Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Mạo danh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 để bán thuốc, lừa đảo bệnh nhân

(MangYTe) - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 phát đi cảnh báo về tình trạng một số đối tượng với nhiều thủ đoạn tinh vi mạo danh bệnh viện nhằm lừa đảo người bệnh và người nhà người bệnh để trục lợi.

Theo đó, thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng ngày càng tinh vi hơn. Không chỉ mạo danh, sử dụng những danh xưng lập lờ liên quan đến bệnh viện, một loạt fanpage giả mạo vừa được lập ra đã ngang nhiên sao chép và đăng tải lại các bài đăng, logo, ảnh bìa trang fanpage chính thức của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Thậm chí, các trang giả mạo này còn cắt ghép hình ảnh, video về bệnh viện trên các kênh thông tin đại chúng, lồng tiếng quảng cáo cho sản phẩm, hòng tạo niềm tin và lôi kéo người theo dõi trang, từ đó tổ chức kinh doanh các mặt hàng thuốc trái phép.

Đặc biệt, một số đối tượng còn có hành vi chèo kéo, mời chào khách hàng là người bệnh, người nhà người bệnh đi khám tại bệnh viện ngay tại phòng khám thuộc khu khám bệnh của bệnh viện. Theo chân một đối tượng giả danh nhân viên bệnh viện, bệnh viện phát hiện đối tượng này có hành vi chèo kéo khách hàng, lợi dụng lòng tin của người bệnh để bán thuốc (như thuốc đông y, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ…) thậm chí có đối tượng còn giả danh quen một số bác sĩ của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 giới thiệu khách hàng đến các phòng khám để trục lợi bất chính.

Mạo danh bệnh viện để bán thuốc, lừa đảo bệnh nhân

Trước thực trạng đó, bệnh viện khuyến cáo người dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác, tỉnh táo hơn để không bị kẻ xấu lừa đảo, dẫn tới “tiền mất tật mang”.

Câu chuyện mạo danh “Bệnh viện 108”, “bác sĩ viện 108” và các chuyên ngành của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 không còn xa lạ, đã xuất hiện từ lâu như chấn thương chỉnh hình, phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, cơ xương khớp, nội tiết… Nhưng gần đây, các đối tượng đã sử dụng thủ đoạn tinh vi ngay tại khuôn viên của bệnh viện.

Vì vậy, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thông báo, bệnh viện không cung cấp, liên kết kinh doanh bất kỳ sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng nào bằng hình thức trực tuyến (online). Bệnh viện chỉ bán thuốc khi có đơn của bác sĩ tại các nhà thuốc của bệnh viện trong khuôn viên.

Theo quy định pháp luật hành vi mạo danh bệnh viện vi phạm quy định tại khoản 3, Điều 12 Luật Công nghệ thông tin năm 2006 về xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động công nghệ thông tin; giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác và vi phạm điểm n, khoản 3 Điều 102 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Tùy thuộc vào tính chất, hậu quả gây ra, đối tượng vi phạm có thể bị phạt tiền từ 10-20 triệu đồng.

Việc mạo danh bệnh viện còn vi phạm điểm d, khoản 1 Điều 8 - Luật An ninh mạng năm 2018 về việc sử dụng không gian mạng để đưa thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân. Gây thiệt hại, khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ. Xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.

Nếu có đầy đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm theo quy định tại Điều 288 - Bộ luật Hình sự năm 2015 thì chủ thể vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông". Tùy theo mức độ mà người vi phạm có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm.

An Nguyên

Mạng Y Tế
Nguồn: VietQ (https://vietq.vn/mao-danh-benh-vien-trung-uong-quan-doi-108-de-ban-thuoc-lua-dao-benh-nhan-d208098.html)

Tin cùng nội dung

  • (MangYTe) - Cuối năm, nhu cầu sử dụng rượu bia gia tăng trong các buổi tiệc tùng tất niên, đặc biệt những ngày Tết đến xuân về rượu được coi là đồ uống không thể thiếu tại các mâm cỗ và được tiêu thụ nhiều hơn, kéo theo số người say rượu cũng nhiều hơn, có những trường hợp ngộ độc rượu nặng phải cấp cứu.
  • (MangYTe) - Khi mắc COVID-19, người bệnh gặp nhiều triệu chứng như nhức đầu, ho, đau cơ, khó thở, tiêu chảy và đau khớp. Gần đây, giới khoa học tiếp tục chỉ ra thêm một triệu chứng mới liên quan căn bệnh này, đó là rối loạn vị giác hoặc khứu giác (TSD).
  • (MangYTe) - Vào các dịp lễ Tết, lượng rượu bia được tiêu thụ tăng lên đáng kể bởi đây là những loại thức uống không thể thiếu trong những dịp lễ tết hội hè. Tuy nhiên, nếu lạm dụng quá mức sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì vậy, người uống cần lưu ý chừng mực để đảm bảo sức khỏe cho bản thân.
  • (MangYTe) - Hãng dược Pfizer (Mỹ) vừa công bố thỏa thuận sẽ cung ứng Thuốc điều trị COVID-19 dạng uống với giá hợp lý. Do đó, sẽ cho phép 95 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, vốn chiếm tới 53% dân số thế giới, tiếp cận Thuốc điều trị COVID-19 với giá rẻ.
  • (MangYTe) - Hàng loạt sản phẩm kem tắm trắng toàn thân bán trên chợ mạng với nhiều mức giá khác nhau thu hút người mua nhưng chất lượng khó kiểm soát.
  • (MangYTe) - Tại hội thảo trực tuyến Chiến lược phục hồi chuỗi cung ứng công nghiệp nội thất Việt Nam, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, trong 8 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 10,4 tỷ USD, tăng 41% so với cùng kỳ. Riêng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm tăng hơn 45% so với cùng kỳ năm 2020.
  • Người dân hãy cảnh giác, không để các đối tượng mạo danh bác sĩ, mạo danh bệnh viện để L*a đ*o tư vấn, bán Thu*c, cung cấp dịch vụ thu tiền… dễ gây ra những rủi ro đáng tiếc và thiệt hại về sức khỏe lẫn kinh tế.
  • Trong hàng loạt thiết bị y tế liên kết tại Bệnh viện Bạch Mai, có thiết bị chỉ 7,6 tỉ đồng nhưng đã bị các đối tượng kê khống thành 40 tỉ đồng và lấy làm căn cứ thu tiền bệnh nhân để khấu hao.
  • (MangYTe) - Bệnh viện Nhi Trung ương vừa có thông báo, hiện nay, lợi dụng tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, có một số đối tượng không phải cán bộ Bệnh viện Nhi T.Ư nhưng mượn danh bệnh viện để tư vấn, bán Thu*c, thực phẩm chức năng, men vi sinh, khẩu trang, dung dịch diệt khuẩn... nhằm trục lợi.
  • Trong những ngày gần đây, nhiều bệnh viện (BV) lớn của tuyến Trung ương đã liên tục phát đi thông tin cảnh báo đến người dân về tình trạng mạo danh bác sĩ, mạo danh các khoa phòng của bệnh viện để quảng cáo không đúng sự thật, lừa bán thực phẩm chức năng, khám bệnh....
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY