Liên quan đến vấn đề trên, theo các chuyên gia y tế, việc làm này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho người sử dụng, thậm chí khiến nhiều người hoang mang.
pgs.ts. nguyễn thế thịnh – cục trưởng cục quản lý y, dược cổ truyền, bộ y tế, cho biết, hiện nay bộ y tế chưa cấp phép cho bất kỳ một sản phẩm Thuốc y học cổ truyền nào để trị covid-19.
PGS.TS. Nguyễn Thế Thịnh – Cục trưởng Cục quản lý Y, Dược cổ truyền, Bộ Y tế
Theo ông Thịnh, tất cả các sản phẩm hiện nay có trên thị trường mà quảng cáo, ghi chỉ định điều trị COVID-19 đều là các sản phẩm chưa được cấp phép, thậm chí là hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Vì vậy, người dân không nên tìm mua các sản phẩm này, vì có thể mua phải Thuốc giả gây nhiều hệ lụy tới sức khỏe.
"Tôi cũng đã có chia sẻ với báo chí, một số sản phẩm Thuốc cổ truyền đã nộp hồ sơ đăng ký cấp phép về Bộ Y tế, với chỉ định liên quan đến điều trị COVID-19, các hồ sơ này vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, thẩm định", PGS Thịnh cho hay.
Pgs.ts. nguyễn thế thịnh khuyến cáo việc sử dụng các phương pháp y học cổ truyền phòng, chống covid-19 được người dân đang quan tâm. theo ông, người dân nên làm theo đúng "hướng dẫn tạm thời sử dụng y dược cổ truyền để phòng, chống dịch covid-19" tại quyết 4539/qđ-byt do bộ y tế ban hành ngày 25/09/2021.
Đối với người bệnh COVID-19 chỉ nên sử dụng các loại dược liệu, tinh dầu để xông phòng ở, nơi làm việc hoặc sử dụng các dung dịch có nguồn gốc từ dược liệu, Thuốc cổ truyền để súc họng, xịt, xông mũi họng nhằm làm sạch đường hô hấp trên. Tuyệt đối không xông toàn thân, không xông trực tiếp vào người, không xông tinh dầu trong phòng ngủ có trẻ em dưới 30 tháng tuổi, trẻ em có tiền sử co giật do sốt cao, động kinh, người có dị ứng với tinh dầu.
Người dân nên tìm hiểu về Thuốc trước khi sử dụng (Ảnh: Dân Việt)
Cục trưởng cục quản lý y, dược cổ truyền, bộ y tế, cũng lưu ý thêm, nếu muốn điều trị bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền thì người dân nên liên hệ các cơ sở khám chữa bệnh y học cổ truyền, hoặc các bệnh viện có chuyên khoa y học cổ truyền để được các thầy Thuốc y học cổ truyền thăm khám trực tiếp hoặc tư vấn điều trị cho từng trường hợp cụ thể, tránh việc tự ý tìm mua các sản phẩm y học cổ truyền chưa được cấp phép, trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ mà tổn hại sức khỏe, thiệt hại về kinh tế, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.
Trước đó, PGS.BS Nguyễn Lân Hiếu - Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã có chia sẻ một số quan điểm đối với việc người dân không tiếc tiền “lùng sục” một số loại Thuốc ngoại không rõ nguồn gốc với niềm tin sẽ trị được COVID-19 một cách dễ dàng.
Đáng chú ý, các Thuốc "xách tay" này còn được rao bán trực tiếp trên các hội nhóm, trang cá nhân trên mạng xã hội như Facebook, Zalo, Shopee,… nên người dân rất dễ tiếp cận và tìm mua trong khi nguồn gốc xuất xứ và tác dụng không rõ ràng.
Chuyên gia y tế cho rằng, lợi dụng tâm lý lo lắng của người dân, nhiều cá nhân đã rao bán các mặt hàng Thuốc điều trị virus "xách tay" từ Nga, Trung Quốc về Việt Nam như Arbidol thành phần là Umifenovir, Areplivir thành phần là Favipiravir. Các Thuốc này được quảng cáo có khả năng phòng chống lây nhiễm và điều trị hiệu quả COVID-19.
Sản phẩm đang lan truyền trên mạng
Theo đó, Arbidol (Umifenovir) là Thuốc kháng virus phổ rộng được cấp phép sử dụng để dự phòng và điều trị cúm mùa tại Trung Quốc và Nga từ năm 2006. Thử nghiệm tiền lâm sàng cho thấy Thuốc Arbidol có hoạt tính kháng virus đối với một số virus đường hô hấp ở người như virus cúm A, B, C, adenovirus, rhinovirus…
Tại Trung Quốc, Umifenovir được thử nghiệm trên bệnh nhân COVID-19 ngay giai đoạn đầu bùng phát dịch. Tuy nhiên kết quả về hiệu quả của Umifenovir đối với COVID-19 là không đồng nhất giữa các nghiên cứu.
Một nghiên cứu tổng quan hệ thống và phân tích gộp về hiệu quả và an toàn của Arbidol (Umifenovir) trên bệnh nhân COVID-19 đã được thực hiện bởi B. Amani và các cộng sự dựa trên các dữ liệu nghiên cứu trên Pubmed, Cochrane, Embase và medRixv.
Tổng quan đã cho thấy không có sự khác biệt về hiệu quả giữa việc dùng Arbidol và không dùng Arbidol ở bệnh nhân COVID-19. Sử dụng Arbidol có nguy cơ cao gặp tác dụng phụ hơn với RR: 2.24; 95% CI: 1.06–4.73. Các tác dụng phụ hay gặp phải khi sử dụng Arbidol như là rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, nôn.
Umifenovir cũng như nhiều Thuốc khác: Hydroxycloroquin, Ribavirin, Sofosbuvir, Lopinavir… cũng chỉ là một trong số các thử nghiệm lâm sàng trong giai đoạn đầu của đại dịch để tìm hướng tiếp cận điều trị COVID-19 trên thế giới. Nhiều nghiên cứu hiện cũng tạm dừng do hiệu quả không cao hoặc nguy cơ, tác dụng không mong muốn lớn hơn nhiều so với hiệu quả.
Có nên sử dụng "Thuốc xanh, Thuốc đỏ" hay không?
PGS.BS Nguyễn Lân Hiếu chia sẻ: Mỗi Thuốc kháng virus chỉ có chỉ định trên một số đối tượng bệnh nhân COVID-19 nhất định. Do vậy việc dùng các Thuốc kháng virus này cần đúng chỉ định của bác sĩ.
Bên cạnh đó, các Thuốc trị COVID-19 này cũng có khá nhiều chống chỉ định, đòi hỏi phải tuân thủ chặt chẽ; đồng thời trong quá trình sử dụng cũng cần giám sát cẩn thận các tác dụng phụ để tránh các rủi ro có thể xảy ra.
Tại Việt Nam, quy trình cấp phép Thuốc rất chặt chẽ, vì Thuốc là một mặt hàng đặc biệt liên quan đến sức khỏe của con người, cả trước mắt và lâu dài. Điều này nhằm mục đích đảm bảo tác dụng, hiệu quả của Thuốc đối với nhân dân khi sử dụng.
Tôi tin rằng, nếu sản phẩm này thực sự có chất lượng, tác dụng thì Bộ Y tế đã liên hệ để đưa Thuốc về theo đường ngoại giao, đường chính thức để cho nhân dân sử dụng, sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường.
Chúng ta đã từng lên án Thuốc ung thư giả một cách gay gắt, nhưng bây giờ tại sao chúng ta sẵn sàng thỏa hiệp về việc sử dụng các mặt hàng xách tay, không rõ nguồn gốc, chất lượng, với cam kết bằng miệng của người bán và không chịu trách nhiệm pháp lý khi có vấn đề xảy ra.
Vì vậy, việc mua bán và sử dụng các Thuốc kể trên đều là vi phạm nghiêm trọng Luật Dược, giảm hiệu quả phòng chống dịch, tạo cơ hội cho những cá nhân lợi dụng buôn bán Thuốc giả Thuốc kém chất lượng, Thuốc nhập lậu để trục lợi cá nhân.
Đừng lãng phí tiền bạc và tiếp tay cho nhóm buôn lậu Thuốc mà ngày càng công khai bán trên mạng xã hội
Chủ đề liên quan:
chuyên gia y tế khám chữa bệnh thuốc chữa Covid-19 thuốc điều trị COVID-19 thuốc y học cổ truyền y dược cổ truyền y học cổ truyền