Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Mất ngủ triền miên, bệnh thêm trầm trọng

Nhiều người gặp phải tình trạng mất ngủ triền miên, khiến sức khỏe suy kiệt, chất lượng sống giảm sút. Theo các chuyên gia y tế, cần xác định được nguyên nhân gây mất ngủ mới cải thiện được giấc ngủ.

Nhiều người gặp phải tình trạng mất ngủ triền miên, khiến sức khỏe suy kiệt, chất lượng sống giảm sút. Theo các chuyên gia y tế, cần xác định được nguyên nhân gây mất ngủ mới cải thiện được giấc ngủ. Ngoài ra, còn có hướng dẫn thực hành từng bước, để tạo thói quen, ngủ được ngon giấc.

Ths.BS Trần Thiện Thắng tư vấn điều trị cho người bị mất ngủ. Ảnh BS cung cấp.

Theo Ths.BS Trần Thiện Thắng, chuyên gia tâm lý Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, mất ngủ có hai dạng chính. Mất ngủ cấp tính thường do các rối loạn tâm lý và sức khỏe tâm thần, như những trường hợp lo âu, trầm cảm, đang đối mặt với các vấn đề căng thẳng trong công việc, cuộc sống. Nhóm thứ hai, mất ngủ mạn tính, là những người chịu đựng tình trạng mất ngủ kéo dài trên 3 tháng, thường liên quan đến vấn đề về sinh học, giới tính, hoặc độ tuổi của người bệnh.

“Mỗi dạng mất ngủ có cách tiếp cận và điều trị khác nhau” - BS Trần Thiện Thắng cho biết. Nhóm cấp tính, điều trị tập trung vào những vấn đề rối loạn của bệnh nhân. Khi đó, mất ngủ chỉ là một trong những triệu chứng của tình trạng lo âu, trầm cảm. Theo đó, người bệnh cần được điều trị tận gốc nguyên nhân gây lo âu, hoặc thay đổi môi trường công việc. Còn nhóm mất ngủ mạn tính, liên quan đến vấn đề sinh học, cần tập trung điều chỉnh nhận thức hành vi của bệnh nhân về giấc ngủ, thay đổi các thói quen sinh hoạt để có giấc ngủ tốt.

Ths.BS Trần Thiện Thắng ghi nhận, nhiều bệnh nhân có những thói quen sai lầm khi gặp phải vấn đề mất ngủ. Người bệnh nghĩ rằng mất ngủ là bệnh lý. Một số tự ý mua Thu*c điều trị mất ngủ, không theo chỉ định của bác sĩ. Điều này dẫn đến việc nghiện Thu*c, kể cả tâm lý lệ thuộc Thu*c, uống Thu*c mới ngủ được. Sai lầm khác mà bệnh nhân thường gặp là khi không ngủ được càng cố gắng ngủ, dành nhiều thời gian nằm trên giường để mong ngủ được. Việc này càng khiến bệnh nhân trở nên khó ngủ vì vô tình thiết lập phản xạ có điều kiện, mỗi khi lên giường người bệnh trở nên lo lắng, suy nghĩ lan man về giấc ngủ và hậu quả của việc này, dẫn đến việc hình thành một “phản xạ có điều kiện”, khiến bệnh nhân ngày càng khó ngủ. Lúc này não ghi dấu về việc “lên giường là lo lắng, suy nghĩ, trằn trọc chứ không phải ngủ”. Chính điều này làm cho việc mất ngủ của người bệnh càng trầm trọng hơn. Một số bệnh nhân tìm đến bác sĩ điều trị, có thể chưa được giải thích rõ ràng về tình trạng bệnh và phác đồ điều trị, khiến bệnh nhân không tuân thủ, tự ngưng Thu*c hoặc tự gia hạn Thu*c, tăng liều hoặc giảm liều, không theo chỉ định của bác sĩ. Nguy hại hơn, có trường hợp bệnh nhân “mượn” toa Thu*c trị bệnh mất ngủ của người khác về uống, có thể ảnh hưởng đến thể trạng riêng hoặc dẫn đến việc nghiện Thu*c.

Chính những sai lầm trong việc điều trị mất ngủ, khiến tình trạng bệnh trầm trọng thêm. Vì thế, theo BS Trần Thiện Thắng, trước hết, cần chẩn đoán chính xác lý do dẫn đến mất ngủ, xuất phát từ các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần hay nguyên nhân thực thể để tập trung điều trị nguyên nhân. Còn với người mất ngủ mạn tính, việc điều trị tập trung vào điều chỉnh hành vi tâm lý kết hợp với sử dụng Thu*c theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Khi tư vấn, điều trị cho bệnh nhân mất ngủ tại Phòng khám tâm lý Cần Thơ, BS Trần Thiện Thắng hướng dẫn người bệnh thực hành luyện tập để cải thiện chất lượng giấc ngủ. Đó là trước giờ đi ngủ khoảng 30 phút, tắt hết các thiết bị điện tử, thực hiện thư giãn bằng nhiều cách như nói chuyện với người thân, nghe một bản nhạc nhẹ nhàng, đi bộ hoặc mát xa cơ thể. Khi nằm xuống ngủ, khoảng 15 - 20 phút mà chưa ngủ được, nên rời khỏi giường, làm một việc tĩnh tại, khoảng 15-20 phút sau, trở lại giường để ngủ. Nếu vẫn không ngủ được, tiếp tục rời khỏi giường và làm việc gì đó một chút, như sắp xếp đồ đạc, nhưng không tốn nhiều sức và cũng không phải là việc của ngày mai. Cứ thực hiện tới lui như vậy nhiều lần, sẽ có lúc người bệnh vào giường là đi vào giấc ngủ ngay. Sau khi ngủ được rồi, đến sáng, vẫn thức dậy đúng giờ, không nên ngủ quá trễ, với tâm lý ngủ bù. Ban ngày, người bệnh cũng cố gắng không ngủ bù và hạn chế tối đa thời gian nằm trên giường. Vì việc nghỉ ngơi, ngủ nhiều ban ngày khiến cơ thể rối loạn nhịp sinh học. Giấc nghỉ trưa chỉ nên khoảng 20 phút, dồn thời gian cho giấc ngủ ban đêm. Ngoài ra, để có giấc ngủ ngon, người bệnh cần thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đều đặn tập thể dục mỗi ngày, hạn chế sử dụng cà phê, trà, chất kích thích vào chiều tối, sẽ gây ảnh hưởng giấc ngủ. “Khi thực hành như thế, người bệnh sẽ dần cải thiện được chất lượng giấc ngủ. Người bị mất ngủ sẽ có thói quen lên giường để ngủ”, BS Thắng chia sẻ.

THU SƯƠNG

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo cần thơ (https://baocantho.com.vn/mat-ngu-trien-mien-benh-them-tram-trong-a134892.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY