Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Lễ cúng ông Công ông Táo cần có mấy con cá chép?

(MangYTe) Ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày làm lễ cúng ông Công ông Táo. Bạn có biết cần phải chuẩn bị mấy con cá chép cho lễ cúng này không?
>> Tất tần tật về Cúng ÔNG CÔNG ÔNG TÁO 2019: Sắm lễ, Văn khấn, Ngày giờ đẹp tiến hành, Điều kiêng kỵ

Tại sao cúng ông Công ông Táo lại cần đến cá chép?


Theo phong tục truyền thống, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, các gia đình lại làm lễ cúng ông Công ông Táo lên chầu trời. Lễ vật có cả mâm cỗ mặn, hoa tươi, trái cây, rượu Thu*c, vàng mã… đặc biệt, không thể thiếu được cá chép. Vậy tại sao lại cần đến cá chép trong lễ cúng này mà không phải bất cứ lễ cúng nào khác? Có thể thấy, chỉ riêng lễ cúng ông Công ông Táo là gia chủ cần chuẩn bị cá chép mà thôi. Lý do cũng đơn giản, cá chép ở đây được coi là “ngựa” để các Táo về chầu trời. Theo quan niệm xưa, vạn vật đều có tính âm dương, trong đó cá chép mang tính âm, đồng nhất là tính âm của mặt trăng nên có thể bay lên được. Thêm nữa, trong dân gian lưu truyền nhiều câu chuyện về “cá chép vượt vũ môn” hay “cá chép hóa rồng”. Người ta cho rằng chỉ có cá chép là vật sống trong nước nhưng lại có thể biến hóa thành rồng mà bay về trời. Cá chép có thể hóa rồng tượng trưng cho sự thăng hoa, ý chí tinh thần quật cường cùng nhân cách thanh cao… Chính vì thế, trong rất nhiều loài vật, chỉ riêng có cá chép là được lựa chọn để làm “ngựa” cõng ông Công ông Táo về chầu trời mà thôi.

Lễ cúng ông Công ông Táo cần mấy con cá chép?

Trong ngày lễ Táo quân, cá chép là đồ lễ không thể thiếu. Với ý nghĩa “cá chép vượt vũ môn hóa rồng”, cá chép là phương tiện đưa các Táo về trời. Có người cho rằng nên cúng nhiều cá chép, cũng có người lại nói chỉ cần 1 con hay 1 cặp cá chép là đủ.

Vậy chính xác thì lễ cúng ông Công ông Táo cần đến mấy con cá chép? Theo quan niệm dân gian, nếu gia chủ gia cảnh tốt thì nhiều cá chép là tốt, còn không thì 3 con cá chép làm lễ cúng là đủ. Tuy nhiên, việc cúng nhiều cá chép quá mức thì chỉ mang ý nghĩa phóng sinh mà thôi, còn số cá lễ cúng thực sự cần chỉ là 3, không phải là 1 chục, 1 cặp hay 1 con. Có nhiều truyền thuyết về sự tích ông Công ông Táo. Ngoài tích truyện kể về 2 Táo ông và 1 Táo bà thì còn có nơi kể rằng 3 vị Táo quân ở đây là Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ, chuyên cai quản hoạt động của gia chủ. Các vị Táo quân này có sức mạnh rất lớn, có thể ngăn cản ma quỷ, đồng thời quyết định về độ may rủi, họa phúc của gia chủ. Người ta thờ cúng ông Táo là mong rằng năm mới sẽ sung túc, đủ đầy. Thờ thần Bếp cũng chính là thờ ông Táo cai quản việc bếp núc. Ngày 23 tháng Chạp, người ta làm lễ cúng mời ông thăng thiên, còn tới ngày 30 – Giao thừa lại thỉnh các Táo về cai quản căn bếp của mình.

Cách chọn cá chép cúng ông Công ông Táo


Cá chép dùng trong ngày lễ Táo quân thường được chọn là cá chép đỏ. Khi chọn cá, bạn nên chú ý để chọn cá còn khỏe bằng cách chạm nhẹ tay vào mặt nước, nếu thấy cá bơi nhanh, quẫy mạnh tức là cá còn khỏe. Cá mua về nhà nên cho ngay vào dụng cụ đựng nước lớn đủ để thả cá vào đó. Chờ tới khi làm lễ xong xuôi, người ta mới mang cá đi thả. Nhiều người cho rằng việc mua và thả cá chép sống ngoài yếu tố tâm linh, làm ngựa cho Táo quân mà còn thể hiện tinh thần yêu thương sự sống, phóng sinh cá chép thể hiện ý nghĩa văn hóa, đồng thời thể hiện lòng nhân đạo của người Việt Nam. Phóng sinh một lần, phúc báo đời đời, nghiệp lành khai nở Sau khi làm lễ xong, gia chủ cố gắng mang cả bát đựng cá ra nơi định thả, tránh dùng tay vướt qua lại, dễ khiến cá bị mệt.. Cách thả cá cũng cần phải lưu tâm. Cẩn thận kẻo thả cá phóng sinh không đúng cách là tạo thêm nghiệp. Gia chủ nên xuống gần nước, nghiêng nhẹ miệng vật dụng đựng cá để cá bình tĩnh mà bơi ra. Chớ nên đứng từ trên đường xa thì người ta nên dùng những vật này để đảm bảo mạng sống cho mình. Cá thả từ vị trí cao quá dễ khiến cá bị choáng, ch*t, mất đi cái đẹp cho lễ phóng sinh mà còn làm xấu đi phong tục đẹp ban đầu nữa.
Thiên Thiên

Cúng ông Công ông Táo ở đâu, trong bếp hay trên bàn thờ mới đúng?Ông công ông táo Trung, Hàn, Hy Lạp khác gì Việt Nam?Những hiểu nhầm về ông Công ông Táo ai cũng phải biếtHoang mang không biết có nên thắp hương thờ cúng sau ngày 23 tháng Chạp vì lo sợ mời VONG LINH vào nhà?Văn khấn cúng ông Táo chầu trời (23/12 âm lịch) chuẩn văn khấn cổ truyền
Mạng Y Tế
Nguồn: Lịch ngày tốt (https://lichngaytot.com/phong-tuc/le-cung-ong-cong-ong-tao-536-195063.html)

Tin cùng nội dung

  • Cá chép giàu chất dinh dưỡng. Các nhà khoa học đã chứng minh trong cá có nhiều vitamin D tạo điều kiện cho việc hấp thu canxi của cơ thể
  • Cá chép là loại thực phẩm rất thích hợp dùng để bồi bổ cho người già, trung niên và phụ nữ mang thai, đặc biệt là sau sinh.
  • Cá chép tên Thuốc là lý ngư, tên khoa học: Cyprinus carpio L. Thịt cá có 16% protit, 3,5 - 5,6 % lipit (có 0,3% là acid béo omega-3),
  • Theo Đông y, cá chép là dương tính trong âm tính, có tác dụng tiểu tiện, cho nên có thể chữa được bệnh khi kết lạnh...
  • Cá chép nấu xích tiểu đậu: Cá chép 1 con 0,5 - 1kg, đánh vảy, bỏ mang và ruột, đậu đỏ 120g và trần bì (vỏ quýt) 6g, rửa sạch, nhồi 2 vị vào bụng cá. Nước vừa đủ, đun to lửa cho sôi, rồi nhỏ lửa, nấu tới nước sánh là được.
  • Cá chép là loại cá nước ngọt giàu dinh dưỡng và thơm ngon, rất quen thuộc trong ẩm thực của người Việt. Không chỉ là món ăn ngon, cá chép còn có nhiều tác dụng quý với sức khỏe.
  • Trẻ bị sởi nên hạn chế chất béo, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nướng, xông khói, nội tạng động vật, bánh kem, chocolate.
  • Mật ong vừa là thực phẩm vừa là dược phẩm, tuy nhiên nếu sử dụng sai cách có thể bị ngộ độc, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
  • Nhằm đảm bảo việc trao đổi chất trong cơ thể trong ngày hè, SKĐS xin giới thiệu món Bí đao cá chép.
  • Cá chép là loài cá nước ngọt phổ biến khắp các ao, hồ, sông suối ở nước ta. Ngoài công dụng làm thức ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, cá chép còn được sử dụng làm Thuốc bổ tỳ vị, lợi tiểu, thông sữa, an thai,… Xin giới thiệu một số món ăn Thuốc từ cá chép để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY