Tình yêu và giới tính hôm nay

Trầm cảm sau chuyến du lịch: Bạn có cảm giác trống rỗng, căng thẳng sau kỳ nghỉ thú vị không?

Bạn vừa trở về nhà sau một chuyến khám phá một địa danh mới ngập tràn ánh nắng và hạnh phúc - nhưng khoảnh khắc bỏ vali xuống sau khi trở về nhà, bạn bỗng có cảm giác lo lắng và trống rỗng.

Nếu tình huống này nghe có vẻ quen thuộc, bạn không đơn độc. Theo các nhà tâm lý học, việc bạn trải qua một mức độ căng thẳng hoặc mất phương hướng nào đó sau một kỳ nghỉ vui vẻ là điều bình thường.

Lý do dẫn đến cảm giác trống rỗng và lo lắng sau chuyến du lịch vui vẻ

Theo các chuyên gia, việc quay trở lại nhịp sống bận rộn, công việc chồng chất, trách nhiệm và công việc còn tồn đọng thường tạo ra cảm giác lo lắng, sợ hãi, và thậm chí buồn bã. Điều này có thể làm mất đi những lợi ích của kỳ nghỉ mà bạn vừa thực hiện.

Thực tế, đây là trải nghiệm chung của nhiều người sau chuyến đi nghỉ, đặc biệt là với những người vốn có vấn đề tâm lý hay sức khỏe tinh thần trước đó.

Xu hướng chi tiêu vung tay quá trán trong kỳ nghỉ cũng là một lý do khác dẫn đến cảm giác lo lắng sau khi trở về.

Một phần của lý do là hầu hết chúng ta thường chỉ có một vài chuyến đi nghỉ mỗi năm và do đó đã không phát triển một chiến lược hiệu quả để điều chỉnh thói quen của mình.

Bạn rất háo hức cho kỳ nghỉ của mình. Khoảng thời gian trước và trong kỳ nghỉ, bạn luôn thấy điểm đến hấp dẫn từ rất nhiều yếu tố. Nhưng khi về nhà, bạn phải bỏ lại những điều tuyệt vời đó ở phía sau và tiếp tục đối diện với những lo toan thường ngày.

Xu hướng chi tiêu vung tay quá trán trong kỳ nghỉ cũng là một lý do khác dẫn đến cảm giác lo lắng sau khi trở về. Bởi vì bạn sẽ phải cân đối lại tài chính và ăn tiêu dè sẻn hơn khiến mọi việc trở nên không thoải mái.

Phải làm gì để có được một kỳ nghỉ thú vị và cảm giác hài lòng sau đó?

Sự lo lắng liên quan đến việc trở về sau kỳ nghỉ có thể không khuyến khích mọi người tham gia các kỳ nghỉ trong tương lai. Nhưng nếu được thực hiện đúng cách, kỳ nghỉ sẽ giúp bạn giảm bớt căng thẳng, trẻ hóa cơ thể và tâm trí cũng như nạp lại năng lượng cảm xúc để trở lại làm việc.

Chìa khóa để chuẩn bị cho mình một chuyến đi thư giãn và một cảm giác hài lòng sau khi trở về là nằm ở khâu chuẩn bị. Nó liên quan nhiều đến những việc bạn làm trước khi đi và trong kỳ nghỉ cũng như khi bạn về nhà.

Trước khi đi

Trong những ngày hoặc tuần trước chuyến đi, hãy cố gắng hoàn thành bất kỳ nhiệm vụ nào mà bạn biết sẽ khiến bạn căng thẳng kéo dài.

Trong khi bạn đang làm việc đó, hãy lập danh sách các nhiệm vụ ưu tiên bạn cần hoàn thành sau kỳ nghỉ. Điều này sẽ giúp giải phóng tâm trí cho chuyến đi và giúp bạn đạt được năng suất khi ở nhà.

Trong những ngày hoặc tuần trước chuyến đi, hãy cố gắng hoàn thành bất kỳ nhiệm vụ nào mà bạn biết sẽ khiến bạn căng thẳng kéo dài.

Một bước chuẩn bị quan trọng khác là đảm bảo đúng người biết bạn đang dành thời gian để nghỉ ngơi. Điều này rất quan trọng, vì nó sẽ giúp những người muốn liên hệ với bạn biết rằng bạn đang trong kỳ nghỉ và không muốn làm phiền.

Trong kỳ nghỉ

Để tận hưởng toàn bộ lợi ích từ kỳ nghỉ, hãy cố gắng ngắt kết nối khỏi những căng thẳng trong công việc và cuộc sống gia đình. Đi ăn tối mà không cần điện thoại và dành thời gian tham gia các hoạt động mới.

Nếu bạn không thể hoàn toàn tắt điện thoại, hãy cân nhắc sắp xếp thời gian làm việc 30 phút vào buổi sáng và 30 phút vào buổi chiều. Chiến lược này giúp bạn hoàn thành trách nhiệm công việc mà không để chúng chi phối chuyến đi của mình.

Sau kỳ nghỉ

Nếu có thể, hãy lên kế hoạch về nhà một hoặc hai ngày trước khi bạn bắt đầu trở lại với thói quen hàng ngày của mình. Điều này giúp bạn có thêm thời gian để phục hồi, tháo dỡ đồ đạc, giặt giũ, làm việc vặt hoặc dành thời gian cho những người thân yêu.

Bạn cũng không cần phải đặt ra những kỳ vọng thực tế cho chính mình. Hãy hiểu rằng bạn sẽ không bắt kịp mọi thứ ngay lập tức và điều đó không sao cả. Khi bạn cảm thấy phân tán hoặc quá tải, hãy đưa ra danh sách việc cần làm đáng tin cậy của mình.

Trên tất cả, bạn hãy nhớ thở sâu và đều đặn. Bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi định kỳ ngắn trong ngày để xem qua ảnh và hồi tưởng về chuyến đi. Điều này sẽ giúp bạn gắn bó cảm xúc với chuyến đi và giảm bớt lo lắng.

Xem thêm: Cân nặng lúc sinh của trẻ có thể dự đoán nguy cơ mắc 4 vấn đề sức khỏe nghiêm trọng

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/song-tam-ly/tram-cam-sau-chuyen-du-lich-ban-co-cam-giac-trong-rong-cang-thang-sau-ky-nghi-thu-vi-khong-36387/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY