Theo ông nguyễn trí dũng, giám đốc trung tâm kiểm soát bệnh tật tp hồ chí minh (hcdc), khi một tàu đã đi qua các hải cảng quốc tế vào neo đậu tại bến cảng hoặc phao thì những thuyền viên trên tàu chính là những đối tượng nguy cơ, có thể nhiễm covid-19 trong quá trình đi qua các hải cảng quốc tế. mới đây nhất, ngày 6/5 thành phố đã ghi nhận tàu md-sun trở về từ philipines neo đậu tại phao số 5 (phước long, nhà bè) đã có 3 trong tổng số 19 thuyền viên trên tàu đã nhiễm covid-19.
HCDC kiểm tra công tác phòng chống COVID-19 tại cảng Phước Long |
Để kiểm soát nguy cơ lây nhiễm từ các thuyền viên mắc bệnh với các trường hợp làm việc liên quan đến con tàu này, thành phố đã cách ly tất cả các thuyền viên và điều tra tất cả các người làm việc liên quan đến tàu. đã tiến hành cách ly tập trung 74 trường hợp có liên quan, tất cả đều có xét nghiệm lần 1 âm tính với sars-cov-2.
Bên cạnh việc điều tra, truy vết các người được phép làm việc liên quan với tàu (gồm lên tàu và không lên tàu). Các cơ quan chức năng cũng đang điều tra thêm xem trong quá trình neo đậu, có trường hợp nào thuyền viên lên bờ bất hợp pháp hoặc ngược lại có trường hợp nào xuống tàu hoặc tiếp cận tàu bất hợp pháp nhằm truy vết đầy đủ, không bỏ sót bất cứ trường hợp nào có tiếp xúc với thuyền viên trên tàu.
Đại diện bộ đội biên phòng tại cảng phước long (huyện nhà bè) cho biết rất khó khăn giám sát việc lên xuống cảng. bộ đội biên phòng chỉ cấp phép lên xuống cảng căn cứ vào danh sách mà các đại lý cung cấp để cho các thuyền viên và nhân viên xuống cảng, nhưng khi điện thoại tìm người theo địa chỉ trong danh sách thì địa chỉ này không có, đây là lỗ hỏng cần tập trung kiểm soát.
Theo quy định, từ khi có dịch bệnh covid-19, tại các hải cảng việt nam các tàu quốc tế được xem là có nguy cơ lây nên phải cách ly hoàn toàn với đất liền. do đó, những người trên tàu không được lên bờ, trừ những trường hợp được cho phép như kết thúc hợp đồng làm việc, cần điều trị bệnh... tất cả đều phải được thực hiện đầy đủ các quy định phòng chống dịch như đối với người nhập cảnh (cách ly tập trung, xét nghiệm covid-19…).bên cạnh đó, một số người làm việc tại cảng bắt buộc phải lên tàu để làm việc như hoa tiêu, nhân viên điều độ, công nhân bốc dỡ hàng, giám định, sửa máy ... các trường hợp này đều phải được bộ đội biên phòng cho phép mới được xuống tàu làm việc.
trong điều kiện dịch bệnh hiện nay, tất cả các trường hợp này đều phải được trang bị phòng hộ, không tiếp xúc và chỉ tiếp xúc với thuyền viên trên tàu trong những trường hợp thật cần thiết và giữ khoảng cách theo quy định. tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng, không đầy đủ thì nguy cơ lây nhiễm hoàn toàn có thể xảy ra. việc cho phép người trên bờ xuống tàu, người từ trên tàu lên bờ do bộ đội biên phòng chịu trách nhiệm thực hiện. bên cạnh các quy định về phòng hộ khi lên tàu, việc giám sát cũng được đặt ra nghiêm ngặt.
Trong thời gian qua, các bộ phận có liên quan từ cơ quan cảng vụ hàng hải, cơ quan chủ quản các cảng, bộ đội biên phòng, trung tâm kiểm soát bệnh tật và các trung tâm y tế quận/huyện đã phối hợp triển khai các giải pháp phòng dịch tại các cảng hàng hải. đã có một số trường hợp thuyền viên mắc covid-19 nhưng chưa có trường hợp nào lây nhiễm ra cộng đồng.
Ông nguyễn trí dũng cho biết, khi tình hình dịch bệnh tăng cao ở các nước trên thế giới thì nguy cơ xâm nhập từ các đường biên giới như đường hàng không, đường bộ, hàng hải cũng càng tăng theo. trong đó, nguy cơ từ đường hàng hải là không hề nhỏ. do việc quản lý, kiểm soát các phương tiện trên nước, nhất là các tàu neo đậu ngoài phao gặp nhiều trở ngại hơn. do đó, bộ đội biên phòng cần kiểm soát chặt chẽ việc lên xuống tàu, nhất là lên xuống bất hợp pháp. vì trước đây từng có trường hợp một người phụ nữ lên tàu thăm chồng, rất may qua xét nghiệm cho kết quả âm tính với covid-19.
Theo ý kiến của các chuyên gia y tế, việc kiểm soát sự tiếp cận với các tàu neo đậu ngoài phao, thậm chí là người xuống tàu bất hợp pháp và ngược lại là thuyền viên lên bờ bất hợp pháp là vô cùng khó khăn. Do điều kiện làm việc trên biển, trên sông nước khác xa với quản lý trên bờ.
Các trường hợp này, hiểu theo một cách nào đó chính là những trường hợp “xuất, nhập cảnh trái phép”. Do đó, bên cạnh việc thực hiện các biện pháp kiểm tra, giám sát, tuyên truyền cho các thuyền viên và người dân hiểu, chấp hành phải được làm thường xuyên thì việc xử lý thật nghiêm, chế tài thật nặng cần được thực hiện nghiêm túc.
Theo giám đốc hcdc, để tăng cường các biện pháp phòng dịch, cần tiêm phòng cho các nhân viên bắt buộc phải lên tàu và có tiếp xúc với thuyền viên như: nhân viên hoa tiêu, nhân viên điều độ; kiểm soát thật chặc việc khai báo y tế cho người vào làm việc nhất là người có xuống tàu; tăng cường các biện pháp giám sát an ninh, nhất là không để xảy ra tình trạng xuống tàu hoặc lên bờ bất hợp pháp. vì đây chính là nguy cơ lớn nhất có thể làm lây nhiễm bệnh từ trên tàu lên đất liền…
Đặc biệt, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị quản lý nhà nước là cảng vụ hàng hải thành phố, bộ đội biên phòng hàng hải thành phố, các đơn vị cảng, bến phao, chính quyền và đơn vị y tế địa phương. các đơn vị, cần tăng cường công tác quản lý nhà nước, kiểm tra, giám sát đối với các bến cảng, bến phao.
Bên cạnh đó, vai trò, trách nhiệm của từng cá nhân là rất quan trọng. người thân, người nhà thuyền viên, người dân không tự ý tìm cách lên tàu bất hợp pháp. những người làm nhiệm vụ khi được phép lên tàu cần hiểu những nguy cơ và tự giác tuân thủ các biện pháp phòng bệnh. người dân cùng cơ quan chức năng giám sát các trường hợp vi phạm, thông tin cho cơ quan chức năng ngay khi phát hiện để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh xâm nhập.
Nguyễn Cảnh
Chủ đề liên quan:
hàng hải hiễm COVID-19 lây nhiễm Covid lây nhiễm Covid-19 nguy cơ lây nhiễm nguy cơ lây nhiễm covid nguy cơ lây nhiễm Covid-19 nhiễm COVID nhiễm covid-19 y nhiễm