Kinh tế xã hội hôm nay

Linh cẩu hung hãn, đột kích thần tốc cướp mồi của “thợ săn đỉnh nhất” châu Phi

Dù áp đảo về số lượng, bầy chó hoang vẫn phải chịu chia sẻ một phần mồi ngon cho linh cẩu - những kẻ ma mãnh nhất thảo nguyên châu Phi.

Cùng chung sống ở Công viên Quốc gia Kruger, Nam Phi, linh cẩu và chó hoang là kẻ thù truyền kiếp của nhau. Cả 2 đều có cùng tập tính sống và đi săn theo bầy đàn, chuyên đi cướp thức ăn của các loại động vật khác.

Chó hoang - đôi khi được gọi là chó sơn màu châu Phi bởi bộ lông đốm của chúng - là những “thợ săn đỉnh nhất” của châu Phi. Tuy nhiên, tầm vóc tương đối nhỏ khiến chúng dễ gặp nguy hiểm trước những loài ăn bám chuyên cướp mồi như linh cẩu lông đốm.

Tuy linh cẩu không sở hữu các đặc điểm săn mồi vượt trội nhưng chúng lại là những kẻ ma mãnh bậc nhất thảo nguyên. Chúng rất ít khi đi săn mà chủ yếu rình mò để tranh cướp con mồi với sư tử hay báo. 

Trong đoạn video, con linh cẩu liều lĩnh lẻn vào địa bàn của bầy chó hoang và cướp đi miếng mồi ngon.

Khách du lịch Koert Grobler đã ghi lại đoạn video linh cẩu tranh cướp bữa trưa của chó hoang. "Trong hàng thế kỷ, linh cẩu đã để ý tới những cuộc săn mồi thành công của chó hoang và thường xuyên bám theo sau đàn chó từ xa, chờ thời cơ cướp mồi của chúng", Zeederberg cho biết.

Bầy chó hoang nhanh chóng bắt đầu bữa tiệc nhưng không quên để mắt tới mối nguy hiểm tiềm ẩn. Bữa ăn của chó hoang nhanh chóng bị linh cẩu cắt ngang. Một con linh cẩu lao vào cuộc chiến, sử dụng thứ vũ khí là cơ thể vạm vỡ hơn và hàm răng lớn hơn trong khi bầy chó hoang có lợi thế về số lượng. Cả hai loài ăn thịt đều sở hữu một số kỹ năng chiến đấu ấn tượng.

Nhưng có lẽ, số lượng hung hãn cũng không phải là lá bài quyết định phần thắng khi kẻ đi cướp mồi hung hãn, không sợ thương tích. 

Khi những con chó hoang tỏ ra thận trọng thì linh cẩu đưa ra “ám hiệu” với đồng loại và bắt đầu chen lấn để sở hữu miếng mồi. Cuộc chiến man rợ chỉ kết thúc khi miếng mồi được tách làm đôi. Tuy nhiên, chó hoang cũng không mất tất, chúng vẫn giữ lại được một phần thức ăn. 

Phong Linh (theo Earth Touch News)

Mạng Y Tế
Nguồn: Người đưa tin (https://www.nguoiduatin.vn/linh-cau-hung-han-dot-kich-than-toc-cuop-moi-cua-tho-san-dinh-nhat-chau-phi-a465113.html)

Tin cùng nội dung

  • Dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ. Sự thiếu hụt dinh dưỡng thường dẫn đến chậm phát triển trong tử cung, đẻ con thấp cân (dưới 2.500g) và cũng là điều kiện thuận lợi gây nhiễm độc thai nghén dẫn đến thai ch*t lưu.
  • Nhiễm sán, nhiễm khuẩn, ung thư,... là một trong số những hệ quả của việc ăn nội tạng động vật bẩn.
  • Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
  • Nếu là lực lượng nước ngoài chiếm đảo, chúng tôi sẽ chiến đấu đến cùng, nhưng khi nghe tiếng miền Bắc kêu gọi đầu hàng, chúng tôi đã buông súng, Thiếu tướng Mai Năng nhắc lại lời một viên chỉ huy Việt Nam Cộng hòa bị bắt làm tù binh ở Trường Sa năm 1975.
  • Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
  • Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY