Tâm linh hôm nay

Lời dạy của bậc Long Tượng Phật giáo

Cuộc đời của cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Bích giữa chốn thiền môn hết sức giản dị, hơn 100 mùa sen nở, Ngài đã cống hiến cho đạo và cho đời một tấm gương sáng ngời để hậu học noi theo mà tu học.

 >>Phật pháp và cuộc sống

Đại lão hòa thượng thích thanh bích là một bậc danh tăng thời hiện đại với đức tính khiêm hạ và hạnh đầu đà. trí tuệ cũng như đức hạnh cao cả của ngài đã làm cảm động đến lòng ngưỡng mộ của không biết bao nhiêu tăng ni, phật tử khắp mọi miền đất nước.

Bài liên quan

Chân dung thập đại đệ tử xuất sắc của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

“Khi tôi ch*t đi, nơi tôi nằm xuống hãy san phẳng trồng rau cấy lúa. Tôi đến như thế nào hãy để tôi đi như thế đó".

Hòa thượng Thích Thanh Bích, thế danh Nguyễn Quang Bích (1912 - 2013) – Phó Pháp chủ kiêm Giám luật GHPGVN, Viện chủ tổ đình Hội Xá (Thường Tín - Hà Nội ) đã từng di huấn với hàng pháp tử, pháp tôn như vậy.

Trưởng lão Hòa thượng luôn là bậc trưởng thượng mực thước cho hàng Tứ chúng Thiền gia noi theo. Đối với tự thân thì khắc kỷ, đối với người thì rộng lượng bao dung, chan hòa nhã nhặn, từ bi tiếp vật, mẫn niệm độ sinh; luôn mật hạnh, làm nhiều hơn nói, khiêm nhường nhẫn nại, không tự cao tự đại; lấy việc tu làm yếu vụ, việc sinh tử làm trọng, việc độ sinh là cốt yếu…”

Sinh thời đức Trưởng Lão thực hành pháp tu khổ hạnh và với việc tu đơn giản chỉ là “LỆCH KÊ - LẤM RỬA” thời khóa công phu tu tập đầy đủ. Cuộc sống thường nhật của cố Trưởng lão Hòa thượng thanh bạch cốt cách, luôn giản dị trong tấm áo nâu sòng đã bạc màu theo năm tháng. Cả đời xuất gia tu đạo chưa khi nào Trưởng lão tự may cho mình một bộ quần áo mới hay mua những vật dụng trang trí cho tự thân mà tất cả vật dụng đều do tín thí phát tâm Ngài đều tùy công đức nhiều ít của mình mà thọ nhận của đàn na.

Bài liên quan

Thiền sư Huyền Quang và nàng Điểm Bích: Vụ án lịch sử ly kỳ

Người tuy quần áo tả tơi nhưng lại thiền gia cốt cách, gậy chặt bờ rào vẫn đủ để cho thiền trượng thong dong. Túi pháp mặc dù được làm bằng những bao tải ngoài vườn vậy mà có biết đâu túi ấy đã viên tròn giới châu cụ túc. Rồi cả đến giường nằm không cao đẹp to dài chỉ giản đơn là những tấm gỗ thừa ghép lại với manh bạt thay chiếu nhưng vẫn đủ làm pháp tòa của Như Lai cho những ai có trí phát túc siêu phương trụ tâm Bảo Sở.

A Di Đà Phật

Minh Chính (Tổng Hợp)

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/loi-day-cua-bac-long-tuong-phat-giao-d38389.html)

Tin cùng nội dung

  • Trải qua biết bao thăng trầm lịch sử, bao nghịch duyên từ trong ra ngoài nhưng với giới đức tinh nghiêm, đạo hạnh thanh tịnh và thệ nguyện sâu rộng, Sa môn Trí Hải đã luôn dấn thân trọn vẹn với lý tưởng nhập thế, đem đạo vào đời, với tinh thần tùy duyên bất biến, trụ vào nơi vô trụ.
  • Nước Việt ta, sử sách nhắc đến và ca ngợi Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) như một nhà tiên tri xuất chúng cùng những giai thoại li kỳ. Nhưng, tài tiên tri ấy, trước Trạng Trình khoảng 4 thế kỷ, cũng đã có một người xuất chúng không kém: Thiền sư Vạn Hạnh (938 - 1025).
  • Chân Nguyên Thiền sư, một trong những cây đuốc sáng rực và là nhà tư tưởng lớn trong Phật Giáo ở thế kỷ thứ 17. Những tác phẩm của ngài bị bỏ rơi ít được nhắc đến hoặc đề cập đến vẫn còn nhiều thiếu sót không chính xác.
  • Ngài Liễu Quán là người Việt Nam đầu tiên thọ pháp và nối truyền dòng Lâm Tế ở Việt Nam (đời thứ 35 dòng Lâm Tế chánh tôn truyền từ Trung Quốc) mở mang nền đạo học hợp với thời đại và dân tộc, phát triển thành thiền phái Lâm Tế Liễu Quán lớn nhất.
  • Thiền sư Philip Kapleau được xem là người có công lao đặc biệt quan trọng trong việc truyền bá đạo Phật nói chung và thiền tông nói riêng tại Hoa Kỳ. Cuộc đời tu thiền của Philip Kapleau đã trải qua không ít những khó khăn, gian khổ nhưng cũng vì thế mà đầy ắp những câu chuyện thú vị.
  • Hoằng pháp là một công tác vô cùng khó khăn, vì nó đòi hỏi người thực hiện công tác phải có đầy đủ cả hai yếu tố quan thiết, là “khế lý” và “khế cơ” và cả những đức tính đặc biệt khác nữa, cho nên Tôn giả Phú Lâu Na đã được tôn xưng là người có tài thuyết pháp đứng vào bậc nhất.
  • Trong phong trào chấn hưng Phật Giáo Việt Nam, các bậc Long Tượng tiếp nối ra đời làm sáng ngời lịch sử Phật Giáo phục hưng, nhất là trong thời kỳ cận đại, những tấm gương sáng chói của phong trào phục hưng trong đó có Hòa Thượng Thích Thiện Hoa.
  • Tuệ Trung Thượng Sỹ (1230 - 1291) tên thật Trần Tung, con trai trưởng của An sinh vương Trần Liễu. Ông là người hào sảng, khoan dung, một bậc kỳ nhân dị thường làm dậy sóng nguồn thiền, âm vang lên tận đỉnh ngàn cao xanh lồng lộng của tâm linh.
  • Trước đây, người giàu thường chỉ làm từ thiện khi đã đến tuổi về hưu nhưng thời gian gần đây ngày càng có nhiều tỷ phú bắt đầu làm từ thiện sớm hơn.
  • Bill Melinda Gates Foundation là một quỹ từ thiện lớn nhất thế giới được thành lập năm 2000 do vợ chồng Bill Gates quản lý.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY