Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Mẹ Nhật Bản để con 3 tuổi đi chợ một mình: Cách giáo dục đặc biệt ở đất nước mặt trời mọc

Cuốn sách Giáo dục đẹp nhất không có lời gầm thét của tác giả Hữu Giai có viết: Trẻ không có khả năng tự xử lý các vấn đề. Không phải vì chúng không dám làm mà vì không tin tưởng bản thân có thể làm được. Trẻ em vốn không tự sinh ra sự tự tin, đặc biệt càng không thể có nếu cha mẹ không tin tưởng chúng.

Chương trình truyền hình thực tế "First Go" (Bước đi đầu tiên) của Nhật Bản đã tồn tại được 29 năm. Nhân vật trải nghiệm chính trong chương trình là các em bé từ 2-7 tuổi. Chương trình sẽ ghi lại trải nghiệm lần đầu tiên các em ra ngoài một mình, có thể là đến cửa hàng để mua đồ hay mua thức ăn cho gia đình.

01

Nhiệm vụ của cô bé Lili 3 tuổi là tự mình ra ngoài lấy thức ăn được đặt hàng trước đó và chuẩn bị quà cho Ngày của Mẹ - một bó hoa cẩm chướng. Tất nhiên, cô bé đã khóc thút thít và chạy đi tìm cha bởi đây là lần đầu tiên cô bé phải làm như thế.

Để an ủi cô bé, người cha cùng tham gia thử thách đã nhét rất nhiều kẹo vào túi của LiLi và nói "Con phải tiến lên phía trước". Dù không muốn nhưng được cha động viên, Lili cuối cùng cũng can đảm rời đi. Cô bé, thậm chí, đã khóc nấc lên khi quay đầu bước đi. Điều đáng khen nhất là mỗi khi ngừng khóc, cô bé lại lấy một viên kẹo ra ăn như tự thưởng cho mình vậy.

Và nhờ có sự dũng cảm ấy, cô bé đã hoàn thành nhiệm vụ và không quên mua một bó hoa cẩm chướng tặng mẹ. Khi nhìn thấy con gái tay xách nhiều đồ về đúng chỗ hẹn, người cha đã ôm mặt: "Dù thương con nhưng tôi rất muốn cháu có thể tự làm mọi thứ".

Ngôi sao điện ảnh Nhật Bản Rimi Ishihar trong vai trò khách mời khi xem hành trình của Lili trong "First Go" đã thốt lên: "Tôi đã không ngừng khóc khi thấy cô bé 3 tuổi rất can đảm, rất cố gắng để mua hoa tặng mẹ".

Thông qua chương trình này, nhiều ông bố bà mẹ Nhật Bản muốn dạy con tự lập từ sớm thông qua việc dạy từng chút một.

02

Cô bé Satoshi và em trai.

Một em nhỏ 3 tuổi khác sống tại Tokyo cũng đã khiến khán giả vô cùng bất ngờ. Gia đình em có một cửa hàng ăn nhỏ và hằng ngày bố đều yêu cầu con gái cần sắp xếp bát đĩa trong cửa hàng thẳng thớm.

Trong nhiệm vụ đầu tiên của "First Go", cô bé Satoshi đã không hoàn thành. Tuy nhiên, mẹ cô bé không bỏ cuộc và vẫn muốn thử thách tiếp, yêu cầu cô bé đưa em trai 2 tuổi đi cùng. Cũng chính bởi có thêm sự trách nhiệm mà Satoshi mạnh mẽ và dũng cảm hơn. Thậm chí, cô bé còn dỗ em trai đừng khóc và nói "Em thật tuyệt vời".

Mục đích của "First Go" không phải là khuyến khích cha mẹ yêu cầu những cô bé, cậu bé 2-3 tuổi phải đi mua đồ một mình hay những việc khác tương tự, mà là muốn hướng phụ huynh hãy dạy trẻ tự lập, càng sớm càng tốt.

Trong bộ phim tài liệu "Thời thơ ấu của họ" được ghi hình tại nhiều quốc gia trên thế giới, cách giáo dục trẻ độc lập tại Nhật một lần nữa được nhận nhiều lời khen.

03

Cô bé Wakamatsu.

Wakamatsu, một cô bé 4 tuổi, mỗi sáng đều tự thức dậy. Sau đó, cô bé tự làm vệ sinh cá nhân: trèo lên một chiếc ghế nhỏ rồi đánh răng, rửa mặt; cô bé cũng không quên gấp chăn màn và tự mặc đồng phục. Chuẩn bị xong xuôi, cô bé tự tay xách đồ ăn, đồ chơi của mình mà không cần sự trợ giúp của mẹ và sẵn sàng đến trường mẫu giáo.

Mẹ cô bé khá tự hào khi con gái học được nhiều điều từ khi tự làm mọi việc: "Con bé đang cố gắng trở thành người hữu ích nhất trong một ngày". Dường như cách giáo dục của các bậc phụ huynh Nhật Bản gói gọn trong câu "Nuôi dưỡng đứa trẻ 18 tháng giống như 18 tuổi" vậy đấy!

Học cách "buông tay" cũng là một kiểu giáo dục cần được áp dụng đối với bậc làm cha mẹ - một trải nghiệm tuy khó khăn nhưng rất đáng để thử.

Tiên Yên

Mạng Y Tế
Nguồn: CafeBiz (https://cafebiz.vn/me-nhat-ban-de-con-3-tuoi-di-cho-mot-minh-cach-giao-duc-dac-biet-o-dat-nuoc-mat-troi-moc-20200802182903665.chn)

Tin cùng nội dung

  • Con đường lây truyền phổ biến nhất của bệnh tay chân miệng là thông qua đường hô hấp (như hắt hơi, giao tiếp, ho) khiến virus dễ dàng truyền từ người này sang người khác.
  • Con tôi được 6 tháng tuổi. Từ khi thời tiết se se lạnh mặt cháu hay bị nổi sẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu.
  • Đặc trưng của bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirut là trẻ bị tiêu chảy và nôn mửa nhiều lần. Điều đó khiến trẻ dễ bị mất nước, dẫn đến trụy mạch, có thể nguy đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
  • Ngay khi sinh xong về nhà, cha mẹ cần chăm sóc trẻ đúng cách theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Ngoài việc thực hiện đúng giờ giấc cho trẻ bú, thường xuyên tay tã lót cần chú ý cho trẻ ngủ đẫy giấc vì giấc ngủ rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ.
  • Trường học là nơi tập trung đông người nên có thể trở thành môi trường thuận lợi để các dịch bệnh phát sinh và dễ lây lan một số bệnh truyền nhiễm.
  • Nhiễm giun đường ruột là bệnh phổ biến ở nước ta, do khí hậu nóng ẩm, môi trường ô nhiễm, thói quen ăn uống thiếu vệ sinh.
  • Rất nhiều người bệnh sau khi ghép gan thắc mắc không biết sau bao lâu họ có thể tham gia các hoạt động công cộng.
  • Bố tôi thời gian này thường hay quên, không muốn ăn, hay tranh cãi vô cớ mặc dù ông mới 62 tuổi. Vậy tôi xin hỏi bác sĩ có phải bố tôi mắc Alzheimer?
  • Đôi khi ngồi nghĩ lại, nàng thật không thể lí giải nổi sự thay đổi lạ lùng sau đám cưới nơi người chồng của mình…
  • Trong cuốn sách “Giúp con tự lập bằng yêu thương: 66 bài học từ cha mẹ Nhật”, tác giả Sugahara Yuko cho rằng, việc để con tự thức dậy vào mỗi buổi sáng là một bài học dạy con tự lập tuyệt vời cho cha mẹ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY