chặt công tác kiểm tra hàng hóa nhập khẩu, tránh tình trạng Thuốc lá lậu nhập khẩu tràn lan vào thị trường trong nước và tăng mạnh thuế Thuốc lá, giá Thuốc lá.

Trong khi đó, bác sĩ vũ xuân phú - phó giám đốc bệnh viện phổi trung ương - cho rằng để giảm thiểu Thuốc lá cần phải kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp từ tuyên truyền cộng đồng, giải pháp khống chế việc sản xuất, nhập khẩu, chế tài xử phạt và kiểm soát tình trạng buôn lậu Thuốc lá ở các vùng biên.

Thói quen khó từ bỏ

Phần lớn các bạn trẻ tham dự tọa đàm điều khẳng định "hút Thuốc lá là có hại". tuy nhiên vì nhiều lý do công việc, tác động gia đình, hành vi… việc hút Thuốc vẫn tiếp diễn.

"hồi còn nhỏ, em được mẹ cảnh báo về tác hại của việc hút Thuốc lá. thậm chí trong nhà có ba hút Thuốc, em từng nhiều lần giấu Thuốc của ba. tuy nhiên, càng lớn và do một số anh chị xung quanh tác động, em bắt đầu có thói quen hút Thuốc", một bạn trẻ đang hút Thuốc chia sẻ.

HOÀNG LỘC - XUÂN MAI

Mạng Y Tế
Nguồn: Tuổi trẻ (https://tuoitre.vn/lam-the-nao-de-giam-thieu-tac-hai-cua-khoi-thuoc-la-20200529091633657.htm)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Gần đây, kết quả tổng hợp từ các nghiên cứu trong thời gian dài chứng minh rằng thức uống có cồn cũng góp phần làm tăng nguy cơ của nhóm ung thư vùng đầu cổ.
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Ung thư vùng đầu – cổ thường bắt nguồn từ lớp tế bào gai nằm lót trong bề mặt ẩm ướt ở vùng đầu cổ (ví dụ như trong miệng, mũi, họng), và thường phát triển thành ung thư biểu mô tế bào gai. Ung thư vùng đầu – cổ cũng có thể bắt nguồn từ các tuyến nước bọt, nhưng tương đối ít gặp. Các tuyến nước bọt chứa nhiều loại tế bào có thể ung thư hóa, vì vậy có nhiều dạng ung thư tuyến nước bọt khác nhau.
  • Cai nghiện Thuốc lá là một quá trình đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, ý chí và quyết tâm của bản thân người nghiện cũng như sự ủng hộ của những người xung quanh. Mặc dù không dễ dàng, nhưng nhiều người đã thành công. Bên cạnh những biện pháp giúp khắc phục các triệu chứng khi cai nghiện Thuốc lá, hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện những dòng sản phẩm hỗ trợ giúp quá trình cai nghiện trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Khói Thuốc lá gây hại cho cả người hút lẫn không hút Thuốc.
  • Niềm vui và nụ cười nở nhiều hơn trên môi những bệnh nhi ung thư của viện Nhi Trung ương khi được nhận quà Tết từ tay Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chiều ngày 6/2.
  • 2 công ty dược phẩm phải trả tới 6 tỉ USD do những cáo buộc che giấu nguy cơ gây ung thư bàng quang của Thuốc Actos
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY