Những loài hoa nên đặt trên ban thờ ngày Tết để thu hút tài lộc
Hướng dẫn cách làm món 'chân giò hầm măng khô' chuẩn vị ngày Tết cho Việt kiều
Bên cạnh các món ăn truyền thống, mâm ngũ quả là một phần đặc trưng, gợi nhớ đến phong vị ngày tết truyền thống.
Mâm ngũ quả là mâm quả gồm 5 loại khác nhau, mỗi loại tượng trưng cho một ước nguyện của gia chủ, thông qua tên gọi và màu sắc. Ngoài ra, “ngũ” còn thể hiện ước muốn của người Việt đạt được ngũ phúc lâm môn: Phúc, quý, thọ, khang, ninh.
Mặc dù thường có những thức quả trên và đã gọi là mâm ngũ quả thì tất nhiên sẽ phải có đủ 5 loại quả thế nhưng theo từng quan niệm của vùng miền đồng thời phụ thuộc vào mùa xuân hoa trái khác nhau mà mâm ngũ quả ngày tết cũng có sự khác nhau.
Ở miền bắc, đa số mọi người đều bày biện mâm ngũ quả theo thuyết ngũ hành trong văn hóa phương đông là nhất nhất vạn vật phải dung hòa cùng trời đất. do đó, mâm ngũ quả cũng thường phải phối theo 5 màu: kim trắng, mộc xanh, thủy đen, hỏa đỏ, thổ vàng.
Mâm ngũ quả đầy đủ theo ngũ hành của miền Bắc. Ảnh minh họa |
Năm loại quả xuất hiện trong mâm cúng của người miền Bắc tượng trưng cho ngũ hành, sự đơm hoa kết trái, viên mãn, tròn đầy.
Cụ thể, chuối xanh tượng trưng cho hành mộc, như bàn tay hứng lấy may mắn. Quả phật thủ hay quả bưởi có màu vàng là hành thổ, với ý nghĩa đem phúc lộc đầy nhà. Các loại quả đỏ như cam, quýt, hồng là hành hỏa, quả trắng như roi, đào là hành kim và quả đen như mận, hồng xiêm, nho là hành thủy.
Miền Trung được ví như là đòn gánh đỡ 2 đầu Nam Bắc của đất nước ta. Nơi đây vốn là mảnh đất nghèo khó, đất đai cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt và không hề nhận được sự ưu ái của thiên nhiên ban tặng một chút nào.
Do đó, vào dịp tết nguyên đán, ở đây rất ít hoa quả nên người dân cũng không quá câu nệ hình thức. không cầu kỳ như miền bắc hay có ý nghĩa đặc biệt như miền nam, mâm ngũ quả của người miền trung thường là có gì cúng nấy, chủ yếu là thành tâm dâng kính tổ tiên.
Mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Trung. Ảnh minh họa |
Mâm ngũ quả của các tỉnh miền trung, thường bao gồm thanh long, dưa hấu, xoài, bưởi, nho, táo, cam, lê, mãng cầu, dứa, chuối xanh,… khéo léo điểm thêm những bông cúc vàng xung quanh và đặt thêm hai quả dưa hấu hai bên, tạo dáng cho mâm ngũ quả như hình tháp, thêm phần vững chắc.
Với cách bài trí đơn giản, không quá cầu kỳ, qua đó cũng thể hiện phần nào tính cách chân chất của người dân nơi đây. Tuy nhiên, họ không hay dùng chuối xanh (đắng, chát), mà thường lựa những loại quả ngọt ngào, tròn thơm để cầu mong một năm mới an vui, thuận lợi.
Mâm quả Tết: “Cầu vừa đủ xài”: Với tâm hồn phóng khoáng, người miền Nam thường bày các loại quả chính là mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, đọc chệch thành “cầu vừa đủ xài”, với mong muốn có một năm mới nhiều tài lộc. Các gia đình cho thêm quả sung - tượng trưng cho sự sung mãn về sức khỏe, tiền bạc.
Mâm ngũ quả của người miền Nam. Ảnh minh họa |
Ngoài ra, còn có thêm quả thơm (dứa) với mong muốn là con đàn cháu đống đầy nhà hay một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng để cầu xin sự may mắn.
Trong khi, mâm ngũ quả ngày tết của người miền bắc có thể thờ chuối, lê…thì người miền nam lại rất kỵ một số loại quả có phát âm mang tên gọi với ý nghĩa không tốt như chuối gần với từ chúi nhủi, làm ăn không phất lên được, cam, quýt với ý nghĩa cam làm quýt chịu, lê gần với lê lết, đổ bể, thất bại.
Món ngon ngày Tết: Cách làm bò khô dai ngon, đơn giản đãi khách
Món ngon ngày Tết: Cách nấu thịt đông ngon chuẩn vị miền Bắc đơn giản nhất
Chủ đề liên quan:
làm mâm ngũ quả mâm ngũ quả mâm ngũ quả ba miền mâm ngũ quả đơn giản mâm ngũ quả ngày tết mâm ngũ quả Tết Nguyên đán