Từ buổi bình minh của nền văn minh nhân loại, lửa và nước là hai nguyên tố tạo ra sự sống và lửa chính là yếu tố đưa con người tiến hóa trở thành lãnh chúa trên trái đất này.
Bởi thế trong mọi nền văn minh thì lửa luôn hiện thân là một vị thần trong thần haphaetus của thần thoại hy lạp, thần agni của ấn độ, thần lửa chúc dung của trung hoa, thần njord của bắc âu, vulcan trong thần thoại la mã, và việt nam là “bà hỏa”.
Chúng ta có thể nhận thấy chỉ có thần thoại việt nam, thần lửa lại là bà chứ không phải là nam thần như các nền văn hóa khác, vì sao? đây không phải ảnh hưởng của mẫu hệ mà đây chính là hệ thống lý học của nền văn minh lạc việt. chỉ có người việt chúng ta mới mô tả được các hình ảnh và biểu tượng của lý học bao gồm hệ thống như kinh dịch, lịch pháp lên nghi truyền thống và văn hóa dân gian.
Ở việt nam, thần lửa được gọi là bà hỏa chứ không phải là đàn ông như một số quốc gia khác
Ảnh: Diệu Mi |
Trong hệ thống lý học thì quái lhôn là âm hỏa và ly là dương hỏa, khi chia nhỏ trong một không gian sống thì bếp thuộc âm nên quái khôn – tượng của người phụ nữ là âm hỏa. đây chính là lý do mà người việt chúng ta lại đưa hình tượng thần lửa là bà, chứ không phải là ông.
Trong mỗi gian bếp của gia đình việt lại có thần bếp là ông bà táo và hằng năm chúng ta có ngày 23 tháng chạp cho ông bà táo quân, một ngày quan trọng trong văn hóa truyền thống của người việt.
Hình tượng hai ông, một bà chính là hình tượng quái ly (hai vạch dương và một vạch âm ở giữa). đây cũng chính là hình tượng của ông đầu rau – bếp lửa mà người việt vẫn đang duy trì thờ cúng ông táo trong gian bếp của mỗi gia đình.
Mâm cúng của người việt vào ngày 23 tháng chạp |
Hình tượng gia đình ông Táo cưỡi cá chép (tượng của quái khảm) về trời hay thả ba ông bà Táo xuống sông chính là hình tượng quẻ Hỏa Thủy Vị Tế - quẻ kết thúc một chu kỳ vận động để chuẩn bị cho một chu kỳ mới.
Như vậy, đối với văn hóa truyền thống, văn hóa dân gian và phong tục thờ cúng của người việt đều gắn liền với hình tượng của thiên nhiên và hệ thống lý học đông phương. mỗi hình tượng đều mô tả sự vận động và biểu tượng của tự nhiên, và sự khác biệt của nền văn hóa việt nam chính là tính minh triết trong văn hóa truyền thống.
Trong tín ngưỡng và văn hóa tâm linh của người việt thì màu đỏ - màu đại diện của hành hỏa cũng chính là đại diện cho đấng tối cao, các đấng thần linh và nghi lễ tôn nghiêm. màu đỏ và lửa luôn xuất hiện trong các giá của nghi lễ hầu đồng của tín ngưỡng thờ mẫu và tam phủ, các nghi lễ tâm linh và thờ cúng. lửa và màu đỏ cũng luôn xuất hiện tại các dịp lễ tết như là đại diện của sự may mắn và niềm vui, bởi vì chỉ có chủ nhân của nền văn minh lúa nước mới là chủ nhân của những biểu tượng mang đầy đủ ý nghĩa đó.
Người Việt luôn tự hào là truyền nhân đích thực của nền văn minh lúa nước trải gần 5.000 năm lịch sử từ thời vua Kinh Dương Vương lập nên nước Xích quỉ ở bờ Nam sông Dương tử. Còn đối với một đất nước du mục lấy thảo nguyên làm nhà, cưỡi ngựa chăn cừu thì có tưởng tượng giỏi đến mấy cũng không thể nào hình dung họ là chủ nhân của nền văn minh lúa nước được.
Tết, lễ hội, tín ngưỡng tôn giáo của người việt luôn có hình ảnh của màu đỏ, của lửa. bởi lửa chính là đại diện không thể thiếu trong văn hóa việt tộc. lửa chính là đại diện cho sự bất diệt và trường tồn của một nền văn minh đông phương, của nền văn hiến việt tộc.
Chủ đề liên quan:
bà hỏa bếp lửa gian bếp người việt truyền thống văn hóa văn hóa Việt ý nghĩa của lửa