Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Cảnh báo đột quỵ do nhiệt độ giảm sâu

(MangYTe) - Trong những ngày nhiệt độ hạ thấp vừa qua, số lượng bệnh nhân đột quỵ nhập viện tăng đáng kể, kéo theo số ca nặng cũng tăng cao. Trước thực trạng này, các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân cần thường xuyên theo dõi huyết áp khi thời tiết thay đổi...

Nguy cơ bị đột quỵ tăng 80%, đặc biệt khi nhiệt độ xuống dưới 15 độ C và nhiệt độ giảm đột ngột. Các chuyên gia cho rằng, nhiệt độ lạnh có thể làm mạch máu co lại, gây tăng huyết áp và nó cũng có thể làm máu cô đặc lại, dẫn đến hình thành cục máu đông. Trong mùa đông lạnh, nhiều người ngại vận động tập thể thao hơn, cũng có thể là yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Theo thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, trong những ngày nghỉ tết (từ 20/1 đến 27/1), tổng số bệnh nhân vào viện là 1.816 lượt, tăng gấp 2 lần so với các năm trước, trong đó có nhiều trường hợp đột quỵ nặng.

Cụ thể, ngay mùng 1 tết Quý Mão, tại Trung tâm Đột quỵ có 3 ca đột quỵ rất nặng. Trường hợp đầu tiên là nam bệnh nhân (67 tuổi), vào viện vì hôn mê sâu, thở máy do tắc đỉnh động mạch thân nền. Bệnh nhân được can thiệp lấy huyết khối cơ học thành công ngay sau 1 lần kéo, giúp tái thông hoàn toàn.

Bác sĩ BV Bạch Mai điều trị bệnh nhân đột quỵ.

Bệnh nhân thứ hai là nam giới (57 tuổi), vào viện vì liệt nặng nửa người phải, mất khả năng giao tiếp. Phim chụp não của bệnh nhân cho thấy, tình trạng nhồi máu não cấp do huyết khối kéo dài. Bệnh nhân được điều trị tái tưới máu chỉ trong vòng vài phút sau đó.

Trường hợp thứ ba là nam bệnh nhân (70 tuổi) nhập viện trong tình trạng liệt hoàn toàn nửa người phải và mất ý thức do tắc từ động mạch cảnh trong lên não giữa trái. Bệnh nhân này được tiên lượng rất nặng nhưng cả ê-kíp và gia đình đều quyết tâm tới cùng.

Nhờ được cấp cứu và điều trị kịp thời, tình trạng sức khoẻ của hai bệnh nhân 67 tuổi và 57 tuổi được cải thiện rất ngoạn mục, chức năng vận động và giao tiếp gần như trở lại bình thường. Còn tình trạng của bệnh nhân 70 tuổi, theo bệnh viện, cũng có nhiều dấu hiệu khả quan.

PGS. TS Mai Duy Tôn - Giám đốc Trung tâm Đột quỵ (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: “Nhiệt độ lạnh có thể làm mạch máu co lại, gây tăng huyết áp. Thời tiết lạnh cũng có thể làm máu cô đặc lại, nguy cơ dẫn đến hình thành cục máu đông gây đột quỵ”.

Cùng quan điểm, BS. Nguyễn Đặng Khiêm - Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Hữu Nghị cho biết, nhiệt độ giảm sâu nhiều ngày qua có thể làm nặng thêm các bệnh tiềm ẩn, đặc biệt ở người cao tuổi. "Khi thời tiết quá lạnh có thể làm cho hệ thống mạch máu của cơ thể co lại, dẫn tới các cơn tăng huyết áp đột ngột khiến những người lớn tuổi hay người có bệnh lý nền không thể thích nghi, gây xuất huyết não" - bác sĩ Khiêm giải thích.

Để phòng tránh đột quỵ khi trời lạnh, các bác sỹ khuyến cáo, người dân cần thường xuyên theo dõi huyết áp khi thời tiết thay đổi. Ngay khi cơ thể có những thay đổi nhẹ hoặc huyết áp tăng cao bất thường, ngay lập tức liên hệ với bác sĩ để có thể phải kê đơn và điều chỉnh thuốc cho bạn.

Khám bác sĩ định kỳ để kiểm soát các bệnh lý nền thật tốt như: tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý tim mạch,… Tránh tiếp xúc đột ngột với thời tiết lạnh, đặc biệt khi trời lạnh dưới 15 độ C. Mặc quần áo ấm phù hợp khi đi ra ngoài: đội mũ len, đeo găng tay, đi giầy, mặc quần áo ấm.

Duy trì hoạt động thể chất thường xuyên theo ý kiến của bác sĩ. Giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: không ăn mặn, hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol. Không uống rượu và ăn quá nhiều. Tránh căng thẳng, stress quá mức. Không hút thuốc lá, thuốc lào.

An Nguyên

Mạng Y Tế
Nguồn: VietQ (https://vietq.vn/canh-bao-dot-quy-do-nhiet-do-giam-sau-d207664.html)

Tin cùng nội dung

  • (MangYTe) - Mỗi phút trôi qua bệnh nhân bị đột quỵ mất đi 2 triệu tế bào thần kinh, tăng nguy cơ Tu vong. Cấp cứu ngoại viện không chỉ phải chạy đua với thời gian mà còn chịu áp lực lớn từ sự gia tăng số người đột quỵ trong cộng đồng.
  • Đột quỵ là dạng bệnh khá phổ biến, đối với nhóm người trung cao tuổi, nhưng còn nhiều điều ít được đề cập.
  • Dưa hấu là loại quả được nhiều người yêu thích, đặc biệt là vào mùa hè. Ngoài hàm lượng nước dồi dào, dưa hấu còn cung cấp các dưỡng chất giúp phòng ngừa nhiều bệnh nguy hiểm.
  • Các nhà nghiên cứu tại Đại học California, Berkeley nhận thấy rằng, việc ngủ ít ở người cao tuổi, là nguyên nhân dẫn đến việc tăng nguy cơ mất trí nhớ.
  • Tại sao trạng thái tâm lý căng thẳng, lại có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, đặc biệt là liên quan các bệnh về tim mạch và đột quỵ?
  • Tăng huyết áp, lười vận động, béo phì, chế độ ăn uống không hợp lý, hút Thu*c … là những yếu tố hàng đầu gây ra các cơn tai biến mạch máu não (đột quỵ).
  • Trong một tình huống sơ cấp cứu, bạn có thể đối mặt với một nạn nhân bị khó thở. Những chấn động tâm lý có thể gây nên các vấn đề về hô hấp làm ảnh hưởng đến các thành phần của máu, điều đó gây ra hàng lọat những triệu chứng khiến nạn nhân khó chịu. Những T*i n*n có sự va chạm mạnh đến vùng ngực gây ra các vết thương sẽ gây nên sự khó thở nghiêm trọng.
  • Để mang lại cơ hội sống cũng như giảm thiểu di chứng cho người bị đột quỵ (tai biến mạch máu não - viết tắt là: TBMMN), ngoài việc đưa tới đúng chuyên khoa Thần kinh để cấp cứu, việc phát hiện sớm và xử trí nhanh cũng rất quan trọng.
  • Để cải thiện chức năng của nội mô, ngăn chặn sự hình thành khối huyết trong động mạch, tránh tai biến nặng hơn, nhanh hồi phục và giảm bớt sự tiến triển của người bệnh đột quỵ
  • Việc chẩn đoán cơn đột quỵ đang tiến triển là cực kỳ quan trọng, bởi vì cách thức điều trị đột quỵ được quyết định tùy vào kiểu đột quỵ, và trong một số trường hợp, tùy cả vào vị trí của tổn thương não.Những tình trạng bệnh lý khác có các triệu chứng tương tự như đột quỵ và cơn thiếu máu não thoáng qua (transient ischemic attack, TIA) sẽ phải được loại trừ để chấn đoán đột quỵ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY