Ngoại Thận - Tiết niệu hôm nay

Điều trị ngoại khoa theo hướng chuyên sâu với các bệnh lý Thận - Tiết niệu, bao gồm chữa trị các chứng bệnh tiền liệt tuyến (u xơ và ung thư) bằng các phẫu thuật xâm lấn tối thiểu được thực hiện qua niệu đạo; phẫu thuật khâu treo âm đạo vào u nhô trong điều trị bệnh lý sa sàn chậu ở nữ qua nội soi ổ bụng; phẫu thuật cắt bàng quang toàn phần, thay thế bàng quang bằng ruột non, ruột già (phẫu thuật Camay). Các bệnh lý thường gặp như: ung thư bàng quang, sỏi hệ tiết niệu, nhiễm khuẩn tiết niệu, chấn thương thận, chấn thương niệu đạo, u xơ tiền liệt tuyến, ung thư thận, ung thư tiền liệt tuyến,...

Lưu ý về bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu bạn nên biết

Phần lớn các UTI bắt đầu khi các mầm bệnh (thường là các vi khuẩn như E. coli) tiếp cận niệu đạo và sau đó đi ngược lên niệu đạo đến bàng quang.
Nguyên nhân gây nhiễm trùng đường niệu (UTI) là gì? Phần lớn các UTI bắt đầu khi các mầm bệnh (thường là các vi khuẩn như E. coli) tiếp cận niệu đạo và sau đó đi ngược lên niệu đạo đến bàng quang. Phụ nữ có niệu đạo ngắn so với nam giới và hầu hết các bác sĩ cho rằng rằng niệu đạo ngắn hơn là lý do chính khiến phụ nữ bị UTI nhiều hơn nam giới.

Ngoài việc quan hệ T*nh d*c hoặc người già hoặc bị suy giảm miễn dịch, có những nguyên nhân khác gây UTI như: Không uống đủ nước (làm chậm việc rửa mầm bệnh ra khỏi cơ thể); Đi tắm thường xuyên (ngâm mình trong nước có thể thúc đẩy vi khuẩn đi ngược vào bên trong cơ thể); Nhịn tiểu (thúc đẩy chuyển động ngược của vi khuẩn); Sỏi thận (gây tắc nghẽn hoặc làm tắc nghẽn dòng nước tiểu).

Các triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu ở nam giới là gì? Người đàn ông trưởng thành ít mắc UTI, nếu họ bị UTI thường có nguyên nhân căn bản như bị tiền liệt tuyến tiền liệt, sỏi thận hoặc người lớn tuổi suy giảm miễn dịch.

Xét nghiệm nước tiểu thường là xét nghiệm đầu tiên được thực hiện. Kết quả xét nghiệm cho thấy sự hiện diện của vi khuẩn. Đôi khi những vấn đề khác như nhiễm nấm men cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự nhiễm trùng đường tiết niệu vì vậy cần xét nghiệm để biết chính xác nguyên nhân.

Điều trị nhiễm trùng đường tiểu: Hầu hết các UTI được điều trị bằng kháng sinh. Ngoài ra, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân uống nhiều nước và khuyến khích đi tiểu thường xuyên để đẩy vi khuẩn ra ngoài bằng đường tiểu.

Phòng ngừa và điều trị UTI tái phát: UTI tái phát không phải là bất thường, bạn nên hỏi bác sĩ nếu bạn có ba lần UTI trở lên mỗi năm để xem liệu có thể có vấn đề về đường tiểu không. Bác sĩ của bạn cũng có thể đề nghị uống Thu*c kháng sinh uống sau khi quan hệ T*nh d*c, hoặc dùng Thu*c kháng sinh khi xuất hiện triệu chứng của UTI.

UTI và bệnh tiểu đường: Những người bị bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc UTI cao hơn vì mức đường trong máu cao có thể dẫn đến lượng đường trong nước tiểu cao và đó là môi trường sinh trưởng tốt cho vi khuẩn.

UTI khi mang thai: Mang thai làm tăng nguy cơ UTI; sự thay đổi hormon có thể làm thay đổi chức năng đường niệu bình thường và sự mở rộng tử cung có thể gây áp lực lên cả bàng quang và niệu quản. Hệ quả là làm cho phụ nữ mang thai giữ nước tiểu hoặc đi tiểu chậm. Điều này dẫn đến điều kiện sinh trưởng thuận lợi cho vi khuẩn. UTI có thể là nguyên nhân chuyển dạ sinh non, bạn nên thông báo với bác sĩ nếu bạn nghi ngờ bị UTI khi mang thai.

UTI và mãn kinh: Trong thời kỳ mãn kinh, lượng estrogen giảm. Vì estrogen bảo vệ phụ nữ chống lại UTI, nên việc giảm đi trong thời kỳ mãn kinh có thể làm cho một số phụ nữ dễ bị UTI hơn.
Theo Hải Yến - VOV
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/luu-y-ve-benh-nhiem-trung-duong-tiet-nieu-ban-nen-biet-n350209.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP có dễ lây không? Em cần lưu ý gì để hạn chế lây cho người thân?
  • Mới đây đi khám, siêu âm, xét nghiệm máu và nội soi thì bác sĩ kết luận em bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP. Bệnh này có dễ lây cho người nhà?.
  • Chào Mangyte, Xin cho tôi hỏi: muốn khám Thận - tiết niệu chuyên khoa ở TPHCM thì khám ở bệnh viện nào là tốt nhất? Tôi xin chân thành cảm ơn. (Trần Thị Nga - Gò Vấp, TPHCM)
  • Theo Đông y, cây bông hạc có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, trừ thấp. Dùng chữa viêm thận cấp tính và mạn tính; Viêm bàng quang; Sỏi tiết niệu...
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Chụp X quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Urography, IVU) còn được gọi là chụp X quang bể thận bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Pyelography, IVP) là kỹ thuật sử dụng X quang và Thu*c cản quang tiêm qua đường tĩnh mạch để giúp khảo sát thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. IVU có thể giúp tìm kiếm sỏi thận cũng như nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu, tiểu ra máu hoặc những tổn thương khác của đường tiết niệu.
  • Trong quá trình điều trị, trẻ em mắc bệnh ung thư thường phải dùng steroid như: prednisone hoặc dexamethasone. Trẻ em dùng steroid thường cảm thấy đói vào mọi lúc và có thể tăng cân.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
  • Là một nhân viên y tế, bạn có thể phải tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau. Sự lây nhiễm có thể xảy ra qua máu, không khí, dịch tiết từ miệng hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu truyền nhiễm. Hãy tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm trùng bằng cách làm theo các hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm tại nơi làm việc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY