Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

PGS.TS Nguyễn Huy Nga: Thói quen giúp phòng 80% bệnh truyền nhiễm, nhưng người Việt quá lười làm

Chúng ta sẵn sàng bỏ tiền ra để đầu tư vào những thứ không quan trọng như: mua xe, mua điện thoại… trong khi không ai biết đầu tư cho sức khoẻ.

Theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga, Nguyên Cục trưởng Cục y tế dự phòng, đại dịch Covid-19 đã giúp chúng ta nhìn nhận ra những thói quen đơn giản như rửa tay, sử dụng có thể phòng rất nhiều bệnh tật truyền nhiễm.

Ông thấy thói quen người Việt có cần phải sửa điều gì hay không?

PGS.TS Nguyễn Huy Nga: Người Việt chưa thấy sức khỏe là quan trọng và còn quá mải mê kiếm tiền. Chúng ta sẵn sàng bỏ tiền ra để đầu tư vào những thứ không quan trọng như: mua xe, mua điện thoại… Trong khi không ai biết đầu tư cho sức khoẻ. Đến khi mắc bệnh người dân mới thấy chữa bệnh tốn kém.

Có 3 vấn đề người việt cần phải lưu ý đó là: vệ sinh cá nhân, nguồn nước sử dụng trong ăn uống, không tuỳ tiện sử dụng Thu*c kháng sinh.

Vì sao ông nghĩ vấn đề vệ sinh lại quan trọng?

pgs.ts nguyễn huy nga: thay đổi thói quen hành vi vệ sinh sẽ phòng tránh được rất nhiều bệnh tật. ví dụ như, rửa tay xà phòng và sử dụng nước sạch phòng được 80% bệnh truyền nhiễm, 20% còn lại là do di truyền. tuy nhiên, không phải người việt nào cũng thực hiện được.

Đặc biệt là thói quen đơn giản như rửa tay giúp phòng bệnh truyền nhiễm, nhưng không phải ai cũng làm. Tôi nhận thấy người Việt còn quá lười rửa tay. Trong khi đó, vi khuẩn tồn tại ở khắp mọi nơi – trong nhà, ngoài đường, ở nhà, nơi làm việc… Nếu không rửa tay bạn hoàn toàn có thể mắc bệnh.

Cá nhân tôi thường rửa tay ngay sau khi đi ở bên ngoài về nhà, trước khi ăn, sau bữa ăn, sau khi đi vệ sinh…

Cảm ơn ông, chúc ông sức khoẻ và thành công!

"Thu*c" quý trong mâm ngũ quả của người việt: khoẻ tiêu hoá, tốt cho gan, giải say rượu cực công hiệu.

Theo Ngọc Minh

Mạng Y Tế
Nguồn: CafeBiz (https://cafebiz.vn/pgsts-nguyen-huy-nga-thoi-quen-giup-phong-80-benh-truyen-nhiem-nhung-nguoi-viet-qua-luoi-lam-20210212194730158.chn)

Tin cùng nội dung

  • Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại VN, mỗi năm VN có 3,5 triệu người mắc các bệnh như cúm, tả, thương hàn, sốt xuất huyết và viêm màng não.
  • Uống một ly nước chanh không chỉ giúp bạn giải khát mà còn bổ sung nhiều dưỡng chất, qua đó ngừa được nhiều bệnh truyền nhiễm.
  • Đất nước Sudan, nơi phải chịu chiến tranh kéo dài tàn phá đang phải đối mặt với sự hoành hành của các bệnh truyền nhiễm.
  • Sốt rét là bệnh gây nên bởi ký sinh trùng Plasmodium truyền từ người sang người, nhưng gần đây các nhà khoa học còn phát hiện Thuốc kháng sinh có đóng góp không nhỏ làm tăng lây truyền bệnh sốt rét.
  • Hãy xem cách sử dụng WC qua tư thế đi vệ sinh để biết tính cách bạn như thế nào nhé.
  • Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh báo cáo, mỗi năm có hơn 1,5 triệu người trên toàn cầu, Ch?t do các bệnh mà muỗi gây ra. Muỗi không chỉ gây khó chịu, mà còn là một trong số những sinh vật nguy hiểm nhất thế giới.
  • Ở người cao tuổi (NCT), các cơ quan chức năng quan trọng của cơ thể như ruột, tim, gan, thận... đều đã bị suy yếu nên sự hấp thu, phân bố, chuyển hóa, đào thải của Thuốc kháng sinh vào cơ thể đã bị thay đổi. Do đó, việc dùng kháng sinh cần phải đặc biệt lưu ý.
  • Nếu phải uống Thuốc kháng sinh, bạn cần ăn các loại thực phẩm giàu probiotics và prebiotics bởi sự gắn kết hoàn hảo giữa chúng trong đường ruột.
  • Một nhà khoa học Mỹ quả quyết, chứng trầm cảm nên được tái định nghĩa là một căn bệnh truyền nhiễm, thay vì một rối loạn cảm xúc.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY