Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Làm việc thiện giúp giảm cảm giác đau đớn

(MangYTe) Là một người tốt bụng, nhân hậu, làm những điều tốt đẹp giúp đỡ người khác có thể giúp giảm những sự đau đớn thể chất. Đó là điều đã được nghiên cứu khoa học chứng minh.

Các nhà khoa học tại trường Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) đã tiến hành thí nghiệm với 287 tình nguyện viên, trong đó, có cả những người đang điều trị ung thư, phải chịu đựng những đau đớn thể chất.

Các chuyên gia phát hiện ra rằng mức độ đau đớn mà những người này phải chịu đã sụt giảm đi nhiều sau khi họ thực hiện những việc làm tốt đẹp, giúp đỡ người khác.

Khi thực hiện thí nghiệm này, nhóm nghiên cứu đã đặt các tình nguyện viên vào những bối cảnh khác nhau. Chẳng hạn trong một bối cảnh, các nhà nghiên cứu đề nghị những bệnh nhân ung thư nấu nướng, dọn dẹp cho chính mình hoặc giúp đỡ những người khác tại một trung tâm điều trị.

Khi họ làm để giúp đỡ người khác, mức độ đau đớn về thể chất đã giảm xuống. Nhưng khi họ làm vì chính mình, mức độ giảm đau sụt giảm đi nhiều.

Trong một bối cảnh khác, những tình nguyện viên hiến máu cảm thấy sự đau đớn hay những khó chịu khác có thể xảy ra trong quá trình hiến máu giảm đi rất nhiều so với những người xét nghiệm máu tại bệnh viện, dù cả hai việc này đều đòi hỏi phải sử dụng những mũi kim lớn.

Trong bối cảnh rõ ràng nhất, các tình nguyện viên cảm thấy ít đau đớn hơn khi phải trải qua một cú điện giật ở tay, nếu trước đó họ vừa quyên tiền giúp đỡ trẻ mồ côi.

Những chụp chiếu đối với não bộ cũng cho thấy khu vực kiểm soát cảm nhận đau đớn ở não của những người vừa quyên tiền làm từ thiện phản ứng nhẹ hơn trước cú sốc điện so với những người không quyên tiền.

“Làm việc thiện giúp đỡ người khác không chỉ giảm mức độ đau đớn về thể chất ở những người khỏe mạnh mà còn cả ở những bệnh nhân đang mắc bệnh hiểm nghèo và thường xuyên phải chịu đựng đau đớn”, nhóm nghiên cứu kết luận.

Nghiên cứu này đã được đăng tải trên một số chuyên san khoa học, theo đó, nhóm nghiên cứu đề xuất các bác sĩ hãy cân nhắc việc khuyến khích người bệnh sống rộng lòng, làm việc thiện, như một trong những biện pháp hỗ trợ liệu pháp điều trị.

Báo Thế giới và Việt Nam

Nguyễn Nga

(theo Dân trí/Daily Mail)

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo quốc tế (https://baoquocte.vn/lam-viec-thien-giup-giam-cam-giac-dau-don-107172.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo Viện nghiên cứu về căng thẳng của Mỹ, 8 trên 10 người Mỹ chịu đựng những căng thẳng liên quan đến công việc.
  • Chào Mangyte, xin cho em được hỏi các bệnh viện và trung tâm y tế trên địa bàn TPHCM làm việc trở lại từ ngày bao nhiêu vậy? Vui lòng cho tôi địa chỉ và SĐT của một số bệnh viện để tôi tiện liên lạc ạ. Xin cảm ơn BS. (Kim Thoa - TPHCM),
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Thu*c giảm đau, thay đổi thói quen ăn uống và ít hoạt động, là những nguyên nhân, làm giảm nhu động ruột, khiến cho phân trở nên cứng, và việc đi tiêu trở nên khó khăn hơn, gây ra tình trạng táo bón.
  • Mệt mỏi có thể là triệu chứng của bệnh ung thư, hoặc do tác dụng phụ của điều trị như xạ trị hoặc hóa trị. Sự căng thẳng khi phải sống chung với ung thư cũng là một nguyên nhân gây mệt mỏi.
  • Xạ trị ở vùng đầu cổ, một số loại Thu*c hóa trị và Thu*c uống khác (kháng sinh, steroid, chất che phủ niêm mạc và Thu*c tê tại chỗ) có thể gây khô miệng. Tuyến nước bọt (nơi tạo ra nước bọt) có thể bị ảnh hưởng và tạo ra ít nước bọt hơn, hoặc nước bọt trở nên đặc và quánh lại. Tình trạng khô miệng có thể là nhẹ hoặc trầm trọng.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Những người được chẩn đoán bị Ung thư sẽ quan tâm đến việc dùng các Vitamin và các chế phẩm bổ sung như thực phẩm chức năng, các thảo dược và các chiết xuất đang được dùng rộng rãi để tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.
  • Là một nhân viên y tế, bạn có thể phải tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau. Sự lây nhiễm có thể xảy ra qua máu, không khí, dịch tiết từ miệng hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu truyền nhiễm. Hãy tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm trùng bằng cách làm theo các hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm tại nơi làm việc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY