Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Mắc kẹt trong đại dịch corona

Trung Quốc-Một doanh nhân phải theo dõi thị trường chứng khoán Mỹ trong căn hộ ở tỉnh Chiết Giang, một sinh viên không kịp trở lại Sydney dự lễ tốt nghiệp.

Một giám đốc về công nghệ ở thung lũng Silicon không thể có mặt trong các cuộc họp giao ban. Nhiều nhân viên văn phòng, doanh nhân hoặc sinh viên bị kẹt lại Trung Quốc do dịch Covid-19. Họ phải dở dang kế hoạch, trễ nãi công việc, thậm chí tìm cách "lách luật" để bắt kịp công việc từ xa.

Họ nằm trong số hàng trăm nghìn người Trung Quốc sinh sống và làm việc ở nước ngoài sau khi về quê ăn Tết đã bị mắc kẹt vì chính quyền mở rộng phạm vi phong tỏa "nội bất xuất, ngoại bất nhập" nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus viêm phổi cororna chủng mới. Tất cả vật lộn để tìm ra biện pháp để bắt kịp công việc và lịch học từ nửa kia địa cầu.

Một sinh viên tại Sân ga Bắc Kinh vào ngày 8/2. Ảnh: Reuters

"Tôi như một nô lệ, không được ngủ suốt 24 giờ rồi. Về cơ bản, tôi đang làm việc theo cả múi giờ Trung Quốc lẫn Mỹ. Bắt đầu vào buổi trưa, kéo dài đến một hoặc hai giờ đêm, đôi khi tới sáng sớm", Louis Yang, một doanh nhân ở New York đang bị "giam lỏng" tại thành phố phía đông tỉnh Chiết Giang cho hay. 

Lệnh cấm nhập cảnh được một số quốc gia đột ngột ban bố làm rối loạn đời sống và công việc của những người trở về Trung Quốc nghỉ Tết Nguyên đán. Các chuyến bay khứ hồi bị hủy bỏ, nhiều hãng hàng không cắt giảm dịch vụ lữ hành, đơn xin thị thực không còn giá trị.

Wu, giám đốc một tập đoàn công nghệ tại Thung lũng Silicon cho biết, anh đang cân nhắc mua vé máy bay sang một nước thứ ba để "lách luật" cấm nhập cảnh vào Mỹ đối với người nước ngoài đã ở Trung Quốc trong vòng 14 ngày qua. 

Ý tưởng này đang lan truyền trong nhiều nhóm cộng đồng. Họ trao đổi câu chuyện cá nhân và cho nhau lời khuyên để đối phó với tình cảnh ngặt nghèo. Các "bến đỗ" thứ ba tạm thời bao gồm Thái Lan và Dubai. 

Đường phố Trung Quốc vắng lặng do người dân ở nhà tránh dịch. Ảnh: Reuters

Wendy Wu là một sinh viên đang học lên tiến sĩ tại Đại học Yale. Để có thể nhập cảnh Mỹ, cô phải dành hai tuần ở lại Bang Kok sau khi rời Trung Quốc. 

"Tôi chỉ mong được trở về trong tháng này, hoặc tôi có thể sẽ không được tốt nghiệp đúng thời hạn", Wu nói.

Cô là một trong 1,53 triệu sinh viên Trung Quốc đang học tập tại nước ngoài, là nguồn thu quan trọng đối với các trường đại học ở Mỹ, Anh và Australia. Nhiều người buộc phải hủy tín chỉ, bỏ thi do không thể trở lại trường.

Tom Liu, 27 tuổi đang học tiến sĩ tại Đại học Stanford cũng chịu tình cảnh tương tự. Công việc của một nghiên cứu sinh đòi hỏi anh phải trực tiếp làm thí nghiệm. Không được rời khỏi Trung Quốc, quá trình này bị gián đoạn. 

"Tôi hiểu vì sao những nước nhỏ đặt lệnh hạn chế đi lại với người nước ngoài để bảo vệ sức khỏe cho công dân. Nhưng đối với một quốc gia lớn như Mỹ, thật khó hiểu khi vội vàng cấm nhập cảnh như vậy", anh nói. 

Giống như nhiều người kẹt lại ở Trung Quốc, Liu phải làm việc từ xa. Bên cạnh sự khác biệt múi giờ và hạn chế của máy tính xách tay, hệ thống Internet ở đại lục cũng là trở ngại lớn.

Người dân Trung Quốc không thể truy cập Google hay các công cụ tìm kiếm phổ biến khác nếu không sử dụng các công cụ "bẻ khóa". Simon Wang, chuyên gia phân tích tài chính tại một ngân hàng San Francisco cho biết, anh phải thức dậy từ 4h sáng để bắt kịp tiến độ của các đồng nghiệp ở California.

Tính đến ngày 12/2, virus corona đã lây lan ra toàn bộ 31 tỉnh hành của Trung Quốc cùng nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, gây ra 1.115 ca Tu vong, hơn 45.000 người bệnh.

Thục Linh (Theo Bloomberg)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/mac-ket-trong-dai-dich-corona-4053640.html#box_comment)

Tin cùng nội dung

  • Độ ẩm không khí quá cao, nền nhà, tường đều chảy nước, nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi phát triển là những tác nhân khiến trẻ em đổ bệnh. Nếu trẻ không được điều trị và chăm sóc đúng cách sẽ gây ra những biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm tính mạng
  • Thống kê cho thấy, tỷ lệ Tu vong do viêm phổi ở NCT nước ta nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể lên tới 25%.
  • Mùa lạnh, cần đặc biệt chú ý đến bệnh viêm phổi ở người cao tuổi (NCT). Bệnh thường có xu hướng nặng hơn ở người trên 65 tuổi bởi sức chống đỡ của cơ thể đã kém, phổi lão hóa rõ rệt.
  • Bất cứ mùa nào trong năm, người cao tuổi (NCT) vẫn có thể bị viêm phổi, nhất là khi bị lạnh đột ngột. Bệnh viêm phổi ở NCT có thể phòng ngừa được nếu có sự quan tâm thích đáng của bản thân và gia đình họ.
  • Viêm phổi do rối loạn nuốt rất thường gặp ở người cao tuổi, người đang được theo dõi chăm sóc tại nhà, ở các khu dưỡng lão và thậm chí ngay cả trong bệnh viện.
  • Để tránh bị thiếu hụt dưỡng khí trong hầm sập, nạn nhân nên cúi đầu thấp xuống giữa 2 chân để tăng lưu lượng máu xuống não, hạn chế nói chuyện hay hoạt động mạnh để khỏi mất sức.
  • Triệu chứng khó thở và ho liên tục có thể khiến bạn lo lắng đến các bệnh ở họng hoặc tim. Nhưng bạn có biết rằng, đó cũng có thể là 2 dấu hiệu cho thấy bạn có thể bị viêm phổi .
  • Chị họ tôi bị viêm phổi, đang điều trị tại bệnh viện tỉnh. Tôi và mấy người nhà cùng vào viện thay nhau chăm sóc chị tôi.
  • Viêm phổi thường gây ra bởi vi khuẩn hoặc virus. Cũng có thể do nấm hoặc những hóa chất hít vào phổi.
  • Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn cấp tính ở phổi, do nhiều nguyên nhân gây nên. Ở nước ta, viêm phổi chiếm khoảng 12% các bệnh về phổi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY