Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Lo sợ Covid-19, bỏ quên sát thủ bên cạnh mình

Trong thời gian dịch Covid-19, rất nhiều người vì lo sợ dịch không đến bệnh viện khám hoặc chủ quan với sức khỏe của mình dẫn tới các biến chứng đáng tiếc do tăng huyết áp gây ra.

Cảnh báo cái ch*t âm thầm

Trường hợp của ông Đỗ Văn T. 51 tuổi, Hưng Yên, được người nhà đưa đến cấp cứu tại bệnh viện trong tình trạng liệt nửa người, chân tay yếu. Theo như vợ ông T. nói, ông bị cao huyết áp nhiều năm nay. Trong thời gian có dịch Covid-19 ông T. chủ quan không đến bệnh viện khám dù đã hết Thu*c.

Ông T. được bác sĩ kê đơn Thu*c uống hàng ngày và trong gói Thu*c của ông có thành phần Thu*c chống đông máu nhưng ông không biết, hết Thu*c là ông dừng không uống.

Khi gia đình phát hiện ông T. ngã quỵ ở chân cầu thang đã đưa đi viện cấp cứu. Bác sĩ hỏi tiền sử và được biết ông có bệnh tăng huyết áp và hết Thu*c từ lâu nhưng không điều trị tiếp.

Trường hợp của bà Nguyễn Minh H. 45 tuổi, Hà Đông, Hà Nội cũng Tu vong vì đột quỵ chảy máu não. Bà H. có tiền sử tăng huyết áp nhưng chủ quan và chỉ sử dụng Thu*c lá uống. Khi uống xong Thu*c bà thấy không mệt mỏi nữa nên yên tâm huyết áp đã giảm và không đến bệnh viện khám lại.

Trong đợt cách ly, bà H. ở nhà vẫn đi thể dục đều. Tuy nhiên, buổi chiều bà kêu đau đầu, lên giường nằm nghỉ. Khi con G*i g*i dậy ăn cơm đã thấy bà bất tỉnh. Dù gọi xe cấp cứu đến nhưng bác sĩ vẫn không cứu được vì ổ xuất huyết quá lớn.

Theo GS Phạm Gia Khải – nguyên viện trưởng Viện tim mạch Quốc gia, tăng huyết áp được xem là "sát thủ giấu mặt" và có thể gây ra cái ch*t bất đắc kỳ tử cho bất cứ ai. Tăng huyết áp là thủ phạm hàng đầu gây ra đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não, bệnh suy tim, suy thận, nhồi máu cơ tim.

Điều đáng báo động, GS Khải nhấn mạnh, đó là tỷ lệ bệnh này ngày càng tăng ở Việt Nam nhất là ở các thành phố lớn, tỷ lệ dân văn phòng, những người làm việc nhiều, ít vận động.

Theo thống kê vào những năm 1960, tỷ lệ tăng huyết áp ở người trưởng thành phía bắc Việt Nam chỉ là 1% và hơn 30 năm sau (1992) theo điều tra trên toàn quốc của Viện Tim mạch thì tỷ lệ này đã 11,2%, tăng lên hơn 11 lần. Đến năm 2008, tỷ lệ tăng huyết áp ở người độ tuổi 25-64 là 25,1%.

Đến năm 2015, có 18,9% người trưởng thành trong độ tuổi 18-69 tuổi bị tăng huyết áp, trong đó có 23,1% nam giới và 14,9% nữ giới. Còn nếu xét trong độ tuổi 18-25 tuổi thì tỷ lệ tăng huyết áp tăng từ 15,3% năm 2010 lên 20,3% năm 2015. Như vậy là cứ 5 người trưởng thành 25-64 tuổi thì có 1 người bị tăng huyết áp.

Điều nguy hiểm là người bệnh bị tăng huyết áp mà không biết chỉ đến khi xảy ra biến chứng mới phát hiện ra và bệnh nhân tăng huyết áp không điều trị đến nơi đến chốn cũng là nguyên nhân gây ra nhiều ca đột tử mà không biết nguyên nhân.

Triệu chứng của bệnh

Bs. Lê Quốc Thiên Quyền – Khoa Nội tim mạch- Bệnh viện Đa khoa quận Thủ Đức, TP.HCM chia sẻ, tăng huyết áp còn được gọi là một "sát thủ giấu mặt" bởi bệnh diễn ra một cách âm thầm, không triệu chứng.

Gần 2/3 số người mắc bệnh tăng huyết áp tại Việt Nam không biết mình bị bệnh. Người bệnh vẫn có thể sinh hoạt, làm việc bình thường mà không có triệu chứng gì trong một khoảng thời gian dài.

Huyết áp cao vô cùng nguy hiểm

Việc tăng huyết áp có thể chỉ được phát hiện tình cờ thông qua đo huyết áp ngẫu nhiên, khám sức khỏe định kỳ, hoặc biến chứng xảy ra.

    "Ngũ vị nhập ngũ tạng": Bí quyết ăn uống giúp nội tạng khoẻ mạnh, cơ thể ít bệnh của Đông y

Các chỉ số của huyết áp được khuyến cáo dưới 120/80 mmHg là huyết áp tối ưu, huyết áp bình thường: từ 120/80 mmHg trở lên; huyết áp bình thường cao: từ 130/85 mmHg trở lên.

Khi chỉ số huyết áp 140/90 mmHg trở lên được coi là tăng huyết áp độ 1, chỉ số từ 160/100 mmHg trở lên là tăng huyết áp độ 2, từ 180/110 mmHg trở lên là tăng huyết áp độ 3. Khi huyết áp luôn ở mức từ 140/90 mmHg trở lên thì được xem là tình trạng tăng huyết áp.

Bác sĩ Thiên Quốc cho biết, hầu hết những người bị tăng huyết áp đều không có triệu chứng. Một số người có thể có triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, giảm thị lực, đau tức ngực, khó thở, hồi hộp, lo âu, ù tai…

Để phòng bệnh tăng huyết áp, bác sĩ khuyến cáo tốt nhất cần đảm bảo cuộc sống vận động nhiều, tăng cường các thực phẩm như rau xanh, trái cây. Hạn chế ăn mặn, các thực phẩm giàu natri. Mỗi người nên giữ thói quen kiểm tra sức khỏe hàng năm ít nhất 1 đến 2 lần.

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/can-benh-gan-nhu-khong-co-trieu-chung-nhung-la-sat-thu-giau-mat-ngay-cang-tang-o-viet-nam-20200504165756701.htm)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, xin vui lòng cho tôi biết gói kiểm tra tăng huyết áp ở Phòng khám đa khoa quốc tế Yersin. Xin cảm ơn Mangyte nhiều nhiều. Đầu năm mới, xin kính chúc quý BS một năm An Khang - Thịnh Vượng và gặp nhiều điều vui, may mắn trong cuộc sống. (Phùng Sang - Quận 6, TPHCM),
  • Nếu gọi xe cấp cứu thì người xung quanh nên làm gì trong khi chờ đợi? Tôi hỏi để phòng khi hữu sự, vì gần đây có nhiều học sinh ngất xỉu quá .Tôi lo quá, tôi cũng có 2 đứa con gái tầm tuổi ấy. Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Thúy - thuy201...@gmail.com)
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Cao huyết áp (còn gọi là “lên tăng-xông”) xảy ra khi máu của bạn di chuyển qua động mạch ở áp lực cao hơn bình thường. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra cao huyết áp. Nếu huyết áp quá cao hoặc vẫn ở mức cao trong một thời gian dài, nó có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Thật không may, các món ăn đặc trưng và truyền thống của người Việt trong ngày Tết hình như lại chưa phù hợp với người thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Dược liệu dâu tằm bao gồm nhiều bộ phận của cây dâu: lá (tang diệp), cành (tang chi), quả (tang thầm), vỏ rễ (tang bạch bì) và tầm gửi cây dâu (tang ký sinh).
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY