Khoa học hôm nay

Lên rừng tuyệt đối tránh xa những loài cây này, có cây bạn sẽ chỉ đi thêm được 7 bước nếu trúng độc

Chúng đều là những loài cây gây ch*t người vì toàn thân chứa chất độc cực mạnh.

Chúng ta thường nghe đến câu 'Rừng vàng biển bạc' để nói về sự phong thú, giàu có, quý giá của thiên nhiên đất nước. Thế nhưng rừng cũng là nơi tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hiểm (rừng thiêng nước độc) cho bất cứ ai muốn lên rừng tìm kiếm sản vật hay thức ăn.

Một trong số đó chính là những loại cây mà nếu vô tình đụng vào hay ăn phải thì cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng. dưới đây là một số cây độc nhất mà bạn tuyệt đối không nên đụng vào khi vào rừng:

1. cây lá ngón (tên khoa học là gelsemium elegans benth)

Đây là loài cây rất nổi tiếng vùng rừng núi Tây Bắc và chắc hẳn bạn đã từng nghe qua về sự nguy hiểm của nó (qua câu chuyện Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài). Mặc dù vậy việc phân biệt lá ngón với nhiều loài cây hữu ích khác là điều không hề dễ dàng.

Lá ngón là loài cây có vẻ ngoài rất giống với cây chè vằng (một loại cây được phơi để sắc nước uống), cây hoàng đằng (một loại cây dược liệu quý có nhiều công dụng trong y học) hay dây đau xương và dây mã tiền (cũng là những cây Thu*c hữu ích).

Chính vì thế, người đi rừng rất dễ hái nhầm cây lá ngón với các loại cây trên nếu không có kinh nghiệm. đây là loài cây cực độc (độc nhất trong các cây độc) khi tất cả các bộ phận của cây như lá, rễ, thân, hoa và quả hạt đều chứa độc tố.

Nếu ăn phải lá ngón thì nạn nhân sẽ bị ngộ độc với các triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, sùi bọt mép, đau bụng dữ dội, mỏi cơ, đứng không vững, tim đập yếu, khó thở, đồng tử giãn và ch*t nhanh (nếu ăn trên 3 lá ngón).

Thậm chí nếu chỉ vô tình chạm vào làm gãy cành cây, hái hoa khiến nhựa cậy dính vào tay thì nạn nhân vẫn có thể gặp nguy hiểm nếu sau đó chất độc được đưa vào miệng (không rửa tay mà ăn uống sau đó chẳng hạn).

Cây là ngón rất giống một số cây Thu*c. Ảnh: Thành Luân

2. cây củ chi (danh pháp hai phần: strychnos nux-vomica)

Đây là loài cây có thể Gi*t người và có độc tính đáng sợ nhất (được xếp vào loại độc dược hạng A). Chúng thường mọc trên môi trường sinh sống thưa cây cối ở độ cao 1.200 m so với mực nước biển, cây có thể cao tới 25 m.

Giống như cây lá ngón, toàn bộ bộ phận của cây củ chi đều có chứa hàm lượng độc tố cao (như các chất ancaloit có độc tính cao gồm strychnin (c21h22n2o2) và brucin (c23h26n2o4)...) đều là những chất cực độc mà một lượng nhỏ thôi đã làm nạn nhân tê liệt.

Loài cây này được người dân địa phương củ chi gọi là cây 'tử thần' vì có rất nhiều vụ việc t* vong do loài cây này gây ra. người dân ở đây thậm chí còn chặt đi những rừng cây củ chi khiến loài cây này gần như tuyệt chủng.

Mặc dù rất nguy hiểm nhưng cây củ chi lại có một số thành phần quan trọng trong y học, do đó chúng đã được bảo tồn như một loại cây thu*c quý. hiện nay, người ta đã khôi phục loại cây củ chi bằng cách trồng thử nghiệm khoảng 50 cây tại rừng di tích bến đình (củ chi).

Thế nhưng cây củ chi rất khó trồng (cứ 1000 hạt thì chỉ có khoảng 5 – 7 hạt có thể nảy mầm) và phát triển rất chậm nên loài cây này càng trở nên khan hiếm.

Cây Củ Chi. Ảnh: ResearchGate

3. cây sui hay còn gọi là cây thu*c bắn (tên khoa học là antiaris toxicaria)

Cây sui còn được gọi là cây Thu*c bắn vì người ta lấy chất độc từ nhựa cây để tẩm vào mũi tên hay phi tiêu bắn con mồi hay dùng trong chiến tranh.

Dân gian tương truyền rằng nếu ai bị trúng độc của loài cây này thì sẽ không thể đi quá 7 bước lên dốc, 8 bước đi xuống dốc hoặc 9 bước đi trên đường bằng. Các nhà khoa học cũng khuyến cáo không nên lại gần loài cây này.

Cây sui. Ảnh: Plant Register

Ở nước ta thì cây sui mọc hoang ở vùng núi phía bắc như hà giang, lạng sơn, thái nguyên và một số tỉnh như quảng trị, đồng nai, bà rịa - vũng tàu... toàn thân cây có nhiều nhựa màu trắng chứa các chất kịch độc như glucosid, antiarin, antioresin, toxicarin...

Ngay cả khi chỉ bị nhựa cây bắn vào mắt thì nạn nhân đã bị viêm sưng, có thể gây mù lòa. Tệ hơn, nếu để dính vào vết thương hở hay miệng thì nạn nhân sẽ nhiễm độc với các triệu chứng như các cơ giãn ra, cơ tim, nhịp tim chậm dần và ngừng tim... dẫn đến T* vong.

Giống như cây củ chi, cây sui cũng có giá trị chữa bệnh rất cao nên được y học ứng dụng vào bào chế một số loại thu*c trị sốt, trợ tim, huyết áp cao... từ hạt và nhựa của cây. tuy nhiên, đối với người đi rừng thì tốt nhất là hãy tránh xa loài cây nguy hiểm này.

Theo Hoa Hướng Dương/Báo Tổ quốc

Link bài gốc Lấy link

http://ttvn.toquoc.vn/len-rung-tuyet-doi-tranh-xa-nhung-loai-cay-nay-co-cay-ban-se-chi-di-them-duoc-7-buoc-neu-trung-doc-82021108165553896.htm

Theo Hoa Hướng Dương/Báo Tổ quốc

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/len-rung-tuyet-doi-tranh-xa-nhung-loai-cay-nay-co-cay-ban-se-chi-di-them-duoc-7-buoc-neu-trung-doc/20211128103735251)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY