Bệnh theo mùa hôm nay

Bệnh tay chân miệng: Trẻ bị lây truyền qua đường nào?

Con đường lây truyền phổ biến nhất của bệnh tay chân miệng là thông qua đường hô hấp (như hắt hơi, giao tiếp, ho) khiến virus dễ dàng truyền từ người này sang người khác.
Thấy con nổi một vài nốt ở bàn tay và bàn chân, chị nghĩ rằng con bị ngứa thông thường nên chị H. Thanh (Hoàng Mai, Hà Nội) đưa con đến một hiệu Thu*c tư nhân gần nhà để mua Thu*c. Tại đây, chị H. Thanh, ngỡ ngàng khi người bán Thu*c nói con chị có dấu hiệu bệnh tay chân miệng. Để chắc chắn, chị Thanh đã cho con đến viện khám thì đúng là bé đã bị bệnh tay chân miệng và được kê Thu*c cùng chỉ định điều trị tại nhà.

Khi được hỏi bé có thể bị lây từ trường học hay ở nhà thì ngay cả chị Thanh cũng không biết chính xác bởi gần nhà không có ai bị tay chân miệng, còn ở lớp gửi trẻ cũng không thấy cô giáo nhắc nhở gì.
Bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng lây truyền đường nào?

Bệnh tay chân miệng là một bệnh lây do một nhóm virus đường ruột gây nên, có thể phát triển thành dịch.

Dịch tay chân miệng ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện vào mùa hè và cuối năm, rất dễ lây lan trong môi trường đông người, có thể gây biến chứng co giật, suy hô hấp, phù phổi và nhiều biến chứng nguy hiểm khác nếu không đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.

Bệnh tay chân miệng lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp và đường tiêu hóa.

Virus gây bệnh tồn tại trong nước bọt, dịch hắt hơi, sổ mũi, phân, dịch vỡ bóng nước trên da, niêm mạc... Trẻ hắt hơi, chảy mũi, ngậm mút đồ chơi chung với nhau là con đường lây truyền thuận lợi.

Khi bị phát tán ra ngoài, virus vẫn có thể tồn tại khá lâu trong môi trường nhiệt độ phòng, bám lên đồ dùng, đồ chơi, sàn nhà, ly chén, khăn, quần áo. Nếu một trẻ khỏe mạnh tiếp xúc chung trong môi trường này thì rất dễ bị lây nhiễm.

Bệnh có thể lây trực tiếp và gián tiếp

- Lây trực tiếp: Thông qua đường tiêu hoá khi các bé ăn uống chung hoặc tiếp xúc với dịch tiết từ trẻ mắc bệnh.

- Lây gián tiếp: Qua bàn tay hoặc cầm, nắm vật dụng bị nhiễm virus (thường là đồ chơi, bàn ghế hay tay nắm cửa), sau đó trẻ vô tình cho tay vào miệng.
Bệnh tay chân miệng
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tay chân miệng ở trẻ

Vệ sinh cá nhân kém: Điều này làm tăng cơ hội cho virus xâm nhập vào cơ thể.

Thường xuyên tiếp xúc với nhiều trẻ ở nơi công cộng: Làm tăng nguy cơ mắc bệnh do tính chất truyền nhiễm dễ lây lan.

Sau khi biết được tay chân miệng lây qua đường nào, các bậc phụ huynh có thể chủ động phòng tránh bệnh tay chân miệng cho con yêu.

Trẻ bị bệnh tay chân miệng khi nào hết lây?

Thông thường những vết mụn nước sẽ tự biến mất sau 1-2 tuần. Như vậy gần như là bé đã khỏi bệnh.

Để tránh lây lan bệnh sang người khác, cha mẹ nên cách ly con mình từ 1 tuần đến 10 ngày, bé sẽ khỏe hẳn và khỏi bệnh hoàn toàn, không còn khả năng lây truyền bệnh cho những đối tượng khác.
Theo M. Tuyết - Afamily
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/benh-tay-chan-mieng-tre-bi-lay-truyen-qua-duong-nao-n399236.html)

Tin cùng nội dung

  • Bà Miến có bài Thuốc gia truyền 6 đời, sử dụng các cây dược liệu quý trên rừng chữa khỏi bệnh phù thũng do thận mà y học hiện đại gọi là chứng viêm cầu thận.
  • Bệnh trĩ là bệnh phổ biến ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Tỉ lệ mắc bệnh trĩ tại Việt Nam chiếm khoảng 60% dân số.
  • Em đang điều trị viêm loét dạ dày do HP, đã dùng xong đợt kháng sinh, nhưng em bị sút cân và suy nhược. Vậy em muốn truyền dịch (sinh tố) có được không? Em xin cảm ơn BS.
  • Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY