Khoa học hôm nay

Lòng nhân ái như suối nguồn không bao giờ ngừng chảy!

MangYTe - Bạn hãy đọc những câu chuyện dưới đây để hiểu vì sao khó khăn vây bủa mà học bổng Tiếp sức đến trường cho tân sinh viên Thừa Thiên Huế lại tăng hơn các năm trước. Lòng nhân ái như suối nguồn không bao giờ ngừng chảy.

Lòng nhân ái như suối nguồn không bao giờ ngừng chảy! - Ảnh 1.

Pgs.ts nguyễn thiện tống (bìa phải) - chủ nhiệm câu lạc bộ tiếp sức đến trường thừa thiên huế - trao học bổng cho tân sinh viên - ảnh: tấn lực

Bệnh dịch covid-19 kéo dài từ đầu năm cho đến lúc này vẫn chưa yên. bão dồn lũ dập suốt hai tháng nay vẫn chưa dứt. khó khăn vây bủa, vậy mà học bổng tiếp sức đến trường cho tân sinh viên thừa thiên huế không giảm mà còn tăng hơn các năm trước.

Thay mẹ tiếp sức sinh viên nghèo

10 năm trước, có một người thợ may ở sài gòn đã gọi điện ra huế gặp phóng viên thái lộc của báo tuổi trẻ. bà cho biết vừa đọc bài trên báo tuổi trẻ, viết về những tân sinh viên nghèo hiếu học ở huế, nhận giấy báo đậu đại học mà không có tiền để đến trường. bà muốn hỗ trợ những sinh viên đó cho đến khi tốt nghiệp đại học, với điều kiện "đừng ghi tên tôi".

Và đều đặn như thế, cứ đến mùa tiếp sức đến trường hằng năm, người thợ may ấy lại gửi tiền ra huế để tiếp sức đến trường cho sinh viên nghèo. từ một thợ may, bà đã tích lũy trở thành chủ một xưởng may. nhờ vậy bà có được một nguồn thu nhập khá, và luôn dành một khoản cho người nghèo. đến năm 2015, gia đình bà sang định cư ở mỹ. từ đó, quỹ học bổng tiếp sức đến trường (tsđt) cũng mất liên lạc với bà.

Lòng nhân ái như suối nguồn không bao giờ ngừng chảy! - Ảnh 2.

Tân sinh viên xúc động trước câu chuyện về lòng nhân ái - ảnh: tấn lực

Cho đến một ngày tháng 9 vừa rồi, người con trai của bà từ Mỹ đã nối điện thoại với phóng viên Thái Lộc. Anh cho biết mẹ mình đã mất và anh muốn tiếp tục thực hiện việc thiện nguyện mà mẹ vẫn làm khi còn sống, đó là giúp đỡ sinh viên nghèo hiếu học ở Huế.

Nhưng không biết nối lại liên lạc như thế nào. người con sực nhớ đến cái điện thoại kỷ vật của mẹ, nên mở danh bạ ra, và họ đã tìm được số điện thoại của phóng viên báo tuổi trẻ. từ mỹ, họ đã gọi về cho thái lộc và cuộc tiếp sức đến trường đã được tiếp nối. hoàng khoa, tên của người con trai, quyết định tài trợ 5 suất học bổng cho tân sinh viên thừa thiên huế năm nay.

Lòng nhân ái như suối nguồn không bao giờ ngừng chảy! - Ảnh 3.

Phóng viên Thái Lộc (bên trái) trao đổi với nhóm sinh viên nhận học bổng của nhà hảo tâm Nguyễn Mỹ Hạnh - Ảnh: M.TỰ

Không chỉ vậy, sau khi đọc hồ sơ các em, anh Khoa còn tăng suất học bổng lên hơn 10 triệu, và cũng tài trợ cho đến khi tốt nghiệp đại học. Lần này, chúng tôi xin phép người con trai và linh hồn người mẹ quá cố, cho phép học bổng Tiếp sức đến trường được trân trọng ghi tên người thợ may nhân hậu ấy lên danh sách năm sinh viên được tài trợ học bổng mang tên bà: nhà hảo tâm Nguyễn Mỹ Hạnh.

Tiếp tục thực hiện tâm nguyện của cha

Từ năm 2015 về trước, gia đình ông bà trần dự ở houston (mỹ) luôn đều đặn ủng hộ 5-10 suất học bổng tsđt cho tân sinh viên thừa thiên huế. từ khi suất học bổng 3 triệu, lên 4 triệu, lên 7 triệu, ông bà vẫn giữ con số tài trợ 5-6 suất.

Năm 2016, ông qua đời vì tuổi già. Danh sách nhà hảo tâm từ đó vắng tên ông. Cho đến một ngày tháng 8-2020, cô con gái của ông từ Mỹ đã nối liên lạc với PGS.TS Nguyễn Thiện Tống - chủ nhiệm câu lạc bộ TSĐT Thừa Thiên Huế - để tiếp tục thực hiện tâm nguyện của cha. Vậy là danh sách nhà hảo tâm TSĐT năm nay tiếp tục trân trọng ghi tên ông bà Trần Dự, tài trợ ba suất học bổng đặc biệt (45 triệu đồng).

Lòng nhân ái như suối nguồn không bao giờ ngừng chảy! - Ảnh 4.

Bà đặng ngọc thanh nhã - người bền bỉ tìm kiếm nguồn bảo trợ cho học bổng tiếp sức đến trường ở huế - ảnh: tấn lực

Trước lúc đi xa đã chuẩn bị sẵn học bổng

Xem danh sách nhà hảo tâm TSĐT 2020, nhiều người trầm trồ khi thấy trong danh sách các nhà bảo trợ vẫn còn kỹ sư Dương Quang Thiện, ủng hộ 5 suất học bổng với 50 triệu đồng, dù ông đã mất từ tháng 8-2019.

Hồi giữa năm ngoái, kỹ sư Thiện đã gọi thầy Tống tới gặp ông gấp. Tưởng có chuyện gì gấp gáp, hóa ra là để ông chuyển số tiền 50 triệu ủng hộ học bổng TSĐT 2019, và chuyển luôn 50 triệu cho học bổng năm sau 2020. Ông nói đây là tiền bán sách, chia cho sinh viên nghèo nhiều nơi, và không quên phần cho sinh viên Huế. Mấy tháng sau thì ông mất. Trước lúc đi xa, người kỹ sư điện toán kỳ cựu và nhân đức ấy vẫn không quên chăm lo cho học trò nghèo.

Lòng nhân ái như suối nguồn không bao giờ ngừng chảy! - Ảnh 5.

Kỹ sư Dương Quang Thiện - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Thu nhập giảm nhưng lòng tốt không giảm

Trong danh sách nhà hảo tâm bảo trợ học bổng TSĐT Thừa Thiên Huế suốt từ năm 2009 đến nay luôn có kỹ sư Nguyễn Phụng Tâm, cựu sinh viên hàng không Đại học Bách khoa TP.HCM, hiện làm việc ở Mỹ. Giá trị học bổng tăng dần lên theo mức học phí và chi phí của sinh viên thì con số đóng góp của anh cũng tăng dần.

Đến 2020, mấy trận dịch bệnh COVID-19 đã khiến thu nhập của người lao động ở Mỹ giảm sút nặng, riêng ngành hàng không của anh giảm đến 50%. Thầy Tống nhắn tin, nếu thu nhập giảm sút nặng nề quá thì góp được bao nhiêu cũng tốt. Nhưng sau đó, anh vẫn góp hai suất học bổng đặc biệt (30 triệu đồng) cho hai sinh viên nghèo khó nhất. Anh nhắn tin cho thầy: "Năm ngoái, em đã góp ba suất đặc biệt thì năm nay cũng cố gắng hai suất, thầy à".

Lòng nhân ái như suối nguồn không bao giờ ngừng chảy! - Ảnh 6.

Danh sách nhà hảo tâm tiếp sức đến trường cho tân sinh viên thừa thiên huế năm 2020 nhiều hơn những năm trước - ảnh: thanh nhã

Nguyễn Phụng Tâm và nhóm cựu sinh viên kỹ thuật hàng không là sinh viên của PGS.TS Nguyễn Thiện Tống. Họ muốn báo đáp công ơn thầy, không chỉ truyền thụ kiến thức mà còn giúp họ trong những ngày sinh viên khốn khó.

Và thầy Tống trả lời: "Hãy cám ơn tôi bằng cách tiếp sức cho những sinh viên cùng cảnh ngộ như các bạn ngày trước!". Hơn 10 năm qua, kỹ sư Phụng Tâm và các bạn của mình luôn đều đặn góp sức vào quỹ TSĐT của báo Tuổi Trẻ.

Mình khó thì sinh viên nghèo còn khó hơn gấp bội

phần lớn nhà hảo tâm bảo trợ học bổng tsđt cho tân sinh viên thừa thiên huế là cựu học sinh xứ huế hiện đang sống ở mỹ, úc, pháp, đức... nên bị ảnh hưởng rất nặng bởi dịch bệnh covid-19. trong khi đó, dịch bệnh cũng khiến các doanh nhân trong nước khốn đốn hơn. vì vậy, ai cũng lo cuộc tsđt năm nay sẽ gặp khó khăn.

vậy mà số học bổng cho tân sinh viên thừa thiên huế đã vượt lên con số 101 suất, với tổng số tiền hơn 1,1 tỷ đồng, không những không giảm mà còn tăng hơn các năm trước. bởi vì các nhà hảo tâm đã động viên nhau: mình khó thì sinh viên nghèo còn khó hơn gấp bội!

MINH TỰ

Mạng Y Tế
Nguồn: Tuổi trẻ (https://tuoitre.vn/long-nhan-ai-nhu-suoi-nguon-khong-bao-gio-ngung-chay-20201125175515793.htm)

Tin cùng nội dung

  • (MangYTe) - Ngày 6/4, PV ADZ cùng chính quyền xã Gia Phố (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) đã tới thăm và trao số tiền 18.900.000 đồng của các nhà hảo tâm, bạn đọc báo ADZ tới gia đình chị Hoa, nhân vật trong bài viết “Mẹ mắc bệnh tim, cha gãy chân, hai con đói khát”.
  • (MangYTe) - Số tiền 128.970.000 đồng do bạn đọc Quỹ nhân ái của báo ADZ để gửi tặng, giúp đỡ hoàn cảnh khó khăn của thầy giáo Trung và con gái nhỏ đã được trao tận tay thầy cùng gia đình trong niềm vui mừng, biết ơn đến những tấm lòng cao đẹp.
  • (MangYTe) - Từ khi mẹ Ch?t, bố đổ bệnh, bé Thuyết bỗng dưng trở thành trụ cột gia đình. Ngoài việc đi xin cơm, tự hái đu đủ xanh, lá rau cằn cỗi quanh nhà luộc để hai cha con ăn cho no bụng thì hơn 3 tháng qua, đứa trẻ này chưa một lần biết đến mùi vị của miếng thịt.
  • (MangYTe) - Trong căn nhà ẩm thấp, dột nát, người phụ nữ gầy nhom, khắc khổ run run mớm cho người mẹ nằm liệt giường từng thìa cơm, rồi vội quay sang bón cho đứa con gái 21 tuổi nhưng như một đứa bé từng muỗng cháo khiến ai chứng kiến cũng xót xa, đau đớn.
  • (MangYTe) - Tuần qua, báo điện tử ADZ đã làm thủ tục kết chuyển đến gia đình chị Lê Thị Sum số tiền 47.220.000 đồng mà bạn đọc ủng hộ cho 3 đứa con nhỏ của chị trong tuần 2+3 tháng 2/2016.
  • (MangYTe) - Khi con “điên” hẳn, bà lại thấy may bởi anh Thông không còn biết gì nữa, bà cũng không phải oằn mình bế cháu lên xe, đẩy chạy ra khỏi nhà cả đêm để tránh những trận đòn của con. Bà chỉ sợ mình ch*t đi, con trai, cháu nội không biết bấu víu vào đâu để sống.
  • (MangYTe) - Vợ bị suy tim độ 3, chồng thì bị T*i n*n gẫy chân, do không có tiền để điều trị đến nơi đến chốn nên hơn 1 năm vẫn chưa lành. Nhìn bữa cơm chỉ có vài miếng bánh chưng nguội cùng với nồi canh loãng khiến ai cũng ngậm ngùi, chua xót.
  • Mới đây, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre kết hợp với Câu lạc bộ truyền thống Ban dân y miền Nam, Ban liên lạc Hội đồng hương Bến Tre tại TP.HCM cùng Huyện ủy - Ủy ban Nhân dân huyện Ba Tri tổ chức tọa đàm: “Thân thế, sự nghiệp bác sĩ Trần Hữu Nghiệp sống mãi với thời gian”.
  • Ngày 25/10, tại Viện Huyết học truyền máu trung ương, Tổng hội y học Việt Nam đã tổ chức buổi gặp mặt các tân sinh viên thủ khoa ngành y, dược thuộc 11 trường đại học các tỉnh phía Bắc năm 2015.
  • Nhiều người thường nói rằng nghề y là một nghề đặc biệt vì nó liên quan đến mạng sống của con người. Chỉ khi nào người ta không khỏe, trạng thái tinh thần không thoải mái thì họ mới tìm đến thầy Thu*c.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY