Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Những “ngân hàng” của lòng nhân ái

Nhiều người thường nói rằng nghề y là một nghề đặc biệt vì nó liên quan đến mạng sống của con người. Chỉ khi nào người ta không khỏe, trạng thái tinh thần không thoải mái thì họ mới tìm đến thầy Thu*c.
Nhiều người thường nói rằng nghề y là một nghề đặc biệt vì nó liên quan đến mạng sống của con người. Chỉ khi nào người ta không khỏe, trạng thái tinh thần không thoải mái thì họ mới tìm đến thầy Thu*c. Trong nghề y cũng còn một điều đặc biệt tưởng chừng như khô khan của ngành kinh tế, đó là những “ngân hàng”, những ngân hàng thương mại có tiền, có vàng nhưng những thứ ở “ngân hàng” này quý giá hơn rất nhiều bởi đó là những “ngân hàng” của lòng nhân ái, mang lại sự sống cho nhiều người.

“Ngân hàng” máu sống

Nhìn đứa con trai kháu khỉnh gần 2 tuổi đang chơi đùa trước sân nhà, chị Nguyễn Thị H. (thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) không nghĩ mình có may mắn được sống đến ngày nay để nghe tiếng con bi bô gọi mẹ. Ký ức về đêm kinh hoàng đó vẫn luôn nhắc nhở chị phải làm người tốt để trả ơn những thầy Thu*c và những “người dưng” đã hiến máu cứu chị để hôm nay con chị có mẹ. Chị H. cho biết, mang thai ở tháng thứ 7, chị phải nhập viện do đau bụng dữ dội, mất nhiều máu. Được chẩn đoán rau bong non, chị được chỉ định mổ lấy thai. Tuy nhiên, sau mổ, máu vẫn tiếp tục chảy do rối loạn đông máu, lúc này tình trạng của chị rất nặng, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Lúc đó, bệnh viện không có máu dự trữ, mà máu thì cần rất nhiều cho cấp cứu, ngay lập tức, 4 người hiến máu dự bị của ngân hàng máu sống ở BVĐK Phú Quốc được huy động và có mặt kịp thời hiến máu cứu chị, mỗi người hiến 350ml máu. Chỉ trong vòng 4 giờ đồng hồ chị được được truyền 4 đơn vị máu từ những người hiến máu dự bị và vượt qua cơn nguy kịch. Không chỉ chị H, rất nhiều người dân ở huyện miền núi Điện Biên Đông của tỉnh Điện Biên hay ở huyện giáp ranh biên giới Tịnh Biên của tỉnh An Giang đã được cứu sống kịp thời nhờ những ngân hàng máu sống. Chia sẻ về những vui mừng này, BS. Phan Ngọc Dung - Trưởng khoa Hồi sức chống độc, Bệnh viện Phú Quốc cho biết, thay vì phải vất vả huy động người nhà bệnh nhân hiến máu, giờ đây có ngân hàng máu sống đã đáp ứng kịp thời nhu cầu của người bệnh trong hầu hết trường hợp.

Nhiều năm khám chữa bệnh tại huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi - BS. Phạm Công Danh có lẽ là người vui nhất khi tại đảo Lý Sơn đã xây dựng được ngân hàng máu sống. Trong cuộc đời làm bác sĩ của mình, ông không thể nào quên được những nét mặt đau đớn của bệnh nhân khi phải mổ gấp nhưng bác sĩ không dám mổ. Không dám mổ không phải vì không có trình độ, không có trang thiết bị mà vì không có máu. Thế nên các bác sĩ đành phải chuyển bệnh nhân vào đất liền cấp cứu và chứng kiến bệnh nhân bị những cơn đau hành hạ. Không có máu dự trữ, chẳng may trong quá trình mổ thiếu máu thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra, nhưng giờ có ngân hàng máu sống, chắc chắn nhiều ca sẽ được mổ ngay trên đảo...

Theo GS.TS. Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, xây dựng ngân hàng máu sống tại các đảo là biện pháp quan trọng, đảm bảo có đủ và kịp thời nguồn máu trong trường hợp cấp cứu hoặc khi xảy ra T*i n*n, thảm họa mà số lượng máu cần truyền vượt quá cơ số dự trữ. Vì việc bảo quản máu là một vấn đề phức tạp, không thể xây dựng ngân hàng máu ở tất cả các đảo và vùng sâu, vùng xa do chi phí quá cao. Do đó, khi có lực lượng hiến máu dự bị tại chỗ nếu chẳng may có sự cố cần đến máu, huy động là mọi người có mặt ngay, đảm bảo yêu cầu cấp cứu mà lại không tốn kinh phí duy trì hoạt động như ngân hàng máu ở các bệnh viện. “Trong tương lai sẽ có thêm nhiều ngân hàng máu ở các đảo khác để đảm bảo bác sĩ có thể mổ cấp cứu cho bệnh nhân ngay tại chỗ”, GS. Trí vui mừng cho biết.

ngân hàng” mắt

Nếu ngân hàng máu sống đem lại nhiều niềm vui, sự sống cho bao người, thì ngân hàng mắt cũng như vậy. Đã có rất nhiều người tìm thấy ánh sáng nhờ được ghép giác mạc và những giác mạc này được lấy từ ngân hàng mắt do những người đã khuất để lại cho đời sau. Ở thị trấn Tứ Kỳ, Hải Dương, ngày nay nhiều người vẫn còn nhớ và kể cho nhau nghe câu chuyện về chị Nguyễn Thị N. - người hiến tặng giác mạc đầu tiên của Hải Dương. Chị N. đã ra đi nhưng đã kịp đem lại ánh sáng cho hai người khác. Không những thế, hành động của chị đã thắp lửa cho biết bao người làm theo. Mặc dù vô cùng xót xa nhưng cuối cùng gia đình chị cũng làm theo di nguyện của con. “Dù không biết người được nhận giác mạc từ con gái của mình là ai nhưng gia đình tôi cũng thanh thản vì con gái tôi sau khi qua đời đã để lại một món quà ý nghĩa cho người khác” - mẹ chị N. nghẹn ngào kể lại.

Có lẽ phong trào hiến tặng giác mạc tại xã Cồn Thoi, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình không còn xa lạ với nhiều người. Ai đến đây một lần cũng không khỏi bùi ngùi xúc động về câu chuyện của những người đã khuất qua lời kể của gia đình họ, có người lặng đi chỉ vì nghe lời nhắn của một chàng trai đang ở độ xung sức không may bị mắc bệnh hiểm nghèo qua đời nhưng không quên nhắn nhủ mẹ mình: “Mẹ hãy hứa với con là nếu khi nào mẹ ch*t, mẹ cũng hiến giác mạc như con nhé! Mình ch*t rồi thì hãy để người khác được tiếp tục nhìn thấy đời mẹ ạ!”.

Theo ước tính, tại Việt Nam hiện có trên 30.000 người mù do bệnh lý giác mạc, cần được thực hiện phẫu thuật ghép giác mạc để tìm lại ánh sáng. Tại Bệnh viện Mắt Trung ương, danh sách người đăng ký chờ ghép giác mạc gần 1.000 người, con số này ngày càng tăng theo thời gian. Dù phẫu thuật ghép giác mạc ở Việt Nam đạt trình độ tiên tiến, hiện đại, đội ngũ phẫu thuật viên ngày càng đông đảo hơn nhưng do nguồn giác mạc vô cùng khan hiếm, lượng hiến tặng giác mạc thời gian qua mới chỉ đáp ứng được số lượng rất nhỏ so với nhu cầu thực tế, vậy nên hàng trăm nghìn bệnh nhân đang phải chấp nhận sống trong cảnh mù lòa, chờ đợi vào nguồn giác mạc duy nhất từ người hiến sau khi qua đời. Bác sĩ Phạm Ngọc Đông, Giám đốc ngân hàng Mắt, Trưởng khoa Kết giác mạc, Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết, việc hiến tặng giác mạc là một hành động mang ý nghĩa nhân đạo cao cả. Tuy nhiên nhiều nơi, nhiều người dân chưa hiểu rõ về hoạt động hiến tặng giác mạc, bên cạnh đó còn gặp nhiều trở ngại lớn từ quan niệm người dân, rào cản do tập tục, tín ngưỡng... nên mặc dù chúng ta có những tiến bộ về y học nhưng vẫn phải bất lực nhìn nhiều bệnh nhân bị bệnh giác mạc phải sống trong cảnh mù lòa.

ngân hàng” bảo quản tạng và tiếp nhận hiến tạng

Có lẽ, nhiều người vẫn còn nhớ như in chỉ mới tháng 7 vừa qua, các bác sĩ của Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Trung ương Huế đã “hộ tống” trái tim của một người không may bị ch*t não vượt 1.000km từ TP.HCM ra Huế để kịp thời ghép tạng cho bệnh nhân tại Bệnh viện Trung ương Huế. Các bác sĩ đã phải chạy đua với thời gian để lấy được quả tim ra khỏi cơ thể và phải thực hiện ghép trong vòng 4 giờ. TS. Dư Thị Ngọc Thu, Trưởng Đơn vị Điều phối ghép các bộ phận cơ thể người tại Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết: “Gia đình và người hiến tạng đã có nghĩa cử cao đẹp, hy sinh rất lớn khi hiến tặng tạng. Vì vậy, các bác sĩ phải làm hết sức mình để bảo toàn tạng hiến tặng toàn vẹn nhất, phẫu thuật tốt nhất để cứu người nhận, xứng đáng với người cho”.

Ghép tạng là một trong 10 thành tựu khoa học lớn nhất của thế kỷ XX và cũng là thành tựu lớn của y học thế giới. Ghép tạng cũng là niềm mơ ước từ bao lâu nay của ngành ngoại khoa Việt Nam giờ đã thành hiện thực... Những thành công trong lĩnh vực ghép tạng đã khẳng định trình độ của bác sĩ Việt Nam không thua bất cứ một nước nào trên thế giới. Chính những sự thành công vượt bậc đó, lần đầu tiên trong lịch sử ngành y Việt Nam ra đời đơn vị điều phối ghép tạng phục vụ cho điều trị bằng phương pháp ghép tạng. Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người đã được thành lập theo Quyết định 2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Sự ra đời của trung tâm là một dấu ấn quan trọng, góp phần nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Trung tâm là cầu nối giữa người có nhu cầu với người có khả năng tự nguyện hiến mô bộ phận cơ thể người có chỉ số sinh học phù hợp. Trung tâm cũng có ngân hàng bảo quản tạng và tiếp nhận các đăng ký hiến tạng từ người hiến tình nguyện.

Nhiều thành tựu đã đạt được nhưng với những người thầy Thu*c “cái tâm” vẫn chưa thỏa, bởi lẽ hiện nay cả nước có khoảng 16.000 người chờ ghép tạng (tim, thận, gan...) và ghép giác mạc nhưng nguồn hiến thì lại vô cùng ít ỏi. Vì vậy, để những “ngân hàng” nhân ái không còn nghèo và để nhiều người được hồi sinh sự sống, được nhìn thấy ánh sáng ngành y tế rất cần sự chung tay của cả cộng đồng...

Nguyệt Đức

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-nhung-ngan-hang-cua-long-nhan-ai-16891.html)

Tin cùng nội dung

  • Hydrocortison là một trong những Thu*c thiết yếu được dùng trong các cơ sở khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở và cũng là Thu*c được bán khá phổ biến trong các nhà Thu*c, hiệu Thu*c.
  • Trong nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu những phương cách giúp chăm sóc sức khỏe S*nh l*, sinh sản nam giới, lịch sử ngành nam học Việt Nam và thế giới đã gặp nhau ở luận điểm quan trọng, đó là về Testosterone nội sinh.
  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí tuệ.
  • Vụ tấn công nhân viên y tế tại bệnh viện Bạch Mai vừa qua hoàn toàn không có gì có thể biện bạch được.
  • Năm qua là một năm sóng gió đối với ngành y tế khiến những nhân viên y tế đàng hoàng, làm việc cật lực phải dừng tay lại ngơ ngác, hỏi chuyện gì đang xảy ra? Tôi là ai? Và tôi phải làm gì?
  • Khi xảy ra sự cố, nhân viên y tế thấy mình cô đơn lạc lõng ở cái cõi đời ô trọc này, giữa một bên là bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đòi một khoản tiền lớn, thật sự lớn lắm so với đồng lương còm cỏi của mình; còn một bên là lãnh đạo của mình muốn mọi chuyện nhanh chóng êm xuôi thúc ép mình b
  • Bạo hành với nhân viên y tế đang gia tăng ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Bạo hành với nhân viên y tế thường do nghiện M* t*y, thiếu hiểu biết, thiếu khoan dung và thiếu sự tôn trọng...
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Một bệnh nhi 9 tuổi vừa được ghép tế bào gốc thành công tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương nâng tổng số ca ghép tại Viện này lên 115 ca.
  • Sáng 23/4, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương tổ chức hội nghị tổng kết và công bố thành công ca ghép tế bào gốc tạo máu thứ 100.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY