Nhi Truyền nhiễm hôm nay

Bên cạnh chức năng chữa trị các bệnh lý nhi khoa do vi sinh vật gây ra như: vi khuẩn, virut, ký sinh trùng, nấm,... ; công tác khám chữa bệnh của Khoa Nhi Truyền còn bao gồm các kỹ thuật xử trí suy hô hấp như hút dịch đường thở, đặt nội khí quản; khám chữa và chăm sóc trẻ nhiễm HIV/AIDS, và tư vấn cho gia đình có trẻ mắc bệnh trên; cũng như thực hiện tiêm chủng vắc xin theo chương trình tiêm chủng mở rộng do Bộ Y Tế chỉ đạo. Các căn bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em và dễ hình thành dịch bệnh như: viêm não Nhật Bản, thuỷ đậu, sởi, ho gà, quai bị, viêm màng não nhiễm khuẩn, viêm màng não do virut, lao màng não, bạch hầu, uốn ván, nhiễm khuẩn huyết, viêm gan virut,...

3,5 triệu người Việt mắc bệnh truyền nhiễm mỗi năm

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại VN, mỗi năm VN có 3,5 triệu người mắc các bệnh như cúm, tả, thương hàn, sốt xuất huyết và viêm màng não.
Trong khi đó, nước ta lại đang thiếu các nhà dịch tễ học được đào tạo bài bản để tăng khả năng chống chọi dịch bệnh.

Trong những năm gần đây, VN bị ảnh hưởng nặng nề bởi các bệnh truyền nhiễm mới nổi như hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS), cúm gia cầm A(H5N1), đại dịch cúm A(H1N1) và bệnh tay chân miệng.

Trước tình hình đó, năm 2008, Bộ Y tế phối hợp với WHO và Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID)... tổ chức chương trình đào tạo dịch tễ học thực địa VN (FETP) với mục tiêu giảm thiểu các nguy cơ và tác động của bệnh truyền nhiễm.

Sau 2 năm triển khai chương trình, 5 nghiên cứu sinh đầu tiên đã tốt nghiệp chương trình này sau khi đã dành nhiều thời gian để điều tra các dịch bệnh như tả, đại dịch cúm A(H1N1), cúm gia cầm A(H5N1), bệnh dại, nhiễm Hantavirus, sốt xuất huyết và dịch hạch ở người tại các tỉnh thành trên khắp VN. Các nghiên cứu sinh FETP sẽ giúp tăng cường hệ thống y tế công cộng của VN để ứng phó với dịch bệnh nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực ở cả cấp độ quốc gia và toàn cầu. TS. Nguyễn Công Khanh, bác sĩ y khoa, người từng tham gia điều tra dịch tả và cúm gia cầm (H5N1) ở miền Bắc VN cho biết: "Chương trình FETP đào tạo những kỹ năng dịch tễ học thực tế cần thiết nhằm xác định và điều tra hoạt động của bệnh dịch bất thường, đánh giá rủi ro nhanh và quan trọng nhất là cung cấp các khuyến nghị có cơ sở cho Bộ Y tế về cách ngăn chặn sự lây lan của bệnh”.

Theo Dương Hải - Lao động

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-35-trieu-nguoi-viet-mac-benh-truyen-nhiem-moi-nam-9963.html)

Tin cùng nội dung

  • Em đang điều trị viêm loét dạ dày do HP, đã dùng xong đợt kháng sinh, nhưng em bị sút cân và suy nhược. Vậy em muốn truyền dịch (sinh tố) có được không? Em xin cảm ơn BS.
  • Chào Mangyte, Hè này tôi đưa gia đình lên Sài Gòn chơi, tiện thể khám sức khỏe tổng quát cho cả nhà luôn. Tôi muốn khám ở BV Hòa Hảo mà nghe nói chỗ đó đông lắm, phải lấy số từ 4h sáng lận, mà ba mẹ tôi cao tuổi rồi. Vậy làm cách nào để gia đình tôi có thể khám bệnh nhanh chóng, tiện lợi nhất? (Công Minh - Bến Tre)
  • Sắp tới Giỗ tổ Hùng Vương được nghỉ lễ 5 ngày, gia đình tôi muốn đi du lịch kết hợp với khám sức khỏe luôn có được không? Còn 1 tháng nữa nhưng tôi phải lên kế hoạch từ bây giờ. Tôi nên đăng ký ở đâu, nhờ Mangyte hướng dẫn giúp. Xin cảm ơn nhiều! (Phúc Vinh - TPHCM)
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Sứa và các món ăn từ sứa như canh sứa, nộm sứa rất quen thuộc trong sổ tay ẩm thực của những người sành ăn. nhưng tác dụng chữa bệnh của con sứa thì nhiều người còn chưa biết.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY