Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Lịch sử 3000 năm của phương Tây để lại cho chúng ta 7 bài học về kinh doanh

Áp lực sinh tồn không phải là chuyện xấu, ngược lại, nó là sức mạnh cơ bản thúc đấy sự ra đời của nền văn minh thương mại. Chúng ta là những người thừa kế của nền văn minh thương mại, vì vậy, chúng ta cũng nên kế thừa tinh thần của người xưa, đặc biệt là khi cảm thấy những khó khăn và áp lực tới từ cuộc sống.

Tại sao người Hy Lạp phát triển một nền văn minh thương mại? Điều này là do "bán đảo Hy Lạp ba mặt giáp biển, không có tài nguyên thiên nhiên phong phú, không có đồng bằng rộng lớn hay những lưu vực sông màu mỡ, vị thế địa hình khiến Hy Lạp cổ đại không thể phát triển nông nghiệp quy mô lớn". "Phát triển thương mại là do bị ép, họ chỉ có thể giải quyết vấn đề cơ bản nhất là ăn uống thông qua thương mại. "

Áp lực sinh tồn không phải là chuyện xấu, ngược lại, nó là sức mạnh cơ bản thúc đấy sự ra đời của nền văn minh thương mại. Chúng ta là những người thừa kế của nền văn minh thương mại, vì vậy, chúng ta cũng nên kế thừa tinh thần của người xưa, đặc biệt là khi cảm thấy những khó khăn và áp lực tới từ cuộc sống.

Dựa vào logic của những tên cướp để có được sự giàu có không phải là một con đường phát triển bền vững. Người cầm đao đôi khi lại ch*t dưới lưỡi đao của mình, "Nhật Bản và Đức sau đó cũng đã cố gắng sử dụng logic của những tên cướp để cải thiện lợi ích của đất nước mình, nhưng cuối cùng. Như một lẽ dĩ nhiên, họ thất bại."

Trong kinh doanh, làm ăn buôn bán, đừng chỉ chăm chăm không từ mọi thủ đoạn đi chiếm đoạt lợi ích từ người khác hoặc làm những gì chỉ có lợi cho mình mà không nghĩ tới đại cục hay nghĩ tới tương lai. Những đồng tiền bất chính hay không tới từ chính sức lao động và sáng tạo của mình, thì sớm muộn gì "của thiên cũng phải trả địa" mà thôi.

Khi những người bình thường đối đầu nhau dữ dội vì sự khác biệt về quan niệm, họ thường đánh giá thấp cái giá họ phải trả cho nó. Sự khác biệt trong tư tưởng nên được giải quyết thông qua bàn luận, chứ không phải là dùng đến bạo lực hay thủ đoạn.

"Chiến tranh tôn giáo đã bổ sung một phẩm chất tinh thần tốt đẹp cho người phương Tây, đó gọi là sự khoan dung."

Và chi phí để có được phẩm chất tinh thần này lại là quá lớn.

Logic tương tự áp dụng cho người bình thường. Đừng chỉ coi mỗi tiền là của cải, mọi thứ trong cuộc sống từ tri thức, sách vở, sở thích, ngoại hình, sức khỏe… mọi thứ đều là tài sản, là của cải quý báu mà bạn có và chủ động sở hữu. Đừng lãng phí bất cứ phương thức nào có thể giúp mình trở nên ưu tú hơn chỉ vì tiếc tiền, không muốn tiêu tốn thứ tài sản mà bạn cho là quý giá đó.

"Những nhà tư bản ban đầu kiếm tiền với sứ mệnh tôn vinh Thiên Chúa. Đối với họ, lao mình vào kiếm tiền không phải là để hưởng thụ, mà là để quét sạch định kiến trong hàng ngàn năm của tôn giáo và xã hội khi cho rằng các doanh nhân là đen đủi, đồng thời chứng minh rằng mình hữu ích đối với Thiên Chúa. Cứ như vậy, tôn vinh Thiên Chúa là sứ mệnh gắn liền với tinh thần của chủ nghĩa tư bản ở phương Tây hiện đại, xiềng xích đạo đức bị phá vỡ, tinh thần của chủ nghĩa tư bản được giải phóng… Không có gì đáng ngạc nhiên khi chủ nghĩa tư bản phương Tây lại phát triển tới vậy."

Sức mạnh trong thay đổi quan niệm, nó không hề thua kém cuộc cách mạng công nghệ. Điều này đúng với một đất nước, và cả cá nhân. Chìa khóa để gia tăng sự giàu có không chỉ là cải thiện khả năng, mà còn là sự đổi mới cũng như cập nhật liên tục các quan niệm.

Dẫu sao thì, tư tưởng lớn tới đâu, ta sẽ đi xa được tới đó.

Như Nguyễn

Mạng Y Tế
Nguồn: CafeBiz (https://cafebiz.vn/lich-su-3000-nam-cua-phuong-tay-de-lai-cho-chung-ta-7-bai-hoc-ve-kinh-doanh-20200630222555497.chn)

Tin cùng nội dung