Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Mẹ đảm Nghệ An chỉ ra sai lầm ở bữa phụ khi bé lười ăn bữa chính, hóa ra rất nhiều mẹ đều mắc phải!

Sai lầm này của mẹ khiến bé ngày càng lười ăn bữa chính thậm chí bỏ bữa chính.

Bữa ăn không nước mắt luôn là ao ước của tất cả những bà mẹ khi con bước vào một giai đoạn vô cùng quan trọng mang tên ăn dặm. Nỗi lo của những mẹ bỉm sữa là làm sao vừa giúp con ăn ngon, ăn ngoan vừa giúp bé tăng cân đều đặn, phát triển khỏe mạnh.

Từ kinh nghiệm nuôi con của bản thân kết hợp với những kiến thức tìm hiểu từ các bác sĩ dinh dưỡng, sách dinh dưỡng cho bé, chị Duyên Trần (mẹ bé Cam, Nghệ An) đã đúc kết kinh nghiệm khi chăm con thời kỳ biếng ăn.

Bà mẹ chỉ ra sai lầm thường mắc của hội chị em khi cho con ăn dặm.

Chia sẻ về vấn đề nhiều mẹ gặp phải này, mẹ cam nhớ lại: "bé nhà mình vốn là em bé khá hợp tác với mẹ trong việc ăn uống nên hành trình ăn dặm của bé khá thuận lợi. tuy nhiên, cam cũng như các em bé khác không tránh khỏi những giai đoạn biếng ăn khiến mình vô cùng stress. đã chuẩn bị giải pháp cho trường hợp này từ trước nên mình quyết định giảm, cắt bữa phụ của bé để con tìm lại cảm giác thèm ăn và ăn trở lại bữa chính".

Bữa phụ của bé thường có độ ngọt kích thích khả năng ăn uống của trẻ nhưng lại không chưa nhiều chất dinh dưỡng bằng bữa chính.

Chị duyên trần khẳng định, với trẻ 1 tuổi trở lên, bữa chính gồm tinh bột, đạm, chất xơ là vô cùng quan trọng cho sự phát triển của bé

Tuy nhiên, mẹ cam cho hay, rất nhiều bà mẹ có con lười ăn bữa chính lại quyết định tăng lượng thức ăn trong bữa phụ của bé. mẹ bỉm khẳng định, đó là sai lầm hết sức nguy hiểm có thể dẫn đến hệ quả bé ngày càng lười ăn bữa chính, thậm chí bỏ bữa chính.

Điều này bắt nguồn từ tâm lý của chính các mẹ lo con đói, sợ con thiếu chất, muốn con… ăn bù. tuy nhiên, chính việc làm này của mẹ vô hình chung là khiến bé không "đoái hoài" đến bữa chính nữa.

Chị duyên trần lý giải cụ thể: "bữa phụ thường là trái cây, sữa chua, váng sữa,… những món ăn này thường có vị ngọt mát và rất dễ ăn. vì vậy bé thường thích ăn bữa phụ hơn bữa chính. bữa phụ không cung cấp nhiều dinh dưỡng nhưng chứa khá nhiều đường nên lại cung cấp khá nhiều năng lượng. vì vậy bé không có cảm giác đói dẫn đến bữa chính không hiệu quả. bữa chính không hiệu quả, mẹ lại cho bé ăn nhiều bữa phụ để bù vào. điều này tạo ra 1 vòng luẩn quẩn mãi không thoát ra được.

giải pháp mình đưa ra khi bé biếng ăn bữa chính là hãy cắt hẳn bữa phụ cho đến khi bé ăn lại bữa chính, thiếu bữa phụ vài ngày không hề ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. hãy đợi bữa chính bé ăn thật ngon thì mới bắt đầu cho bé ăn trở lại bữa phụ".

Duyên trần (quê nghệ an) là mẹ bỉm sữa được nhiều bà mẹ biết đến và tin tưởng qua những video nấu đồ ăn dặm cho bé, bài chia sẻ kinh nghiệm cho con ăn dặm và nuôi con. chị cũng thường xuyên tạo những chủ đề bàn luận và học hỏi kinh nghiệm về các vấn đề của mẹ và bé.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/me-dam-nghe-an-chi-ra-sai-lam-o-bua-phu-khi-be-luoi-an-bua-chinh-hoa-ra-rat-nhieu-me-deu-mac-phai-20210823170836575.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Bé mới ăn dặm cần những món đơn giản, không làm bé bị dị ứng hay rối loạn tiêu hóa. Bởi vậy, hãy thử những thực phẩm lý tưởng cho tuần đầu ăn dặm dưới đây.
  • Khi trẻ bắt đầu bước sang tuổi ăn dặm, nhiều bậc cha mẹ, nhất là những bà mẹ trẻ sinh con lần đầu rất băn khoăn và lo lắng về chế độ ăn của trẻ. Ăn thế nào để đáp ứng đủ dinh dưỡng cho sự phát triển? Chế biến thế nào cho đúng cách?...
  • Bé yêu của bạn đã đến tuổi ăn dặm nhưng càng háo hức được đưa bé đến với thế giới ẩm thực phong phú bao nhiêu, bạn càng phải cẩn thận bấy nhiêu.
  • Sau giai đoạn bú sữa mẹ hoàn toàn, trẻ cần được ăn bổ sung để cung cấp đủ nhu cầu về năng lượng và dinh dưỡng. Nhưng ăn bổ sung như thế nào cho cân đối, hợp lý để trẻ được phát triển tốt cũng là vấn đề các bậc cha mẹ cần hết sức lưu tâm.
  • Trẻ suy dinh dưỡng SDD thường đi kèm với biếng ăn, trong khi đây lại là đối tượng cần ăn tăng cường hơn những trẻ khác để tạo đà phát triển cho bắt kịp chuẩn tăng trưởng.
  • Khi cai sữa cho trẻ, người mẹ cần chú ý tiến hành từng bước đồng thời với việc tăng thêm thức ăn phụ, giảm thiểu số lần cho con bú,
  • Ăn dặm không đúng cách có thể khiến trẻ trở nên biếng ăn, suy dinh dưỡng. Có nhiều trẻ khi vừa chuyển sang giai đoạn ăn dặm thì bị sụt cân, phát triển không còn tốt như khi ở trong giai đoạn bú mẹ nữa.
  • Theo nghiên cứu mới nhất của Neilsen, người Việt ăn các món ăn nhẹ chủ yếu là để thưởng thức, và tự nhiên là yếu tố quan trọng đầu tiên khi lựa chọn một món ăn. Sau đây là những món ăn nhẹ ngon tự nhiên, tốt cho sức khoẻ, phù hợp với mọi người trong gia đình.
  • Thời gian bắt đầu cần cho trẻ ăn dặm là khi trẻ tròn 6 tháng tuổi. Theo truyền thống người Việt Nam và theo khuyến nghị ăn dặm cho trẻ là bắt đầu ăn dặm bằng bột gạo xay
  • Mỗi ngày ăn 3 bữa cháo với rất nhiều thịt, cá, tôm, cua và các loại củ quả nhưng con chị Trang (Cầu Diễn) hơn 5 tháng không lên được lạng nào. Đưa con đi khám chị té ngửa khi BS kết luận thiếu chất.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY