Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Livestream Bác sĩ BV Đại học Y Hà Nội tư vấn trực tuyến cách F0 tự quản lý và chăm sóc tại nhà

Chương trình livestream Hướng dẫn F0 tự quản lý, điều trị tại nhà được tổ chức bởi viện Đại học Y Hà Nội, chủ trì bởi PGS.TS. Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, số ca nhiễm bệnh ngày càng tăng, bất kì ai cũng có thể trở thành F0 nếu không biết tự bảo vệ.

Nếu không may mắc COVID-19 mà chưa chưa được đưa đến cơ sở điều trị, F0 được điều trị tại nhà nên và không nên làm gì? Đâu là những dấu hiệu trở nặng cần báo ngay nhân viên y tế? Các gói Thu*c thiết yếu cần dùng cho F0 khi điều trị tại nhà là gì?

Để có thể hiểu rõ hơn về cách quản lý, chăm sóc khi mình hoặc người thân trong gia đình là F0, thực hiện đúng những quy trình cần thiết để người bệnh mau chóng hồi phục, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tiến hành tổ chức buổi livestream nội dung "HƯỚNG DẪN F0 TỰ QUẢN LÝ, ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ" vào lúc 10h00 sáng thứ Sáu, ngày 24/12/2020 trên Fanpage bệnh viện Đại học Y Hà Nội và đặt câu hỏi trực tiếp ở phần bình luận trong livestream.

Chương trình được chủ trì bởi PGS.TS. Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và PGS. TS. Hồ Thị Kim Thanh, Giám đốc Trung tâm YHGĐ & CSSKCĐ, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Các nội dung trong livestream gồm có:

- Điều kiện để F0 theo dõi tại nhà.

- Điều F0 cần làm khi theo dõi tại nhà.

- Những điểm Người chăm sóc F0 tại nhà cần chú ý.

- Cách theo dõi sức khoẻ tại nhà theo các chỉ số sinh tồn và cách ứng phó.

Kính mời quý khán giả và quý đồng nghiệp chú ý theo dõi tham gia tương tác trực tuyến cùng chương trình bằng cách đặt câu hỏi trực tiếp ở phần bình luận trong livestream.

Điều kiện để F0 theo dõi tại nhà? Điều trị tại nhà, F0 cần làm gì?

Phương tiện theo dõi F0 tại nhà: nhiệt kế, máy đo huyết áp điện tử cá nhân, khăn giấy dùng một lần, nước sinh hoạt, vệ sinh khử khuẩn, khẩu trang, găng tay sạch, lót nilong màu vàng…

Theo PGS. TS. Thanh, đầu tiên, khi được xác nhận mình là F0 thì phải báo chính quyền địa phương để tự theo dõi tại nhà. Đồng thời, phải biết số điện thoại liên hệ với địa phương trong khoảng thời gian chờ người đến kiểm tra. Chú ý 5K, không tụ tập với những người xung quanh.

Ngoài ra, F0 làm những việc sau: Tự đo thân nhiệt, cập nhật chỉ số sức khỏe hàng ngày, tải các thông tin cập nhật trên trang của Bộ Y tế để tự kiểm tra sức khỏe tại nhà. Đặc biệt phải nghiêm chỉnh chấp hành cách ly y tế trong thời gian chờ đợi xét nghiệm PCR (có thể mất từ 4 - 5 ngày). Không tiếp xúc với người trong gia đình mình, kể cả vật nuôi. Không dùng chung đồ dùng, vật dụng cá nhân, tự cách ly mình trong phòng riêng có cửa sổ thông thoáng. Vệ sinh các bề mặt xung quanh như bàn ghế, tay nắm cửa… Người thân sẽ chuyển đồ ăn lên và chú ý xịt khử khuẩn.

Với rác thải y tế của người nhiễm Covid-19 thì cần phải buộc vào túi ni lông vàng, xịt khử khuẩn chuyển ra ngoài cho người thân mang vứt.

Với chế độ ăn của người nhiễm Covid-19 điều trị tại nhà, khi bị nhiễm, người bệnh nên ăn những đồ chế biến dạng mềm, lỏng, lưu ý uống đủ nước để làm mềm niêm mạc đường hô hấp. Đồng thời phải chú ý tập luyện, tập luyện nhẹ nhàng, đi lại trong phòng để tăng cường hô hấp.

Người nhà cần chú ý những gì khi có F0 điều trị tại nhà?

Người chăm sóc lưu ý vì là người chăm sóc trực tiếp nên nguy cơ lây nhiễm sẽ cao hơn. Phải tự biết cách bảo vệ bản thân như đeo khẩu trang, đeo kính chống giọt bắn, dùng găng tay cầm đồ, rửa tay thường xuyên trong ít nhất 20 giây… Dùng khăn giấy lau khô một lần rồi vứt đi ngay, còn những khăn tái sử dụng cần mang đi phơi khô sạch, không tạo môi trường ẩm ướt sẽ tạo cơ hội cho virus SARS-CoV-2 hình thành.

Virus SARS-CoV-2 không phân biệt bất cứ ai và người mắc Covid-19 không có nghĩa là họ đã làm gì sai. Đừng nên phân biệt đối xử với họ, mà chúng ta cần đoàn kết, đồng lòng cùng nhau chống đại dịch. Hãy là tấm gương cho người khác thấy tầm quan trọng của việc đeo khẩu trang nơi công cộng, vệ sinh tay, gập khuỷu tay áo che miệng và mũi khi ho và hắt hơi, duy trì khoảng cách an toàn với người khác, thường xuyên vệ sinh các vật/bề mặt hay được chạm vào.

Sắp tới đây, chúng ta sẽ có rất nhiều thời gian nghỉ lễ, hãy dành thời gian đó để chăm sóc bản thân và gia đình, luôn thực hiện biện pháp 5K mọi lúc, mọi nơi để đại dịch không bùng phát trở lại.

Cách theo dõi sức khoẻ tại nhà theo các chỉ số sinh tồn?

- Bảng theo dõi F0

- Oxy

- Mạch

- Huyết áp

- Nhịp thở + hướng dẫn tập thở

- SP02

- Nhiệt độ

- Suy hô hấp

- Tiêu chảy

- Toàn trạng

- Đau ngực

- Biểu hiện bình thường

Hướng dẫn cách tập thở dành cho F0, giúp dễ chịu, thoải mái, tăng không khí ở lồng ngực

Kiểu thở chúm môi và tập thở cơ hoành, 2 kiểu thở giúp tăng không khí tốt nhất. Hít vào từ từ (bằng mũi), căng cơ, hạ thấp cơ hoành phình bụng ra, nhịn thở 5-10 giây và từ từ thở ra, khi thở ra chúm mỗi và qua đường miệng.

Mỗi lần tập 5-10 nhịp, càng tập nhiều lần trong ngày càng tốt.

Hiện nay, người dân truyền tai nhau nhiều loại Thu*c dùng để phòng chống Covid-19 hoặc điều trị cho các F0. Vậy các gói Thu*c thiết yếu cần dùng cho F0 là những loại Thu*c chính thống nào?

Theo PGS. TS. Thanh, chúng ta không được tự ý sử dụng Thu*c.

Hiện nay có 3 gói Thu*c thiết yếu được sử dụng để điều trị cho F0:

- Gói Thu*c A (gói Thu*c không kê đơn, có thể chuẩn bị sẵn sàng ở nhà khi đơn vị y tế chưa chuyển Thu*c đến) gồm:

Nhóm 1: Thu*c giảm đau, hạ sốt, thường dùng là Paracetamol (chú ý những người có tiền sử dị ứng với Paracetamol thì nên dự trù loại Thu*c hạ sốt khác).

Nhóm 2: Vitamin để nâng cao sức đề kháng, miễn dịch. Vitamin được nhấn mạnh là vitamin nhóm B, D, kẽm.

Nhóm 3: Bù nước, điện giải, dung dịch oresol để dùng trong trường hợp có sốt cao hay khát nước, tiêu chảy. Còn nếu không thì uống đủ nước lọc, nước hoa quả, sinh tố…

Nhóm 4: Nước muối sát trùng mũi, họng. Rửa mũi, họng sẽ tốt cho bệnh nhân F0 dù có triệu chứng hay không.

Ngoài ra, có thể cân nhắc có thể tích trữ một số loại Thu*c như Thu*c ho, siro ho, Thu*c dạ dày tại nhà.

- Gói Thu*c B (màu vàng): Là gói Thu*c theo chỉ định của cán bác sĩ, được cán bộ y tế theo dõi. Gói Thu*c gồm có Thu*c kháng viêm và kháng đông và chỉ đến một thời điểm nào đó mới được sử dụng. Gói Thu*c này chống chỉ định cho những người mắc các bệnh như viêm loét dạ dày - tá tràng, suy gan, suy thận, dễ chảy máu, phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang cho con bú…

- Gói Thu*c C (gói Thu*c kháng virus), Thu*c đang trong giai đoạn thử nghiệm. Ví dụ Molnupỉravir như sẽ được dùng dưới sự giám sát của bác sĩ và cơ sở y tế, người dân không nên tự ý dùng. Gói Thu*c này chỉ định cho người lớn từ 18-65 tuổi, người bị Covid-19 biểu hiện nhẹ, phụ nữ không mang thai và đồng ý ký phiếu chấp thuận. Chống chỉ định cho phụ nữ có thai, cho con bú, người bị suy gan, suy thận, viêm gan virus cấp, viêm tụy cấp hoặc mãn tính.

Khi mắc bệnh dấu hiệu nào nguy hiểm, khi bị nặng cần liên hệ với ai?

Lưu ý mấy dấu hiệu trở nặng cần báo ngay nhân viên y tế:

-Nhiệt độ tăng quá cao, uống 2 lần hạ sốt mà không giảm sốt

-Nhịp thở trên 21 lần/phút

-Mạch chậm dưới 50, nhanh trên 120 lần, huyết áp ít hơn 90/60

-Sp02 dưới 95%

-Mệt không muốn đi lại, nói chuyện

-Ho nhiều, ho ra máu

-Mất vị giác khuwys giác kéo dài không hồi phục được

-Đột nhiên đau ngực, thở dốc

Các cơ sở theo dõi sẽ cử đội phản ứng nhà đến tận nhà và đưa ng bệnh đến những tầng cấp cứu phù hợp.

F0 mất vị giác, khứu giác có nguy hiểm hay không? Làm sao để cải thiện những triệu chứng này?

- Mất vị giác và khứu giác là một triệu chứng khá đặc hiệu của nhiễm COVID19, hai triệu chứng này không thể hiện mức độ nặng của bệnh cũng như không gây nguy hiểm đến tính mạng và có thể khỏi hoàn toàn được. Rắc rối lớn nhất của mất vị giác, khứu giác là làm giảm cảm giác ngon miệng, gây kém ăn ảnh hướng đến sự hồi phục sức khỏe và gây lo lắng cho người bệnh.

- Một số biện pháp giúp cải thiện mất vị giác, khứu giác:

+ Nhân viên y tế quản lý người F0, người thân trong gia đình nên động viện cho người f0 cố gắng ăn uống và thông cảm cho than phiền này của họ

+ Giữ tâm lý thoải mái khi ăn uống

+ Ăn thức ăn khi còn ấm, vì thức ăn ấm, nóng sẽ có vị đậm đà hơn

+ Vệ sinh răng miệng, tạo cảm giác ngon miệng

+ Không nên quá lo lắng về bệnh, tránh các suy nghĩ tiêu cực.

Bệnh nhân F0 có thể ăn uống như chế độ bình thường hằng ngày. Có thể khuyến khích họ thực hiện ăn uống theo nguyên tắc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, năng lượng và nước. Hạn chế ăn các thực phẩm nhiều chất béo, nhiều muối và nhiều đường. Không uống rượu bia.

Làm sao để F0 điều trị tại nhà bớt chán ăn?

- Chán ăn rất thường gặp ở mọi bệnh không riêng COVID19. Tuy nhiên với người nhiễm COVID19 do bị cách ly ở một mình, cách ly tập trung hoặc ở cùng những người thân cũng đang mệt mỏi vì bệnh tạo nên tâm lý lo lắng, căng thẳng và chán ăn

- Để cải thiện tình trạng này cần thực thiện một số biện pháp như sau:

+ Giữ tâm lý thoải mái khi ăn

+ Chia nhỏ bữa ăn 4-6 bữa một ngày, không bỏ bữa

+ Nên ăn lỏng nhiều hơn, ví dụ như sữa, nước hoa quả, sinh tố…

+ Nếu không ăn được cơm thì thay thế bằng các thực phẩm khác giàu dinh dưỡng như cháo thịt, sữa giàu năng lượng, ngũ cốc,…

+ Nên tránh các thực phẩm khó tiêu trong ngày bị bệnh.

Trong quá trình bệnh tôi có tập thể dục thể thao được không, nếu tập thì nên tập môn gì?

F0 ở trong khuôn viên theo dõi riêng của mình, tùy từng điều kiện gia đình mà có hoặc không có điều kiện tập luyện (do khuôn viên chật hoặc rộng).

Tuy nhiên, cần lưu ý là không nên không tập gì. Nếu nhà chật thì nên tập thở, tập những bài tập nhẹ nhàng, không nên tập quá sức.

- Tùy thuộc vào tình trạng hiện tại, lứa tuổi, bệnh nền của người f0 mà thường tham vấn những biện pháp tập luyện khác nhau

- Trong đó bài tập thở nên được hướng dẫn cho tất cả các f0 để thực hành hằng ngày gồm các bước như sau:

Lưu ý cho F0 điều trị sau khỏi bệnh cần lưu ý gì?

F0 đã khỏi bệnh có nhiều tác động mà khoa học vẫn cần theo dõi, 1 người âm tính ở bệnh viện cho về nhà cần theo dõi thêm 7 ngày nữa để bệnh nhân phục hồi tình trạng sức khỏe, lúc này này tải lượng virus không còn nên không lây. Sau khi khỏi bệnh, mỗi F0 có biểu hiện khác nhau nên cần theo dõi các dấu hiệu đến đến cơ sở y tế khi cần thiết.

Nếu cả nhà cùng bị F0 thì có cần đeo khẩu trang và cách ly từng người không

Theo bác sĩ Thanh, khi bị nhiễm COVID-19, độ nặng nhẹ của mỗi người khác nhau. Do đó dù cả nhà đã bị F0 thì vẫn cần giữ khoảng cách. Bởi vì:

- Thời điểm bị nhiễm, chu kỳ của mỗi người khác nhau. Nếu không đeo khẩu trang, giữ khoảng cách có thể gây ra tình trạng tái nhiễm

- Vẫn cần đeo khẩu trang để tránh phát tán virus ra ngoài

- Khi nồng độ virus đã giảm có thể bỏ khẩu trang

Khi chỉ số PCR trên 30 thì cũng không cần lo lắng lây nhiễm cho cả nhà. Đây là một chỉ số cho thấy virus nhân lên, càng cao càng tốt. Đây là chỉ số yên tâm với mọi người. Nếu đang ở một số cơ sơ y tế, bạn sẽ được "hạ tầng" mức độ nguy hiểm. Bạn hoàn toàn có thể tự chăm sóc và theo dõi tại nhà.

Tùy thuộc vào điều kiện sinh hoạt của từng gia đình, nếu gia đình không đảm bảo được sự cách ly tuyệt đối, thì gia đình nên để ông bà, cha mẹ cao tuổi sang nhà khác ở tạm để cho sự lưu thông giữa người nhiễm covid và những người có nguy cơ cao không cùng một khuôn viên. Với những người xung quanh thì cần đảm bảo các quy tắc để không lấy truyền chéo.

Tiếp theo

Bệnh nhân tiểu đường ăn miến dong thay cơm được không? Câu trả lời của BS BV Đại học Y khiến ai cũng phải ghi nhớ

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/sang-nay-benh-vien-dai-hoc-y-ha-noi-tu-van-truc-tuyen-cach-f0-tu-quan-ly-va-cham-soc-tai-nha-20211224093919165.chn)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY