Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Mặt tối của Đông Nam Á được tiết lộ trong truyện tranh Malaysia

Sơn La: Bắt đối tượng Gi*t người vì xin M* t*y không được

Chuyến du lịch ám ảnh của nhóm bạn trẻ

Các chuyến đi với các chàng trai có nghĩa là những ngày nghỉ vui vẻ mang đến cơ hội nghỉ ngơi, bứt khỏi cuộc sống hàng ngày. Nhưng đối với họa sĩ truyện tranh Malaysia Arif Rafhan Othman, anh và bạn bè đã nhận được nhiều hơn những gì họ từng dự đoán trước khi họ bắt đầu một hành trình thú vị trên khắp Đông Nam Á 20 năm trước.

Tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, họ được phát tờ rơi đồ họa cảnh báo họ rằng quan hệ T*nh d*c với trẻ em là bất hợp pháp. Lúc đầu họ hoang mang, nhưng họ sớm nhận ra tại sao cảnh báo là cần thiết.

Rafhan và bạn bè của anh ta nhìn thấy một cô gái trẻ bán hoa vuốt ve cánh tay một ông để già gợi ý, cho phép kẻ lạ mặt đụng chạm vào cơ thể cô ta theo một cách xa hơn cả quan hệ gia đình. Khi họ trở về ký túc xá của họ vào tối hôm đó, họ thấy hai cô gái mặc đồ kín đáo - không quá 10 tuổi - đang chờ dưới cột đèn, vì có lẽ chỉ có một lý do.

Hai thập kỷ trôi qua, ký ức vẫn ám ảnh chàng họa sĩ truyện tranh.

"Nhớ lại khoảnh khắc đó vẫn khiến tôi nhói đau", người đàn ông 43 tuổi, bố của 3 đứa trẻ cho biết. "Tất cả những gì tôi thấy là tương lai bị phá hủy. Những đứa trẻ này còn quá nhỏ, và cuộc sống của chúng đã bị hủy hoại bởi những người được gọi là khách du lịch lắm tiền - điều đó thật tàn khốc."

Chính những mặt trái tối tăm của xã hội này này đã khiến Rafhan phải ghi lại hành trình hai năm của mình trên khắp Đông Nam Á trong một cuốn tiểu thuyết đồ họa, mà anh ấy đặt tên ẩn dụ là "Reality B****" (dịch: Thực tế G*i đi*m).

Chuyển tải thành truyện tranh để lan tỏa tình yêu thương

Như những đứa trẻ 20 tuổi ngây thơ mới ra trường, Rafhan và bạn bè muốn tự mình trải nghiệm Đông Nam Á.

"Khi bạn học đại học, tất cả những gì bạn thấy là số liệu thống kê so sánh [Malaysia] với các quốc gia khác", anh nói. "Chúng tôi thấy các nước láng giềng của chúng tôi từ phía bên kia của bức tường, và chúng tôi đã hình thành những phán đoán nhất định về họ."

Kế hoạch ban đầu của nhóm bạn trẻ rất đơn giản: họ chỉ muốn "ăn, mua sắm, thư giãn và cười". Mặc dù họ đã hoàn thành phần lớn điều này - trong cuốn sách, Rafhan kể lại những khoảnh khắc hài hước đen tối như bị ép buộc vào một nhà thổ ở Thái Lan và ngây thơ thử một chiếc bánh "pizza hạnh phúc" của người Hồi giáo được tẩm C*n sa ở Campuchia - Rafhan và bạn bè của anh ta đã không chuẩn bị cho sự khắc nghiệt của Đông Nam Á tồn tại phía những thứ hấp dẫn thức ăn rẻ tiền, bãi biển tuyệt đẹp và người dân địa phương thân thiện.

"Tôi muốn nhắc nhở bản thân và độc giả rằng những thứ này tồn tại", anh ấy nói. "Chúng ta phải chấp nhận sự thật rằng những người nghèo này đang bị đẩy vào đường cùng, và họ là những người Đông Nam Á đồng bào của chúng ta - anh chị em của chúng ta. Đó là một cái tát lớn đối với sự hiểu biết của tôi về thế giới và các nước láng giềng của chúng tôi."

Nhưng chuyến đi không phải toàn một màu u ám. Rafhan cũng nêu chi tiết một số điểm sáng, chẳng hạn như tham gia vào một trò chơi đá "bóng ma" tự phát cùng với hàng trăm người trong một công viên Việt Nam, và được mời tham gia một buổi tập luyện âm nhạc truyền thống của bộ tứ truyền thống ở thành phố Yogyakarta của Indonesia.

Mặc dù thực tế là các sự kiện trong bộ truyện tranh đã diễn ra vào đầu những năm 2000, nhưng Rafhan nhận thức sâu sắc rằng các vấn đề vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến Đông Nam Á ngày nay.

"Ở khu vực Đông Nam Á, chúng ta quá tập trung vào việc trở thành quốc gia phát triển nhất mà chúng ta quên rằng điều này cũng tạo ra những mặt tối xã hội", anh nói.

"Có phải chúng ta sẽ nhắm một mắt trong khi ăn mừng thành công của chúng ta? Và chúng ta sẽ trừng phạt những người này như một giải pháp?".

Rafhan nói rằng mục tiêu của anh không phải là để khiến các quốc gia cảm thấy xấu hổ hay rao giảng đạo đức gì cả. Thay vào đó, anh hy vọng rằng người dân ở Đông Nam Á sẽ dành tình cảm nhiều hơn cho những người hàng xóm kém may mắn của họ.

"Cuốn sách của tôi không phải là tranh luận về những vấn đề này, đó là một câu chuyện thực tế để mọi người cảm nhận và đồng cảm hơn với những người hàng xóm của chúng ta", anh nói.

"Tất cả chúng ta đều phải vật lộn theo một số cách, và mục tiêu của chúng ta trong cuộc sống là như nhau: có một cuộc sống tốt hơn cho bản thân và gia đình."

Vân Trần

Mạng Y Tế
Nguồn: Công luận (https://congluan.vn/mat-toi-cua-dong-nam-a-duoc-tiet-lo-trong-truyen-tranh-malaysia-post86881.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY