Tùy theo điều kiện của từng gia đình mà lễ hóa vàng có thể khác nhau. Tuy nhiên, mâm cúng hóa vàng cần đảm bảo có những món lễ bao gồm:
- Một mâm cúng mặn gồm: Rượu, thịt, bánh chưng…
- Tiền âm phủ, vàng mã mỗi loại một ít;
- Mâm ngũ quả;
- Hoa tươi;
- Hương;
- Bánh kẹo;
- Trầu cau, Thu*c lá
- 2 cây mía (Theo dân gian quan niệm cây mía để các cụ chống đi cho đỡ mỏi hoặc có thể sử dụng để gánh các đồ cúng về trời).
Mâm cúng hóa vàng có thể là cỗ chay hoặc cỗ mặn đều được. trước đây, nếu làm cỗ mặn thì không thể thiếu đĩa gà trống.sau khi thắp hương làm lễ, gia chủ sẽ đốt vàng mã - hóa vàng. khi hóa vàng thì thường hóa của gia thần trước rồi mới đến phần vàng mã của tổ tiên để không nhầm lẫn.
Đặc biệt, phần vàng mã dành cho người mới mất trong năm thì sẽ hóa cuối cùng. Lúc hóa xong, phần tiền vàng, sớ trạng đã cháy hết thì gia chủ vẩy vào thêm chút rượu, vì quan niệm xưa cho rằng phải như thế thì khi đến cõi âm các cụ mới nhận và tiêu được số tiền đó.
Nhiều nhà còn cẩn thận mang theo hai cây mía hơ trên phần tiền vàng mới hóa xong ví như nó là đòn gánh cho các cụ gánh tiền, gánh vàng về cõi âm.
Sau khi đốt vàng mã, con cháu tề tựu đông đủ, cùng nhau dùng bữa cơm thân mật, vui vẻ, kết thúc những ngày Tết và bắt đầu trở lại với công việc.
BP